Trong cuộc sống muôn hình; muôn vẻ có rất nhiều tình huống mới phát sinh nên việc dự liệu các quy phạm pháp luật là hết sức cần thiết. Liên quan đến vấn đề phân chia di sản thừa kế theo pháp luật; tại Bộ luật dân sự năm 2015 đã nêu ra các trường hợp phát sinh khi chia di sản thừa kế theo pháp luật. Đồng thời cũng đưua ra phương pháp giải quyết cho các trường hợp đó?
Vậy có bao nhiêu trường hợp mới phát sinh khi chia di sản thừa kế theo pháp luật? Cụ thể các trường hợp đó được giải quyết như thế nào? Cùng Luật sư 247 tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Căn cứ pháp lý
Bộ luật dân sự năm 2015
Mục đích
Chia di sản thừa kế theo pháp luật nhằm bảo vệ quyền thừa kế của những người có quyền hưởng thừa kế; trong trường hợp không được định đoạt theo ý chí của người để lại di sản trong di chúc.
Tại Điều 662 Bộ luật dân sự năm 2015 đã đưa ra giải pháp giải quyết cho 02 trường hợp có thể phát sinh; đó là có người thừa kế mới hoặc người thừa kế bị bác bỏ quyền thừa kế.
Các trường hợp mới phát sinh chia di sản thừa kế
Có người thừa kế mới
Khái niệm
Người thừa kế mới được hiểu là sau khi di sản được phân chia mới xuất hiện người thừa kế này.
Phân loại
- Trước hết phải kể đến trường hợp những người thừa kế dành lại một suất di sản cho người thừa kế cùng hàng đã thành thai trước khi người đề lại di sản chết được sinh ra và còn sống sau khi người để lại di sản chết, nhưng sau đó lại xảy ra sự kiện sinh đôi hoặc sinh ba.
- Trường hợp khác đó là trường hợp bản án. Quyết định của Tòa án xác nhận một người là cha, mẹ, con của người đã chết nhưng bản án, quyết định này có hiệu lực sau thời điểm phân chia di sản thừa kế.
Giải pháp
Trong những trường hợp này, theo quy định tại khoản 1 Điều 662 Bộ luật dân sự năm 2015, hướng xử lý như sau:
+ Không thực hiện việc phân chia di sản bằng hiện vật nhưng những người đã nhận di sản phải thanh toán cho người thừa kế mới khoản tiền tương ứng với phần di sản của người đó tại thời điểm chia thừa kế theo tỷ lệ tương ứng với phần di sản đã nhận.
+Những người thừa kế có thể thỏa thuận với nhau theo phương thức nhất định nhưng không được trái với pháp luật và đạo đức xã hội
Người thừa kế bị bác bỏ quyền thừa kế
Khái niệm
Người thừa kế bị bác bỏ quyền thừa kế dược hiểu là người sau khi phân chia di sản họ mới được xác định là không có quyền hưởng di sản.
NTK bị bác bỏ quyền thừa kế có thể là người nhận di sản theo di chúc; hoặc theo pháp luật.
Phân loại
- Trường hợp đã phân chia di sản; mà có người thừa kế bị bác bỏ quyền thừa kế thì người đó phải tra lại di sản; hoặc thanh toán một khoản tiền tương đương với giá trị di sản được hưởng tại thời điểm chia thừa kế; cho những người thừa kế. Trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
- Người bị bác bỏ quyền thừa kế được xác định trong trường hợp họ không có quyền hưởng thừa kế do vi phạm khoản 1; Điều 621 Bộ luật dân sự 2015; hoặc có thể xảy ra trong trường hợp người thừa kế theo di chúc đã nhận di sản thừa kế được chia; nhưng sau đó phần di chúc liên quan đến người này bịn xác định là vô hiệu.
- NTK đã nhận di sản; mà sau đó bị bác bỏ quyền thừa kế khi người này phải trả lại di sản; hoặc thanh toán khoản tiền tương đương với giá trị di sản được hưởng tại thời điểm chia thừa kế cho những NTK; hoặc phương thức trả lại được xác định theo sự thỏa thuận của những NTK; và người bị bác bỏ quyền thừa kế.
Giải pháp
Phần di sản mà NTK bị bác bỏ quyền thừa kế; khi hoàn trả sẽ được chia cho những người thừa kế; trong cùng hàng có quyền hưởng di sản.
Trường hợp NTK theo di chúc đã nhận phần di sản nhưng sau đó bị bác bỏ quyền thừa kế; do phần di chúc liên quan đến người này bị vô hiệu; thì người bị bác bỏ có nghĩa vụ thanh toán như đã nếu ở trên; và phần di sản này được chia theo pháp luật cho những NTK theo hàng có quyền hưởng thừa kế.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về nội dung “Những trường hợp mới phát sinh khi chia di sản thừa kế theo pháp luật”. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư ; hãy liên hệ 0833102102.
Mời bạn đọc tham khảo:
Trích lục khai tử và giấy chứng tử khác nhau thế nào?
Xác nhận tình trạng hôn nhân, xác nhận tình trạng độc thân
Câu hỏi liên quan
Điều 623 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định thì, thời hiệu là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, từ thời điểm mở thừa kế.
Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó.
Con nuôi được hưởng thừa kế nhà đất từ cha mẹ nuôi theo pháp luật và theo di chúc nếu trong di chúc của cha, mẹ nuôi có chỉ định con nuôi được hưởng thừa kế.
NTK có quyền từ chối nhận di sản, trừ khi việc từ chối này nhằm để trốn tránh nghĩa vụ tài sản của mình.
Việc hưởng di sản thừa kế theo pháp luật chỉ xảy ra nếu không có di chúc, di chúc không hợp pháp và các nguyên do khác phát sinh từ người thừa kế.