Nợ ngân hàng bao nhiêu thì bị khởi kiện theo quy định?

20/01/2022
Nợ ngân hàng bao nhiêu thì bị khởi kiện
976
Views

Khi khách hàng vay tiền ngân hàng nhất định phải hoàn thành nghĩa vụ trả nợ theo hợp đồng đã ký kết. Nếu không trả thì sẽ bị ngân hàng khởi kiện ra tòa. Và trong bài viết này Luật sư 247X sẽ đề cập tới việc nợ ngân hàng bao nhiêu thì bị khởi kiện và với thời gian bao lâu. Hi vọng bài viết mang lại những điều bổ ích cho bạn đọc

Căn cứ pháp lý

Bộ luật Dân sự năm 2015

Nợ ngân hàng bao nhiêu thì bị khởi kiện?

Bên vay có nghĩa vụ phải tra tiền cho Bên cho vay, nếu Bên vay không trả nợ thì Bên cho vay có quyền khởi kiện Bên vay ra Tòa án để buộc họ phải trả tiền. Như vậy có thể thấy, pháp luật không quy định về mức tiền để khởi kiện, mà chỉ cần có yêu cầu của Bên khởi kiện (tức ngân hàng) theo đúng trình tự, thủ tục của pháp luật thì Bên vay sẽ bị khởi kiện.

Thông thường, khi Bên vay chưa có đủ điều kiện để trả nợ ngân hàng không tiến hành việc khởi kiện ngay mà sẽ cho Bên vay gia hạn thêm thời gian để trả nợ. Khi quá thời gian Ngân hàng gia hạn thêm nhưng Bên vay vẫn chưa trả được nợ, những khoản nợ này sẽ trở thành nợ xấu.

Nợ tiền ngân hàng bao nhiêu thì bị khởi kiện?

Khi đi vay vốn tất cả lịch sử vay và trả trong suốt quá trình vay sẽ được CIC thu thập dữ liệu và lưu trữ. Dựa vào những thông tin này để ngân hàng và công ty tài chính phân loại nhóm nợ, khách hàng.

Nhóm nợ 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn)

  • Đây là các nhóm nợ nhẹ có thể khắc phục và xóa ngay lập tức. Những người có khoản vay quá hạn dưới 10 ngày sẽ được xếp vào nhóm 1.

Nợ nhóm 2 (Nợ cần chú ý)

  • Khoản vay đã quá hạn từ 10 đến 90 ngày.
  • Khoản nợ đã cơ cấu lại thời gian trả nợ lần đầu.

Nợ nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn)

  • Nhóm nợ có thời gian quá hạn từ 30 đến 90 ngày.
  • Nhóm nợ đã cơ cấu lại thời gian trả nợ lần 1 nhưng lại quá hạn 30 ngày.
  • Khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi suất do mất khả năng chi trả.

Nợ nhóm 4 (Nợ nghi ngờ mất vốn)

  • Nhóm nợ đã quá hạn trả từ 90 đến 180 ngày.
  • Nhóm nợ cơ cấu lại thời gian trả nợ lần 1 nhưng quá hạn từ 30 đến 90 ngày.
  • Cơ cấu lại thời gian trả nợ lần 2.

Nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn)

  • Nhóm nợ quá hạn từ 180 ngày trở lên.
  • Cơ cấu lại thời gian trả nợ lần đầu nhưng qua hạn 90 ngày.
  • Cơ cấu lại thời gian trả nợ lần 2 nhưng vẫn quá hạn.
  • Cơ cấu lại thời gian trả nợ lần 3.

Căn cứ vào tình hình thực tế hiện nay, nợ xấu được chia ra thành 5 mức độ dựa theo thời gian chậm trễ thanh toán khoản vay của khách hàng. Các mức độ nợ xấy được đánh số thứ tự từ 01 đến 05 tương đương với mức nợ xấu tăng dần. Có thể nhận định rằng, mức độ này không phụ thuộc vào số tiền khách hàng vay, mà phụ thuộc vào thời gian chậm trả nợ.

Những khách hàng có mức nợ xấu từ mức 3 trở đi sẽ không được vay vốn tại bất kỳ ngân hàng hay tổ chức tín dụng nào khác cho dù vay nợ dưới bất kể một hình thức nào. Ngoài ra, để có thể xóa thông tin nợ xấu trên Hệ thống của Trung tâm tín dụng Quốc gia, khách hàng cần chờ đợi 60 tháng kể từ ngày hoàn tất mọi khoản nợ. Với những khách hàng nợ xấu nhóm 1, 2 thì thời gian xóa nợ ngắn hơn chỉ 12 tháng.

Trong trường hợp, thời gian chậm trả các khoản nợ của khách hàng vượt quá mức độ 05, trong quá trình Ngân hàng thực hiện việc đòi nợ, Bên vay có thái độ tiêu cực, không hợp tác, và cũng không có ý muốn trả nợ, phía Ngân hàng có quyền thu thập thông tin, tài liệu, chứng cứ gửi Tòa án có thẩm quyền để Tòa án truy tố hành vi vi phạm pháp luật của bên vay, buộc bên vay phải trả lại khoản tiền đã vay cho Ngân hàng.

Nợ ngân hành bị khởi kiện có thể bị xử phạt bao nhiêu năm tù?

Nợ ngân hàng bị khởi kiện nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây sẽ bị xử phạt theo Điều 175 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 về Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản:

Tùy vào từng hành vi mà pháp luật định ra từng khung hình phạt khác nhau cho các hành vi đó. Cụ thể:

– Đối với khung hình phạt cơ bản, mức hình phạt tối thiếu là cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

– Đối với khung hình phạt tăng nặng, có thể phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

– Phạm tội chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm.

– Phạm tội chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm.

– Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Mời bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư X về chủ đề: “Nợ ngân hàng bao nhiêu thì bị khởi kiện”. Chúng tôi hi vọng rằng bài viết có giúp ích được cho bạn.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của Luật sư X về đăng ký bảo hộ logo công ty, hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, các quy định pháp luật về điều kiện thành lập, hợp thức hóa lãnh sự và thủ tục đăng ký mã số thuế cá nhân mới nhất … Hãy liên hệ qua số điện thoại: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Trốn nợ, cố tình không trả tiền ngân hàng bị xử lý thế nào?

Nếu có khả năng trả nợ nhưng không trả mà cố tình dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn thì bên vay có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản quy định tại Điều 175 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017

Có được thế chấp tài sản đang thuê mượn?

Khoản 1 điều 317 Bộ luật Dân sự 2015 quy định, thế chấp tài sản là việc một bên dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên nhận thế chấp. Như vậy, tài sản thế chấp phải thuộc quyền sở hữu của chính người mang đi thế chấp. Tài sản đang thuê, mượn chỉ được thế chấp trong trường hợp chủ sở hữu tài sản đó đồng ý cho người thuê thế chấp. Người thuê không thể tự ý mang thế chấp tài sản đang thuê, mượn.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Dịch vụ Luật Sư

Comments are closed.