Quy định về những loại xe nào phải đăng ký kinh doanh vận tải mới cho phép hoạt động? Tại sao phải đăng ký kinh doanh vận tải? Nếu không đăng ký kinh doanh giao thông vận tải thì bị mức phạt như thế nào? Một số vấn đề xoay quanh đăng ký kinh doanh vận tải sẽ được giải đáp trong tư vấn của Luật sư 247 một cách cụ thể và chi tiết.
Những xe nào phải đăng ký kinh doanh vận tải
Đối với những loại xe hoạt động kinh doanh vận tải phải đảm bảo việc đăng ký. Căn cứ quy định tại Khoản 1, 2, 3 Điều 3 Nghị định 86/2014/NĐ-CP thì:
- Kinh doanh vận tải bằng xe ô tô là việc sử dụng xe ô tô vận tải hàng hóa, hành khách trên đường bộ nhằm mục đích sinh lợi; bao gồm kinh doanh vận tải thu tiền trực tiếp và kinh doanh vận tải không thu tiền trực tiếp.
- Kinh doanh vận tải thu tiền trực tiếp là hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, trong đó đơn vị kinh doanh vận tải cung cấp dịch vụ vận tải và thu cước phí vận tải trực tiếp từ khách hàng.
- Kinh doanh vận tải không thu tiền trực tiếp là hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, trong đó đơn vị kinh doanh vừa thực hiện công đoạn vận tải, vừa thực hiện ít nhất một công đoạn khác trong quá trình từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc dịch vụ và thu cước phí vận tải thông qua doanh thu từ sản phẩm hoặc dịch vụ đó.
Lưu ý: Đối với những loại xe chưa được gắn phù hiệu trước khi Nghị định 86/2014/NĐ-CP có hiệu lực thì việc gắn phù hiệu được thực hiện theo lộ trình như sau:
- Trước ngày 01 tháng 7 năm 2015 đối với xe buýt, xe đầu kéo kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc kinh doanh vận tải;
- Trước ngày 01 tháng 01 năm 2016 đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa có trọng tải thiết kế từ 10 tấn trở lên;
- Trước ngày 01 tháng 7 năm 2016 đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa có trọng tải thiết kế từ 07 tấn đến dưới 10 tấn;
- Trước ngày 01 tháng 01 năm 2017 đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa có trọng tải thiết kế từ 3,5 tấn đến dưới 07 tấn;
- Trước ngày 01 tháng 7 năm 2018 đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa có trọng tải thiết kế dưới 3,5 tấn.
Trình tự xin cấp phép cho xe kinh doanh vận tải
Hồ sơ cấp giấy phép kinh doanh vận tải
Đối với doanh nghiệp, hợp tác xã
- Giấy đề nghị cấp Giấy phép (theo mẫu);
- Bản sao công chứng Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
- Bản sao công chứng văn bằng, chứng chỉ của người trực tiếp điều hành vận tải;
- Bản sao hoặc bản chính Quyết định thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ của bộ phận quản lý, theo dõi các điều kiện về an toàn giao thông (áp dụng đối với doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, vận tải hành khách bằng xe buýt, vận tải hành khách bằng xe taxi, vận tải hàng hóa bằng công-ten-nơ, vận tải hành khách sử dụng hợp đồng điện tử)
Đối với hộ kinh doanh
- Giấy đề nghị cấp Giấy phép (theo mẫu);
- Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Trình tự thủ tục cấp giấy phép kinh doanh vận tải bằng ô tô
- Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép (01 bộ) được gửi đến Sở Giao thông vận tải;
- 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ. Trường hợp cần phải sửa đổi, bổ sung hồ sơ, cơ quan cấp phép thông báo cho đơn vị trong vòng 03 ngày kể từ ngày nộp đủ hồ sơ.
- Trường hợp có thay đổi về điều kiện kinh doanh liên quan đến nội dung trong Giấy phép, đơn vị kinh doanh phải nộp hồ sơ về sự thay đổi đó để được cấp lại Giấy phép.
- Sau khi có giấy phép đơn vị xin cáp phù hiệu cho các xe kinh doanh
Xin phù hiệu xe hợp đồng
Xin phù hiệu xe hợp đồng là một thủ tục cần thiết để đảm bảo an toàn cũng như thực hiện đúng quy định pháp luật Tuy nhiên thủ tục xin phù hiệu xe hợp đồng khá phức tạp.
Điều kiện xin phù hiệu xe hợp đồng
- Phải có giấy phép kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô theo hợp đồng.
- Xe hợp đồng cần lắp thiết bị giám sát hành trình .
- Xe hợp đồng cần đăng kiểm theo đúng quy định của pháp luật.
Tại sao phải đăng ký xe kinh doanh vận tải?
Căn cứ khoản 2 Điều 3 Nghị định 10/2020/NĐ-CP: Kinh doanh vận tải bằng xe ô tô là việc thực hiện ít nhất một trong các công đoạn chính của hoạt động vận tải (trực tiếp điều hành phương tiện, lái xe hoặc quyết định giá cước vận tải) để vận chuyển hành khách, hàng hóa trên đường bộ nhằm mục đích sinh lợi.
Bên cạnh đó, điều kiện sử dụng ôtô vào mục đích kinh doanh vận tải đã được quy định tại khoản 1 Điều 67 Luật Giao thông đường bộ 2008 như sau:
1. Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Đăng ký kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo quy định của pháp luật;
b) Bảo đảm số lượng, chất lượng và niên hạn sử dụng của phương tiện phù hợp với hình thức kinh doanh; phương tiện kinh doanh vận tải phải gắn thiết bị giám sát hành trình của xe theo quy định của Chính phủ;
c) Bảo đảm số lượng lái xe, nhân viên phục vụ trên xe phù hợp với phương án kinh doanh và phải có hợp đồng lao động bằng văn bản; nhân viên phục vụ trên xe phải được tập huấn nghiệp vụ kinh doanh vận tải, an toàn giao thông; không được sử dụng người lái xe đang trong thời kỳ bị cấm hành nghề theo quy định của pháp luật;
d) Người trực tiếp điều hành hoạt động vận tải của doanh nghiệp, hợp tác xã phải có trình độ chuyên môn về vận tải;
đ) Có nơi đỗ xe phù hợp với quy mô của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh, bảo đảm yêu cầu về trật tự, an toàn, phòng, chống cháy nổ và vệ sinh môi trường.
Sử dụng ôtô để vận chuyển hành khách, hàng hóa nhằm sinh lợi đều thuộc phạm vi của xe kinh doanh. Bất kể tần suất hoạt động ít hay nhiều đều nằm trong phạm vi phải đăng ký kinh doanh.
Mức xử phạt đối với xe không đăng ký kinh doanh vận tải
Căn cứ quy định tại khoản 7 Điều 28 Nghị định 100/2019 về xử phạt những hành vi vi phạm quy định về vận tải đường bộ, dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ, phạt tiền từ 7-10 triệu đồng đối với cá nhân, từ 14-20 triệu đồng đối với tổ chức kinh doanh vận tải, dịch vụ hỗ trợ vận tải thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
– Kinh doanh vận tải bằng xe ôtô mà không có Giấy phép kinh doanh vận tải theo quy định;
– Thực hiện không đúng hình thức kinh doanh đã đăng ký trong Giấy phép kinh doanh vận tải…
Ôtô kinh doanh phải gắn phù hiệu
Cũng theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều 7 Nghị định 10/2020/NĐ-CP, xe ôtô kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng cần phải tuân thủ 1 số điều như sau:
– Phải có phù hiệu “XE HỢP ĐỒNG” và được dán cố định phía bên phải mặt trong kính trước của xe; phải được niêm yết các thông tin khác trên xe.
– Phải được niêm yết (dán cố định) cụm từ “XE HỢP ĐỒNG” làm bằng vật liệu phản quang trên kính phía trước và kính phía sau xe; với kích thước tối thiểu của cụm từ “XE HỢP ĐỒNG” là 06 x 20 cm…
Ngoài ra, khi vận chuyển hành khách, ngoài các giấy tờ phải mang theo của Luật Giao thông đường bộ, lái xe còn phải thực hiện các quy định sau (trừ trường hợp thực hiện hợp đồng vận chuyển phục vụ đám tang, đám cưới):
– Mang theo hợp đồng vận chuyển bằng văn bản giấy của đơn vị kinh doanh vận tải đã ký kết;
– Mang theo danh sách hành khách có dấu xác nhận của đơn vị kinh doanh vận tải;
Bên cạnh việc dán phù hiệu, trước ngày 31.12.2021, xe kinh doanh vận tải bắt buộc phải đổi sang biển vàng, nếu không sẽ bị phạt hành chính ở mức 8 triệu đồng.
Mời bạn xem thêm
- Hồ sơ xin cấp phù hiệu xe ô tô kinh doanh vận tải?
- Thủ Tục Thành Lập Doanh Nghiệp Vận Tải Năm 2022
- Hoạt động vận tải khách du lịch dưới nước ở Huế chú ý những gì?
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Những xe nào phải đăng ký kinh doanh vận tải”. Nếu quý khách có nhu cầu tư vấn về lĩnh vực hình sự, kinh doanh thương mại, hôn nhân gia đình; dịch vụ đổi tên giấy khai sinh; lập công ty Hà Nội, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự…; mời quý khách hàng liên hệ đến Luật sư 247 để được tiếp nhận. Liên hệ hotline: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Để phân biệt với các loại xe không kinh doanh vận tải thì các loại xe kinh doanh vận tải đều được đăng ký, cấp phù hiệu, biển kiểm soát có màu vàng và phải gắn thiết bị theo dõi hành trình (tùy trường hợp) tuy nhiên cũng có một số đơn vị kinh doanh lại không thực hiện mà vẫn kinh doanh vận tải kiếm lời là vi phạm quy định pháp luật.
Căn cứ khoản 2 Điều 3 Nghị định 10/2020/NĐ-CP cũng quy định: kinh doanh vận tải là việc thực hiện ít nhất một trong các công đoạn chính của hoạt động vận tải (trực tiếp điều hành phương tiện, lái xe hoặc quyết định giá cước vận tải) để vận chuyển hành khách, hàng hóa trên đường bộ nhằm mục đích sinh lợi.
Kinh doanh vận tải không thu tiền trực tiếp là hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, trong đó đơn vị kinh doanh vừa thực hiện công đoạn vận tải, vừa thực hiện ít nhất một công đoạn khác trong quá trình từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc dịch vụ và thu cước phí vận tải thông qua doanh thu từ sản phẩm hoặc dịch vụ đó