Nhượng quyền sáng chế là gì?

27/03/2023
Nhượng quyền sáng chế là gì theo quy định năm 2023
199
Views

Xin chào Luật sư 247, tôi có một quyền sáng chế ra quy trình lấp đặt hệ thống phun thuốc trừ sâu bằng máy bay không người lái, có chức năng giúp người làm nông ko phải tiếp xúc trực tiếp với chất trừ sâu và điểu chỉnh được số lượng thuốc đúng liều lượng thích hợp. Nay tôi nhận được đề nghị về nhượng quyền sáng chế phát minh này. Vậy nhượng quyền sáng chế là gì theo quy định hiện nay? Xin được tư vấn.

Chào bạn, cảm ơn vì câu hỏi của bạn và để giải đáp thắc mắc hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu qua bài viết sau nhé.

Căn cứ pháp lý

Nhượng quyền sáng chế là gì theo quy định?

Theo khoản 12 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi, bổ sung năm 2009, Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên.

Sáng chế được bảo hộ độc quyền dưới hình thức cấp Bằng độc quyền sáng chế hoặc Bằng độc quyền giải pháp hữu ích.

Chuyển nhượng Sáng chế là việc chủ sở hữu Sáng chế chuyển giao quyền sở hữu của mình cho tổ chức, cá nhân khác. Việc chuyển nhượng Sáng chế phải được thực hiện dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản (gọi là hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp).

Quyền sử dụng đối với sáng chế đang được bảo hộ

Căn cứ theo các điểm d, đ khoản 2 Điều 125 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp trong đó có chủ sở hữu sáng chế không có quyền cấm người khác thực hiện hành vi thuộc các trường hợp sau đây:

“d) Sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp do người có quyền sử dụng trước thực hiện theo quy định tại Điều 134 của Luật này;

đ) Sử dụng sáng chế do người được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thực hiện theo quy định tại Điều 145 và Điều 146 của Luật này;“

Như vậy, không chỉ có chủ sở hữu sáng chế mới có quyền sử dụng một sáng chế đang bảo hộ với mục đích thương mại, ngoài chủ sở hữu thì còn có các đối tượng khác có quyền sử dụng một sáng chế đang được bảo hộ với mục đích thương mại. Cụ thể:

Một là, sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp do người có quyền sử dụng trước thực hiện theo quy định tại Điều 134 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi, bổ sung năm 2009:

“1. Trường hợp trước ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên (nếu có) của đơn đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp mà có người đã sử dụng hoặc chuẩn bị các điều kiện cần thiết để sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp đồng nhất với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp trong đơn đăng ký nhưng được tạo ra một cách độc lập (sau đây gọi là người có quyền sử dụng trước) thì sau khi văn bằng bảo hộ được cấp, người đó có quyền tiếp tục sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp trong phạm vi và khối lượng đã sử dụng hoặc đã chuẩn bị để sử dụng mà không phải xin phép hoặc trả tiền đền bù cho chủ sở hữu sáng chế, kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ.

Việc thực hiện quyền của người sử dụng trước sáng chế, kiểu dáng công nghiệp không bị coi là xâm phạm quyền của chủ sở hữu sáng chế, kiểu dáng công nghiệp.

  1. Người có quyền sử dụng trước sáng chế, kiểu dáng công nghiệp không được phép chuyển giao quyền đó cho người khác, trừ trường hợp chuyển giao quyền đó kèm theo việc chuyển giao cơ sở sản xuất, kinh doanh nơi sử dụng hoặc chuẩn bị sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp. Người có quyền sử dụng trước không được mở rộng phạm vi, khối lượng sử dụng nếu không được chủ sở hữu sáng chế, kiểu dáng công nghiệp cho phép.”

Trong trường hợp này, quyền sử dụng trước đối với sáng chế được đặt ra để giải quyết tình huống trong thực tế, đó là có nhiều người bắt tay vào nghiên cứu và tìm ra các giải pháp kỹ thuật để giải quyết một vấn đề nhưng không phải bất kỳ ai cũng nộp đơn đăng ký yêu cầu bảo hộ tại cơ quan có thẩm quyền do họ không am hiểu về thủ tục pháp luật hoặc do sở thích hoặc vì bất kỳ một lý do nào khác, trong khi đó lại có người nộp đơn bảo hộ cho cùng một sáng chế, kiểu dáng công nghiệp của họ và được ghi nhận là chủ sở hữu. Chính vì vậy, nhằm bảo đảm được các quyền lợi cho những người độc lập nghiên cứu ra sáng chế mà không được ghi nhận là chủ sở hữu thì pháp luật quy định người này có quyền tiếp tục sử dụng tiếp sáng chế đó mà không phải xin phép hoặc trả tiền đền bù cho chủ sở hữu sáng chế, kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ. Điều kiện để được áp dụng quyền sử dụng trước sáng chế gồm:

Thứ nhất, phải có hành vi sử dụng của người sử dụng trước diễn ra trên thực tế, nghĩa là họ đang trực tiếp khai thác sáng chế, kiểu dáng công nghiệp.

Thứ hai, việc sử dụng hoặc triển khai chuẩn bị sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp phải diễn ra trước ngày công bố đơn đăng ký yêu cầu bảo hộ.

Thứ ba, sáng chế kiểu dáng công nghiệp mà người sử dụng trước đưa vào khai thác được tạo ra một cách độc lập với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp của chủ sở hữu được bảo hộ.

Hai là, sử dụng sáng chế do người được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thực hiện theo quy định tại Điều 145 và Điều 146 của Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi, bổ sung năm 2009. Theo đó, việc sử dụng sáng chế sẽ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thực hiện những trường hợp này không phải xin phép chủ sở hữu, mà cơ quan nhà nước sẽ chuyển giao quyền sử dụng sáng chế cho tổ chức, cá nhân khác sử dụng để đảm bảo tính ứng dụng thực tế của sáng chế.

Chuyển nhượng bằng sáng chế có được xem là chuyển giao công nghệ không?

Nhượng quyền sáng chế là gì theo quy định năm 2023
Nhượng quyền sáng chế là gì theo quy định năm 2023

Theo Điều 5 Luật Chuyển giao công nghệ 2017 quy định về các hình thức chuyển giao công nghệ như sau:

  • Chuyển giao công nghệ độc lập.
  • Phần chuyển giao công nghệ trong trường hợp sau đây:
  • Dự án đầu tư;
  • Góp vốn bằng công nghệ;
  • Nhượng quyền thương mại;
  • Chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ;
  • Mua, bán máy móc, thiết bị quy định tại điểm d khoản 1 Điều 4 của Luật này.
  • Chuyển giao công nghệ bằng hình thức khác theo quy định của pháp luật.
  • Việc chuyển giao công nghệ quy định tại khoản 1 và điểm b khoản 2 Điều này phải được lập thành hợp đồng; việc chuyển giao công nghệ tại các điểm a, c, d và đ khoản 2 và khoản 3 Điều này được thể hiện dưới hình thức hợp đồng hoặc điều, khoản, phụ lục của hợp đồng hoặc của hồ sơ dự án đầu tư có các nội dung quy định tại Điều 23 của Luật này.

Theo đó, chuyển nhượng bằng sáng chế được xem như chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ nên thuộc một trong các hình thức chuyển giao công nghệ.

Hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển nhượng bằng sáng chế gồm những gì?

Căn cứ khoản 9 Điều 1 Thông tư 18/2011/TT-BKHCN, được bổ sung bởi điểm a Khoản 39 Điều 1 Thông tư 16/2016/TT-BKHCN quy định Hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp như sau:

Hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp gồm 01 bộ tài liệu sau đây:

  • 02 bản Tờ khai đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp, làm theo mẫu 01-HĐCN quy định tại Phụ lục D của Thông tư này;
  • 01 bản hợp đồng (bản gốc hoặc bản sao được chứng thực theo quy định); nếu hợp đồng làm bằng ngôn ngữ khác tiếng Việt thì phải kèm theo bản dịch hợp đồng ra tiếng Việt; hợp đồng có nhiều trang thì từng trang phải có chữ ký xác nhận của các bên hoặc đóng dấu giáp lai;
  • Bản gốc văn bằng bảo hộ;
  • Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu về việc chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp, nếu quyền sở hữu công nghiệp tương ứng thuộc sở hữu chung;
  • Giấy ủy quyền (nếu nộp hồ sơ thông qua đại diện);
  • Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ).
  • Đối với hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, ngoài các tài liệu nêu trên, cần có thêm các tài liệu sau đây:
  • Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể, quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận của Bên nhận chuyển nhượng theo quy định tại Điều 105 của Luật Sở hữu trí tuệ;
  • Tài liệu chứng minh quyền nộp đơn của bên nhận chuyển nhượng đối với nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 87 của Luật Sở hữu trí tuệ

Trong trường hợp này, Cục Sở hữu trí tuệ thẩm định lại yêu cầu về quyền nộp đơn và quy chế sử dụng nhãn hiệu. Người nộp đơn phải nộp phí thẩm định đơn ngoài các khoản phí, lệ phí đối với hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp theo quy định.

Sau khi chuẩn bị xong hồ sơ bạn gửi hồ sơ đến Cục sở hữu trí tuệ để được tiếp nhận và giải quyết.

Nhượng quyền sáng chế không cần được sự đồng ý của người nắm độc quyền sử dụng sáng chế

Trong các trường hợp sau đây, quyền sử dụng sáng chế được chuyển giao cho tổ chức, cá nhân khác sử dụng theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà không cần được sự đồng ý của người nắm độc quyền sử dụng sáng chế:

Việc sử dụng sáng chế nhằm mục đích công cộng, phi thương mại, phục vụ quốc phòng, an ninh, phòng bệnh, chữa bệnh, dinh dưỡng cho nhân dân hoặc đáp ứng các nhu cầu cấp thiết của xã hội;
Người nắm độc quyền sử dụng sáng chế không thực hiện nghĩa vụ sử dụng sáng chế quy định tại khoản 1 Điều 136 và khoản 5 Điều 142 của Luật SHTT sau khi kết thúc bốn năm kể từ ngày nộp đơn đăng ký sáng chế và kết thúc ba năm kể từ ngày cấp Bằng độc quyền sáng chế;
Người có nhu cầu sử dụng sáng chế không đạt được thỏa thuận với người nắm độc quyền sử dụng sáng chế về việc ký kết hợp đồng sử dụng sáng chế mặc dù trong một thời gian hợp lý đã cố gắng thương lượng với mức giá và các điều kiện thương mại thỏa đáng;
Người nắm độc quyền sử dụng sáng chế bị coi là thực hiện hành vi hạn chế cạnh tranh bị cấm theo quy định của pháp luật về cạnh tranh.

Mời bạn xem thêm bài viết

Khuyến nghị

Luật sư X tự hào là hệ thống công ty Luật cung cấp các dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Với vấn đề trên, công ty chúng tôi cung cấp dịch vụ đăng ký bảo hộ thương hiệu đảm bảo hiệu quả với chi phí hợp lý nhằm hỗ trợ tối đa mọi nhu cầu pháp lý của quý khách hàng, tránh các rủi ro phát sinh trong quá trình thực hiện.

Thông tin liên hệ

Luật sư 247 sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Nhượng quyền sáng chế là gì theo quy định năm 2023” hoặc các dịch vụ khác liên quan như là tư vấn pháp lý về tư vấn ly hôn thuận tình Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833102102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.

Hoặc các kênh sau:
FaceBook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Đối tượng không được bảo hộ sáng chế?

Điều 59 Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi, bổ sung 2009, nêu rõ các đối tượng sau đây không được bảo hộ với danh nghĩa sáng chế bao gồm:
– Phát minh, lý thuyết khoa học, phương pháp toán học;
– Sơ đồ, kế hoạch, quy tắc và phương pháp để thực hiện các hoạt động trí óc, huấn luyện vật nuôi, thực hiện trò chơi, kinh doanh; chương trình máy tính;
– Cách thức thể hiện thông tin;
– Giải pháp chỉ mang đặc tính thẩm mỹ;
– Giống thực vật, giống động vật;
– Quy trình sản xuất thực vật, động vật chủ yếu mang bản chất sinh học mà không phải là quy trình vi sinh;
– Phương pháp phòng ngừa, chẩn đoán và chữa bệnh cho người và động vật.

Tại sao phải đăng ký sáng chế?

Đăng ký sáng chế mang lại nhiều lợi ích cho chủ sở hữu như sau:
Bằng chứng về quyền sở hữu hợp pháp đối với sáng chế trong một tranh chấp về quyền sở hữu.
Tránh xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ nếu bên nào có dấu hiệu xâm phạm.
Bồi thường đối với tất cả các vi phạm của bên thứ ba
Liên kết với các bên khác để thực hiện các phát minh nhằm sản xuất các sản phẩm vì lợi ích thương mại.
Làm cho công ty của bạn trở nên hấp dẫn đối với các nhà đầu tư và đối tác
Cho phép người khác sử dụng sáng chế để sản xuất miễn phí.
Được độc quyền sở hữu và sử dụng sáng chế trên toàn lãnh thổ Việt Nam.

Ai có quyền đăng ký bằng độc quyền sáng chế?

Điều 86 Luật Sở hữu trí tuệ đã quy định cụ thể những cá nhân, tổ chức sau đây có quyền đăng ký bảo hộ sáng chế:
Tác giả tạo ra sáng chế bằng công sức và chi phí của mình.
Tổ chức, cá nhân đầu tư kinh phí, phương tiện vật chất cho tác giả dưới hình thức giao việc, thuê việc, trừ trường hợp có thoả thuận khác và thỏa thuận đó không trái với quy định.
Sáng chế được tạo ra do sử dụng cơ sở vật chất – kỹ thuật, kinh phí từ ngân sách nhà nước do Chính phủ quy định quyền đăng ký sáng chế.
Trường hợp nhiều tổ chức, cá nhân cùng nhau tạo ra hoặc đầu tư để tạo ra sáng chế thì các tổ chức, cá nhân đó đều có quyền đăng ký và phải được tất cả các tổ chức, cá nhân đó đồng ý.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Sở hữu trí tuệ

Comments are closed.