Nhiệm vụ, quyền hạn của công an xã theo pháp luật hiện hành

26/10/2021
Nhiệm vụ, quyền hạn của công an xã theo pháp luật hiện hành
941
Views

Chào Luật sư. Gần đây, xã tôi có một đổi mới lực lượng công an xã. Tôi thấy các đồng chí công an đều là công an chính quy. Vậy, nhiệm vụ, quyền hạn của công an xã theo pháp luật hiện hành có những điểm nào đáng chú ý? Hi vọng Luật sư giải đáp. Tôi xin cảm ơn!

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến chúng tôi. Luật sư 247 xin phép giải đáp thắc mắc của bạn như sau:

Căn cứ pháp lý

Pháp lệnh Công an xã năm 2008

Nghị định số 27/2010/NĐ-CP

Nội dung tư vấn

Công an xã là gì?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Pháp lệnh Công an xã năm 2008:

Công an xã được hiểu là một trong những lực lượng thuộc hệ thống tổ chức của Công an nhân dân; và được xác định là lực lượng vũ trang bán chuyên trách; là lực lượng cơ sở đóng vai trò nòng cốt trong việc đấu tranh phòng chống tội phạm; giữ vững an ninh trật tự. an toàn xã hội, bảo vệ an ninh Tổ Quốc trên địa bàn xã, phường, thị trấn.

Chức năng của công an xã

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Pháp lệnh Công an xã năm 2008, Công an xã có các chức năng sau:

  • Tham mưu cho cấp chính quyền địa phương cấp xã (cấp ủy Đảng, Ủy ban nhân dân cùng cấp) về công tác đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn toàn xã, nhằm mục đích đề ra được những chủ trương; chính sách; biện pháp phù hợp với nội dung bảo vệ an ninh trật tự trên địa bàn.
  • Quản lý về công tác an ninh – trật tự, phổ biến, nắm bắt và thực hiện các biện pháp phòng chống tội phạm; xác minh, tiếp cận và hỗ trợ điều tra các vi phạm pháp luật về an ninh trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn xã.

Nhiệm vụ, quyền hạn của công an xã

Căn cứ theo quy định tại Điều 9 Pháp lệnh Công an xã năm 2008, được hướng dẫn bởi Chương 2 Thông tư 12/2010/TT-BCA, Công an xã có những nhiệm vụ, quyền hạn như sau:

Đảm bảo trật tự an ninh khu vực

Tiếp cận, nắm bắt tình hình an ninh, trật tự trên địa bàn xã; đồng thời tiếp nhận các tin báo, tin tố giác về tội phạm; phân loại, xử lý các vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội. Đồng thời, trên cơ sở đó, đề xuất những chủ trương, chính sách, biện pháp đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn.

Là lực lượng nòng cốt trong việc xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; tuyên truyền, phổ biến các chủ trương chính sách pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội; kiểm tra, đôn đốc, vận động người dân thực hiện đúng các quy định về đấu tranh phòng chống tội phạm, chính sách pháp luật trên địa bàn.

Đấu tranh phòng chống tội phạm

Tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp xã, phối hợp thực hiện việc quản lý, giáo dục những đối tượng bị hình phạt quản chế, bị phạt cải tạo không giam giữ, người được hưởng án treo cư trú tại địa phương, quản lý người sau cai nghiện ma túy, người chấp hành án phạt tù hay người được đặc xá phải bị quản chế thêm.

Phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội; bảo vệ tài sản, tính mạng của tổ chức, cá nhân, đảm bảo an ninh trên địa bàn toàn xã.

Phối hợp bắt giữ người phạm tội bị bắt quả tang, kiểm tra, thu thập giấy tờ tùy thân, vũ khí, hung khí, tang vật trong vụ việc bắt quả tang; bảo vệ hiện trường, cấp cứu nạn nhân, điều tra sơ bộ, báo cáo cho cơ quan có thẩm quyền điều tra xác minh. Đồng thời, tổ chức truy tìm, bắt người vi phạm pháp luật lẩn trốn trên địa bàn; và dẫn người bị bắt lên cơ quan công an cấp trên trực tiếp (cụ thể Công an quận, huyện).

Quản lý hành chính, đảm bảo trật tự xã hội

Quản lý cư trú; chứng minh nhân dân và các giấy tờ đi lại khác trên địa bàn toàn xã; đồng thời giải quyết các thủ tục hành chính về cư trú như đăng ký tạm trú; đăng ký hộ khẩu; chuyển hộ khẩu…. Công an cấp xã có quyền kiểm tra hành chính và thực hiện việc tuần tra kiểm soát an ninh trong địa bàn xã phường, thị trấn

Quản lý vật liệu nổ, vũ khí, công cụ hỗ trợ; thực hiện các quy định về phòng cháy chữa cháy; bảo vệ môi trường; kiểm tra, quản lý an ninh trật tự đối với một số hoạt động kinh doanh có yêu cầu về quản lý trật tự trên địa bàn phạm vi xã theo sự phân cấp của cơ quan có thẩm quyền.

Xử phạt hành chính đối với những hành vi vi phạm pháp luật thuộc thẩm quyền của Công an xã; lập hồ sơ để đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đối với người vi phạm pháp luật trên địa bàn xã theo quy định của pháp luật.

Hỗ trợ công tác tuyển sinh khối ngành công an

Tham gia công tác tuyển sinh, tuyển dụng vào lực lượng vũ trang nhân dân (ví dụ sơ tuyển nghĩa vụ quân sự, tham gia công an nhân dân); diễn tập thực hiện các nội dung về an ninh quốc phòng, phòng chống thiên tai.

Hỗ trợ về công tác an ninh – quốc phòng

Được yêu cầu các cơ quan; tổ chức; cá nhân hỗ trợ phối hợp; cung cấp thông tin về các vấn đề an ninh quốc phòng.

Trách nhiệm của Trưởng công an xã

Căn cứ theo quy định tại Điều 11 Pháp lệnh Công an xã năm 2008, Trưởng Công an xã có trách nhiệm, chức năng, nhiệm vụ như sau:

  • Tổ chức thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn của Công an xã theo quy định của pháp luật. Theo đó, Trưởng Công an xã có quyền phân công Phó trưởng Công an xã, và các công an viên thực hiện những nhiệm vụ của cơ quan Công an xã trên phạm vi địa bàn xã, phường.
  • Chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước Ủy ban nhân dân cấp xã, Công an cấp trên trực tiếp về hoạt động của Cơ quan Công an xã.

Nhiệm vụ, quyền hạn của Công an viên

Công an viên thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Trưởng Công an xã; chịu trách nhiệm triển khai thực hiện chủ trương, kế hoạch, biện pháp bảo đảm an ninh; trật tự; an toàn xã hội ở địa bàn dân cư do mình phụ trách và thực hiện các nhiệm vụ khác về bảo đảm an ninh; trật tự; an toàn xã hội do Trưởng Công an xã giao”

Giải quyết vấn đề

Như vậy, công an xã là lực lượng nòng cốt tại đại phương. Công an xã đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội tại xã. Do đó, pháp luật quy định những nhiệm vụ; quyền hạn nhất định đối với công an xã để lực lượng công an xã hoàn thành tốt trọng trách của mình.

Có thể bạn quan tâm

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề Nhiệm vụ, quyền hạn của công an xã theo pháp luật hiện hành Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong cuộc sống. Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ của luật sư, hãy liên hệ 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Độ tuổi thi vào trường công an là bao nhiêu?

Độ tuổi, tính đến năm dự thi được quy định như sau:
Thanh niên ngoài Quân đội từ 17 đến 21 tuổi;
Quân nhân tại ngũ hoặc đã xuất ngũ từ 18 đến 23 tuổi;
Thiếu sinh quân từ 17 đến 23 tuổi.

Khởi tố về hành vi cố ý gây thương tích như thế nào?

Khi bạn báo công an phường mà công an không tiếp nhận và báo tin lên cơ quan điều tra, viện kiểm sát thì bạn có thể trực tiếp đến cơ quan điều tra cấp huyện, viện kiểm sát cấp huyện để tố giác tội phạm, bởi cơ quan điều tra, viện kiểm sát là cơ quan có thẩm quyền ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự theo Điều 154 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015.

Công an xã có quyền dừng xe máy và phạt tiền không ?

 Căn cứ Nghị định số 27/2010/NĐ-CP quy định các lực lượng có thể được huy động phối hợp với CSGT tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ khi cần thiết gồm: Công an xã; phường; thị trấn và các lực lượng cảnh sát khác (gồm: cảnh sát trật tự; cảnh sát cơ động (CSCĐ); cảnh sát phản ứng nhanh; cảnh sát bảo vệ, và cảnh sát quản lý hành chính về trật tự, an toàn xã hội).
Tuy nhiên, việc huy động phải thực hiện bằng Quyết định hoặc Kế hoạch huy động.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật hành chính

Trả lời