Nhờ người thân lấy hộ căn cước công dân có được không?

09/09/2022
879
Views

Xin chào Luật sư! Tôi mới làm lại căn cước gắn chip và đã có lịch hẹn đến lấy. Tuy nhiên, hôm đó tôi phải đi công tác ở miền Bắc. Tôi muốn hỏi luật sư có thể nhờ người thân lấy hộ căn cước công dân được hay không? Mong luật sư sớm phản hồi để giải đáp thắc tôi. Xin cảm ơn!

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư . Chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc của bạn trong bài viết sau đây. Mong bạn tham khảo.

Căn cứ pháp lý

Quy định về thẻ căn cước công dân

Căn cước công dân là gì?

Theo khoản 1 Điều 3 Luật Căn cước công dân 2014, căn cước công dân là thông tin cơ bản về lai lịch, nhận dạng của công dân theo quy định của Luật này.

Thẻ Căn cước công dân được hiểu một cách đơn giản là một loại giấy tờ tùy thân chính của công dân Việt Nam, trong đó phải ghi rõ và có đầy đủ thông tin cá nhân của công dân.

Thông tin trên căn cước công dân

 Theo khoản 1 Điều 18 Luật Căn cước công dân 2014, thẻ Căn cước công dân gồm thông tin sau đây:

  • Mặt trước thẻ có hình Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; dòng chữ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Độc lập – Tự do – Hạnh phúc; dòng chữ “Căn cước công dân”; ảnh, số thẻ Căn cước công dân, họ, chữ đệm và tên khai sinh, ngày, tháng, năm sinh, giới tính, quốc tịch, quê quán, nơi thường trú; ngày, tháng, năm hết hạn;
  • Mặt sau thẻ có bộ phận lưu trữ thông tin được mã hóa; vân tay, đặc điểm nhân dạng của người được cấp thẻ; ngày, tháng, năm cấp thẻ; họ, chữ đệm và tên, chức danh, chữ ký của người cấp thẻ và dấu có hình Quốc huy của cơ quan cấp thẻ.
Nhờ người thân lấy hộ căn cước công dân
Nhờ người thân lấy hộ căn cước công dân

Giá trị sử dụng của thẻ Căn cước công dân

Theo Điều 20 Luật Căn cước công dân 2014, giá trị sử dụng của thẻ Căn cước công dân là:

  • Thẻ Căn cước công dân là giấy tờ tùy thân của công dân Việt Nam có giá trị chứng minh về căn cước công dân của người được cấp thẻ để thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam.
  • Thẻ Căn cước công dân được sử dụng thay cho việc sử dụng hộ chiếu trong trường hợp Việt Nam và nước ngoài ký kết điều ước hoặc thỏa thuận quốc tế cho phép công dân nước ký kết được sử dụng thẻ Căn cước công dân thay cho việc sử dụng hộ chiếu trên lãnh thổ của nhau.
  • Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền được yêu cầu công dân xuất trình thẻ Căn cước công dân để kiểm tra về căn cước và các thông tin quy định tại Điều 18 của Luật này; được sử dụng số định danh cá nhân trên thẻ Căn cước công dân để kiểm tra thông tin của người được cấp thẻ trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và cơ sở dữ liệu chuyên ngành theo quy định của pháp luật.
    • Khi công dân xuất trình thẻ Căn cước công dân theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền đó không được yêu cầu công dân xuất trình thêm giấy tờ khác chứng nhận các thông tin quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều này.
  • Nhà nước bảo hộ quyền, lợi ích chính đáng của người được cấp thẻ Căn cước công dân theo quy định của pháp luật.

Trình tự, thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân

Theo Điều 11 Thông tư 59/2021/TT-BCA, trình tự cấp thẻ Căn cước công dân được quy định như sau:

  • Công dân đến cơ quan Công an có thẩm quyền tiếp nhận đề nghị cấp thẻ Căn cước công dân nơi công dân thường trú, tạm trú để yêu cầu được cấp thẻ Căn cước công dân.
  • Cán bộ Công an nơi tiếp nhận đề nghị cấp thẻ Căn cước công dân thu nhận thông tin công dân: Tìm kiếm thông tin công dân trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; lựa chọn loại cấp và mô tả đặc điểm nhân dạng; thu nhận vân tay; chụp ảnh chân dung; in phiếu thu nhận thông tin căn cước công dân, Phiếu thu thập thông tin dân cư (nếu có), Phiếu cập nhật, chỉnh sửa thông tin dân cư (nếu có) cho công dân kiểm tra, ký và ghi rõ họ tên; thu lệ phí theo quy định; cấp giấy hẹn trả kết quả giải quyết.
  • Thu lại Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân đang sử dụng trong trường hợp công dân làm thủ tục chuyển từ Chứng minh nhân dân sang thẻ Căn cước công dân, đổi thẻ Căn cước công dân.
  • Tra cứu tàng thư căn cước công dân để xác minh thông tin công dân (nếu có).
  • Xử lý, phê duyệt hồ sơ cấp thẻ Căn cước công dân.
  • Trả thẻ Căn cước công dân và kết quả giải quyết cấp thẻ Căn cước công dân. Trường hợp công dân đăng ký trả thẻ Căn cước công dân đến địa chỉ theo yêu cầu thì cơ quan Công an lập danh sách, phối hợp với đơn vị thực hiện dịch vụ chuyển phát để thực hiện và công dân phải trả phí theo quy định.

Nhờ người thân lấy hộ căn cước công dân

Trong trường hợp không tự lấy thẻ căn cước công dân thì có thể ủy quyền cho người thân đi lấy hộ căn cước công dân.

Theo quy định tại Điều 134 Bộ Luật dân sự 2015 thì đại diện đươc quy định như sau:

  • Đại diện là việc cá nhân, pháp nhân (sau đây gọi chung là người đại diện) nhân danh và vì lợi ích của cá nhân hoặc pháp nhân khác (sau đây gọi chung là người được đại diện) xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.
  • Cá nhân, pháp nhân có thể xác lập, thực hiện giao dịch dân sự thông qua người đại diện. Cá nhân không được để người khác đại diện cho mình nếu pháp luật quy định họ phải tự mình xác lập, thực hiện giao dịch đó.
  • Trường hợp pháp luật quy định thì người đại diện phải có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập, thực hiện.

Tại Khoản 1 Điều 138 Bộ Luật dân sự 2015 cũng quy định cá nhân, pháp nhân có thể ủy quyền cho cá nhân, pháp nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự. Có thể tự soạn thảo Hợp đồng hoặc Giấy ủy quyền hoặc yêu cầu Công chứng viên soạn thảo theo mẫu. Sau khi tự đọc lại và được Công chứng viên giải thích rõ quyền, nghĩa vụ thì hai bạn ký vào Hợp đồng hoặc Giấy ủy quyền trước mặt công chứng viên. Công chứng viên sẽ chứng nhận Hợp đồng hoặc Giấy ủy quyền của bạn theo quy định của pháp luật.

Trường hợp không thể đi cùng nhau đến một tổ chức hành nghề công chứng để thực hiện ủy quyền thì tại Khoản 2 Điều 55 Luật công chứng 2014 có quy định:

  • Trong trường hợp bên ủy quyền và bên được ủy quyền không thể cùng đến một tổ chức hành nghề công chứng thì bên ủy quyền yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng nơi họ cư trú công chứng hợp đồng ủy quyền; bên được ủy quyền yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng nơi họ cư trú công chứng tiếp vào bản gốc hợp đồng ủy quyền này, hoàn tất thủ tục công chứng hợp đồng ủy quyền.

Hợp đồng hoặc giấy ủy quyền có chứng nhận của công chứng viên sẽ là căn cứ để người thân có thể thay mặt và nhân danh bạn đi lấy căn cước công dân tại cơ quan công an.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư X về chủ đề Nhờ người thân lấy hộ căn cước công dân“. Chúng tôi hi vọng rằng bài viết có giúp ích được cho độc giả. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của Luật sư X về thay đổi họ tên cha trong giấy khai sinh, thủ tục đăng ký logo, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam, đăng ký lại khai sinh có yếu tố nước ngoài, giấy phép sàn thương mại điện tử, giấy phép sàn thương mại điện tử, đổi tên đệm trong giấy khai sinh, đổi tên căn cước công dân, đổi tên giấy khai sinh Hồ Chí Minh, bảo hộ logo thương hiệu, tạm ngừng doanh nghiệp, ngừng kinh doanh, xin trích lục quyết định ly hôn, trích lục hồ sơ đất đai, mua giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, đăng ký làm lại giấy khai sinh online… Hãy liên hệ qua số điện thoại:  0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Làm thẻ Căn cước công dân mất bao nhiêu tiền?

Theo Điều 4 Thông tư 59/2019/TT-BTC, mức thu lệ phí được quy định như sau:
– Công dân chuyển từ Chứng minh nhân dân 9 số, Chứng minh nhân dân 12 số sang cấp thẻ Căn cước công dân: 30.000 đồng/thẻ Căn cước công dân.
– Đổi thẻ Căn cước công dân khi bị hư hỏng không sử dụng được; thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên; đặc điểm nhân dạng; xác định lại giới tính, quê quán; có sai sót về thông tin trên thẻ; khi công dân có yêu cầu: 50.000 đồng/thẻ Căn cước công dân.
– Cấp lại thẻ Căn cước công dân khi bị mất thẻ Căn cước công dân, được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật quốc tịch Việt Nam: 70.000 đồng/thẻ Căn cước công dân.

Bao nhiêu tuổi thì được cấp thẻ Căn cước công dân?

Theo khoản 1 Điều 19 Luật Căn cước công dân 2014, công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi được cấp thẻ Căn cước công dân.

Đi lấy thẻ Căn cước công dân cần mang theo giấy tờ gì?

Theo đại diện cơ quan công an, để nhận thẻ, người dân chỉ cần đưa giấy hẹn, sổ hộ khẩu và giấy ủy quyền (nếu có).

4.9/5 - (10 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.