Đối tượng gặp khó khăn do Covid-19 được hỗ trợ như thế nào?

28/01/2022
Đối tượng gặp khó khăn do Covid-19 được hỗ trợ như thế nào?
858
Views

Năm 2021 có lẽ là 1 năm quá tàn khốc đối với nhiều người khi đại dịch kéo đến; số ca bệnh lây nhiễm luôn ở trong tình trạng tăng cao; tình trạng báo động trên toàn Thế giới. Đại dịch đã đẩy nhiều người vào hoàn cảnh khó khăn; không có công ăn việc làm. Trước thực tế đó; Chính phủ đã đưa ra những phương án hỗ trợ cho người gặp khó khăn. Bạn có nằm trong số đó? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu về Đối tượng gặp khó khăn do Covid-19 được hỗ trợ như thế nào?

Căn cứ pháp lý

  • Nghị quyết 68 của Chính phủ
  • Nghị quyết số 126

Nội dung tư vấn

Đối tượng gặp khó khăn do Covid-19 được hỗ trợ như thế nào?

Những chính sách chung

Sở Lao động – Thương binh và Xã hội của 63 tỉnh; thành phố đã giải ngân 21.890 tỷ đồng theo Nghị quyết 68 của Chính phủ và Quyết định 23 của Thủ tướng Chính phủ. Với số tiền đã được giải ngân; mỗi đối tượng gặp khó khăn do dịch trung bình đã được thanh toán hơn 900.000 đồng/người. Các địa phương có tổng kinh phí hỗ trợ cao là Bình Dương; Hà Nội, Đồng Nai và Bà Rịa-Vũng Tàu.

Nguồn hỗ trợ các đối tượng được lấy từ kết dư Quỹ bảo hiểm Thất nghiệp; theo thông tin từ Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội; đã có 428.894 lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp và 111.212 người đã dừng tham gia với tổng số tiền hỗ trợ là 1.251 tỷ đồng. Tổng số tiền đã chi trả là 999,5 tỷ đồng cho 425.117 người lao động.

Để hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng do dịch; Thủ tướng Chính phủ đã ban hành 5 quyết định xuất cấp tổng cộng 137.090 tấn gạo hỗ trợ cho hơn 2,41 triệu hộ với gần 9,14 triệu nhân khẩu tại 31 tỉnh; thành phố trên cả nước.

Đối tượng gặp khó khăn do Covid-19 được hỗ trợ như thế nào?
Hình ảnh minh họa.

Ngoài các chính sách hỗ trợ của Trung ương; các địa phương cần tiếp tục nghiên cứu, đề xuất các chính sách hỗ trợ đặc thù, phù hợp với điều kiện của địa phương; để có thêm nguồn hỗ trợ cho người dân có hoàn cảnh khó khăn và công nhân lao động nhằm đảm bảo cho người dân duy trì cuộc sống. Đề cao công tác giám sát, đánh giá việc rà soát, lập danh sách; phê duyệt và chi trả hỗ trợ, đảm bảo việc thực thi chính sách công khai, dân chủ, minh bạch; tạo sự đồng thuận, thống nhất cao trong nhận thức và hành động; không để xảy ra trường hợp trục lợi chính sách.

Những nỗ lực khôi phục kinh tế

Cùng với việc thực hiện các chính sách an sinh xã hội; Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cũng đã và đang nỗ lực thực hiện các giải pháp khôi phục và phát triển thị trường lao động bị ảnh hưởng do dịch Covid-19.

Lực lượng lao động quý 3 năm 2021 được thống kê là 49,1 triệu người, giảm 2 triệu người so với quý trước và giảm 2,2 triệu người so với cùng kỳ năm 2021. Trong quý 3; thu nhập bình quân tháng của người lao động chỉ còn 5,2 triệu đồng/người/tháng, giảm 877.000 đồng so với quý trước và giảm 606.000 đồng so với cùng kỳ năm 2020.

Chính phủ đang xây dựng chương trình phục hồi nền kinh tế. Với đề án xây dựng kế hoạch phục hồi thị trường lao động của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội có khớp nối với chương trình chung của Chính phủ. Trong đó, kế hoạch của ngành lao động hướng mạnh vào 3 việc: Giữ chân người lao động; thu hút người lao động đã về quê quay trở lại; đào tạo, phát triển thêm lực lượng lao động bổ sung cho những lĩnh vực, ngành nghề, khu vực có nhu cầu rất cao cho khôi phục phát triển kinh tế.

Điều kiện, hồ sơ, trình tự, thủ tục để người khó khăn do Covid-19 được nhận hỗ trợ

Ngày 24/4, Thủ tướng đã ban hành Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg; hướng dẫn rõ điều kiện, hồ sơ, trình tự, thủ tục để người khó khăn do Covid-19 được nhận hỗ trợ; cụ thể như sau:

1. Đối với người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động hoặc nghỉ việc không hưởng lương

Người lao động được hỗ trợ khi có đủ các điều kiện sau:

  • Thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương trong thời hạn của hợp đồng lao động; từ một tháng liên tục trở lên tính từ ngày 1/4 đến hết ngày 30/6; và thời điểm bắt đầu tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương từ ngày 1/4 đến ngày 1/6.
  • Đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc tính đến thời điểm ngay trước khi tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động hoặc nghỉ việc không hưởng lương.
  • Làm việc tại các doanh nghiệp không có doanh thu hoặc không còn nguồn tài chính để trả lương do ảnh hưởng bởi Covid-19.      

Hồ sơ, trình tự, thủ tục:

  • Hồ sơ đề nghị theo Phụ lục kèm theo Quyết định số 15.
  • Doanh nghiệp lập Danh sách người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ không hưởng lương bảo đảm điều kiện nêu trên; đề nghị tổ chức công đoàn cơ sở (nếu có) và cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận Danh sách này.
  • Trong 3 ngày làm việc; kể từ ngày nhận được Danh sách theo đề nghị của doanh nghiệp; cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận việc tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động và gửi doanh nghiệp.
  • Doanh nghiệp gửi hồ sơ đề nghị đến UBND cấp huyện nơi đặt trụ sở. Trong 3 ngày làm việc; kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ; UBND cấp huyện thẩm định, trình Chủ tịch UBND cấp tỉnh. Trong 2 ngày làm việc; kể từ ngày nhận đủ hồ sơ; Chủ tịch UBND cấp tỉnh ban hành quyết định phê duyệt Danh sách và kinh phí hỗ trợ; đồng thời chỉ đạo thực hiện chi trả hỗ trợ.

2. Đối với người lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp

Người lao động được hỗ trợ kinh phí khi có đủ các điều kiện sau:

  • Có giao kết hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc trước thời điểm ngày 1/4; và đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
  • Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc trong khoảng thời gian từ ngày 1/4 đến hết ngày 15/6; nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định; không có thu nhập hoặc có thu nhập thấp hơn mức chuẩn cận nghèo theo quy định tại Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg.

Hồ sơ, trình tự, thủ tục

  • Hồ sơ đề nghị theo Phụ lục kèm theo Quyết định số 15.
  • UBND cấp xã rà soát và xác nhận mức thu nhập; tổng hợp danh sách trình UBND cấp huyện.
  • UBND cấp huyện thẩm định; trình Chủ tịch UBND cấp tỉnh trong 2 ngày làm việc.
  • Chủ tịch UBND cấp tỉnh phê duyệt danh sách hỗ trợ và kinh phí hỗ trợ; đồng thời chỉ đạo thực hiện chi trả hỗ trợ trong 3 ngày làm việc. Trường hợp không phê duyệt; Chủ tịch UBND cấp tỉnh trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Mời bạn xem thêm:

3. Đối với người lao động không có giao kết hợp đồng lao động bị mất việc làm

Người lao động không có giao kết hợp đồng lao động bị mất việc làm; được hỗ trợ khi có đủ các điều kiện sau:

  • Mất việc làm và có thu nhập thấp hơn mức chuẩn cận nghèo quy định tại Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg; trong thời gian từ ngày 01/4/2020 đến ngày 30/6/2020.
  • Cư trú hợp pháp tại địa phương.
  • Thuộc lĩnh vực phi nông nghiệp, làm một trong những công việc sau: bán hàng rong, buôn bán nhỏ lẻ không có địa điểm cố định; thu gom rác, phế liệu; bốc vác, vận chuyển hàng hóa; lái xe mô tô 2 bánh chở khách, xe xích lô chở khách; bán lẻ xổ số lưu động; tự làm hoặc làm việc tại các hộ kinh doanh trong lĩnh vực ăn uống, lưu trú, du lịch, chăm sóc sức khỏe.

Căn cứ điều kiện và tình hình thực tế; UBND cấp tỉnh quyết định các đối tượng được hỗ trợ khác ngoài các đối tượng nêu trên từ nguồn ngân sách địa phương và các nguồn huy động hợp pháp khác.

Nguồn kinh phí hỗ trợ người bán lẻ xổ số lưu động được bảo đảm từ các nguồn tài chính hợp pháp của các công ty xổ số kiến thiết và được hạch toán vào chi phí theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.

Hồ sơ, trình tự, thủ tục

  • Hồ sơ đề nghị theo Phục lục kèm theo Quyết định số 15; gửi UBND cấp xã sau ngày 15 hằng tháng. Trường hợp người lao động có nơi thường trú và tạm trú không trong phạm vi một tỉnh; nếu đề nghị hưởng hỗ trợ tại nơi thường trú; thì phải có xác nhận của UBND cấp xã nơi tạm trú về việc không đề nghị hưởng các chính sách theo Quyết định số 15 và ngược lại.
  • Trong 5 ngày làm việc; UBND cấp xã tổ chức rà soát và lập danh sách người lao động đủ điều kiện hưởng hỗ trợ với sự tham gia giám sát của đại diện các tổ chức chính trị – xã hội và công khai với cộng đồng dân cư; niêm yết công khai danh sách người lao động đề nghị hỗ trợ trong hai ngày làm việc; tổng hợp danh sách người lao động đủ điều kiện gửi UBND cấp huyện.
  • Trong hai ngày làm việc; UBND cấp huyện thẩm định; trình Chủ tịch UBND cấp tỉnh.
  • Chủ tịch UBND cấp tỉnh phê duyệt danh sách hỗ trợ và kinh phí hỗ trợ; đồng thời chỉ đạo thực hiện chi trả hỗ trợ trong 3 ngày làm việc. Trường hợp không phê duyệt, Chủ tịch UBND cấp tỉnh trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ tư vấn của Luật Sư X. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, giải thể công ty tnhh 1 thành viên, tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty,  giấy phép bay flycamxác nhận độc thânđăng ký nhãn hiệu,  …. của luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:

FB: www.facebook.com/luatsux

Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux

Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp?

–  Điều kiện 1: Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ  các trường hợp sau đây;
– Điều kiện 2: Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp đủ;
– Điều kiện 3: Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp tại trung tâm dịch vụ việc làm;
– Điều kiện 4: Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ, trừ 1 số trường hợp.

Địa phương đã có chính sách hỗ trợ, nhưng vẫn chưa được nhận phải làm sao?

Anh/ chị có thể lên ủy ban nhân dân xã/ phường nơi cư trú để được giải đáp thắc mắc nhé!

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.