Những lưu ý khi thiết kế nhãn hiệu mới nhất năm 2021

31/08/2021
Những lưu ý khi thiết kế nhãn hiệu
664
Views

Một doanh nghiệp có thể có nhiều nhãn hiệu dùng cho nhiều loại hàng hóa, thị trường khác nhau. Nhưng nhãn hiệu thành công; được sử dụng lâu năm; chiếm lĩnh được thị trường và được người tiêu dùng tín nhiệm cần được tập trung phát huy. Do đó, để có được một nhãn hiệu tốt; khi thiết kế nhãn hiệu bạn cần phải lưu ý những điểm tránh hoặc không nên sử dụng. Để có một nhãn hiệu hoàn hảo hơn hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Căn cứ pháp lý

Luật sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2019

Nội dung tư vấn

Những lưu ý khi thiết kế nhãn hiệu

Khi thiết kế nhãn hiệu; bạn cần chú ý đến 02 yếu tố là: tên thương mại và dấu hiệu nhận biết khác của nhãn hiệu

Tên thương mại

Tên thương mại là tên gọi của tổ chức, cá nhân sử dụng trong hoạt động kinh doanh; dùng để nhận biết và phân biết chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với các chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực.

Tên thương mại phải chưa thành phần tên riêng; trừ trường hợp đã được biết đến rộng rãi. Không được trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thương mại mà tổ chức khác đã sử dụng trước trong cùng lĩnh vực, khu vực kinh doanh.

Không thuộc các trường hợp như: sử dụng tên gọi của các cơ quan hành chính, các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp hoặc các chủ thể không liên quan tới hoạt động kinh doanh.

Ngoài ra, những tên thương mại có thêm từ “tân”, “cựu”, “mới” trước; hoặc sau các tên thương mại đã có trước đó cũng không đáp ứng yêu cầu của tên thương mại.

Các dấu hiệu nhận biết khác

Khi thiết kế nhãn hiệu bạn có thể sử dụng thành phần phân biệt trong tên thương mại để làm nhãn hiệu. Coi đó là nhãn hiệu cơ bản; sau đó tiếp tục tạo nên nhãn hiệu liên kết.

Bạn có thể dùng chữ, hình ảnh hoặc kết hợp cả hai để dễ gây chú ý, dễ nhớ, dễ truyền tải thông điệp của mình và dễ phổ cập đối với khách hàng.

Đồng thời, phải đảm bảo không trùng, không tương tự với nhãn hiệu của doanh nghiệp khác. Do đó, khi lên ý tưởng bạn phải kiểm tra, đối chiếu lại trước để tránh mất thời gian.

Dâu hiệu bị trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với dấu kiểm tra, dấu bảo hành của cơ quan Nhà nước, trùng với quốc huy, quốc kỳ, ảnh lãnh tụ.

Bạn không được sử dụng các dấu hiệu không có khả năng phân biệt, bị cấm như: mô tả hàng hóa, hình vẽ diễn tả hàng hóa; tên gọi thông thường; chỉ dẫn phương pháp sản xuất; số lượng, chất lượng chủng loại, nguồn gốc sản phẩm hàng hóa. Dấu hiệu làm sai lệch, gây nhầm lẫn, lừa dỗi về chất lượng, công dụng.

Nhãn hiệu không chỉ cần chuẩn , đúng mà còn phải đẹp, độc đáo, gây ấn tượng, thiện cảm nổi bật, đặc biệt đới với đối tượng mà sản phẩm hướng đến.

Hi vọng bài viết “Những lưu ý khi thiết kế nhãn hiệu?” hữu ích đối với quý bạn đọc!

Nếu còn thắc mắc hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, thương hiệu trọn gói; hãy liên hệ với Luật sư 247; với số hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Nhãn hiệu là gì?

Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân khác nhau. Nhãn hiệu phải được đăng ký và được Cục sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ là Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu. Việc thiết kế nhãn hiệu cũng vô cùng quan trọng khi kinh doanh sản phẩm, hàng hóa đó.

Phạm vi bảo hộ tên thương mại như thế nào?

Tên thương mại sẽ được bảo hộ trong phạm vi khu vực kinh doanh. Ngoài ra, tùy thuộc vào danh tiếng, uy tín thì tên thương mại đó còn có thể được bảo hộ trên phạm vi cả nước hoặc ra cả nước ngoài.

Đặt tên thương mại tương tự với công ty khác được không?

Việc đặt tên thương mại tương tự với công ty khác là không được. Vì nếu đặt tương tự có thể gây nhầm lẫn với công ty khác; và nếu đặt tương tự khi bạn thực hiện thủ tục bảo hộ thì chắc chắn Cục sở hữu trí tuệ cũng sẽ không chấp nhận đơn đăng ký đó của bạn.

Chủ doanh nghiệ có những quyền sở hữu công nghiệp nào với tên thương mại của mình?

Chủ doanh nghiệp sẽ có những quyền: Quyền sử dụng tên thương mại vào mục đích kinh doanh như để xưng danh, thể hiện trn giấy tờ giao dịch, biển hiệu, quảng cáo, bao bì. Quyền chuyển giao theo hợp đồng, thừa kế cho người khác với điều kiện việc chuyển giao cùng toàn bộ cơ sở và hoặt động kinh doanh duwois tên thương mại đó. Quyền sở hữu công nghiệp khi chủ sở hữu còn duy trì hoạt động.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Sở hữu trí tuệ

Để lại một bình luận