Nháy mắt, nhìn gợi tình có phải quấy rối tình dục nơi công sở?

24/09/2022
Nháy mắt nhìn gợi tình có phải quấy rối tình dục nơi công sở?
376
Views

Dạ thưa Luật sư, tôi là lao động nữ hiện đang làm cho xưởng dệt may. Dạo gần đây thỉnh thoảng chủ xí nghiệp đã nháy mắt, nhìn tôi với ánh mắt gợi tình và điều đó làm tôi thấy phiền và khó chịu. Tôi không biết với những hành vi của ông ta tôi có thể kiện ông ta về tội quấy rối tình dục nơi công sở được không? Xin Luật sư giải đáp giúp tôi.
Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng dịch vụ tư vấn pháp luật và gửi câu hỏi về Luật sư 247. Trường hợp của bạn sẽ được chúng tôi giải đáp thông qua bài viết dưới đây nhằm giúp bạn hiểu rõ hơn quy định pháp luật về quấy rối tình dục nơi công sở cũng như làm sáng tỏ vấn đề Nháy mắt, nhìn gợi tình có phải quấy rối tình dục nơi công sở? Mời bạn đón đọc ngay nhé!

Căn cứ pháp lý

Quấy rối tình dục tại nơi công sở là gì?

Căn cứ vào khoản 9 Điều 3 Bộ luật Lao động 2019 quy định về quấy rối tình dục như sau:

“Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Bộ luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

Quấy rối tình dục tại nơi làm việc là hành vi có tính chất tình dục của bất kỳ người nào đối với người khác tại nơi làm việc mà không được người đó mong muốn hoặc chấp nhận. Nơi làm việc là bất kỳ nơi nào mà người lao động thực tế làm việc theo thỏa thuận hoặc phân công của người sử dụng lao động.”

Bên cạnh đó, tại khoản 1 Điều 84 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định về quấy rối tình dục tại nơi làm việc, như sau:

“Điều 84. Quấy rối tình dục tại nơi làm việc

1. Quấy rối tình dục quy định tại khoản 9 Điều 3 của Bộ luật Lao động có thể xảy ra dưới dạng trao đổi như đề nghị, yêu cầu, gợi ý, đe dọa, ép buộc đổi quan hệ tình dục lấy bất kỳ lợi ích nào liên quan đến công việc; hoặc những hành vi có tính chất tình dục không nhằm mục đích trao đổi, nhưng khiến môi trường làm việc trở nên khó chịu và bất an, gây tổn hại về thể chất, tinh thần, hiệu quả công việc và cuộc sống của người bị quấy rối.”

Như vậy, quấy rối tình dục tại nơi làm việc hiểu đơn giản là sự xuất hiện hành vi cưỡng ép tình dục nơi người lao động làm việc.

Nháy mắt, nhìn gợi tình có phải quấy rối tình dục nơi công sở?

Cũng theo Dự thảo Bộ quy tắc ứng xử phòng chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc thì Quấy rối tình dục quy định 03 hình thức quấy rối tình dục tại nơi làm việc gồm: Quấy rối mang tính thể chất, bằng lời nói, phi lời nói. Cụ thể:

– Quấy rối bằng hành vi mang tính thể chất như có những hành động, cử chỉ động chạm, tác động vào cơ thể mang tính tình dục hoặc gợi ý tình dục, như cố tình động chạm không mong muốn, sờ mó, vuốt ve, cấu véo, ôm ấp, hay hôn; tấn công tình dục, cưỡng dâm, hiếp dâm…

– Quấy rối bằng lời nói: Dùng lời nói trực tiếp, qua điện thoại, hoặc phương tiện điện tử có nội dung tính dục, ngụ ý tình dục, nhận xét không phù hợp về xã hội, văn hóa, có lời lẽ khiếm nhã, nhận xét về trang phục, cơ thể của người nào đó khi có mặt hoặc hướng vào họ, đề nghị đi chơi mang tính cá nhân, riêng tư một cách liên tục…

– Quấy rối tình dục phi lời nói: Gồm ngôn ngữ cơ thể, trưng bày, miêu tả tài liệu trực quan về tình dục hoặc liên quan hoạt động tình dục, nhìn gợi tình, nháy mắt liên tục, biểu hiện không đứng đắn, dùng cử chỉ ngón tay, phô bày tài liệu khiêu dâm, gửi ảnh, đồ vật, tin nhắn liên quan tới tình dục.

Theo đó, nhìn gợi tình, nháy mắt được xem là quấy rối tình dục tại nơi làm việc.

Các hành vi nào không được xem là quấy rối tình dục tại nơi làm việc?

Dự thảo Bộ quy tắc ứng xử phòng chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc loại trừ các hành vi bị coi là quấy rối tình dục tại nơi làm việc, như: khen ngợi, khích lệ thông thường được chấp nhận; hành vi giao cấu đồng thuận (trừ hành vi cấm như giao cấu với trẻ em) được đối phương đáp ứng lại.

Mặc dù các hành vi trên không bị xem là quấy rối tình dục nơi làm việc nhưng những hành vi này có thể vi phạm kỷ luật lao động doanh nghiệp nếu được quy định trong nội quy công ty.

Quy định về phòng chống quấy rối tình dục trong Bộ luật Lao động 2019?

Căn cứ điểm d khoản 2 Điều 6 Bộ luật Lao động 2019 quy định nghĩa vụ của người sử dụng lao động như sau:

“Điều 6. Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động

2. Người sử dụng lao động có các nghĩa vụ sau đây:

d) Thực hiện quy định của pháp luật về lao động, việc làm, giáo dục nghề nghiệp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn, vệ sinh lao động; xây dựng và thực hiện các giải pháp phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc;”

Ngoài ra, quấy rối tình dục tại nơi làm việc là một hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực lao động theo khoản 3 Điều 8 Bộ luật Lao động 2019. Phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc; trình tự, thủ tục xử lý hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc được đưa vào nội quy lao động và trong việc thương lượng tập thể tại khoản 7 Điều 67 và điểm d khoản 2 Điều 118 Bộ luật Lao động 2019.

Căn cứ điểm d khoản 2 Điều 35 Bộ luật Lao động 2019 quy định về quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động như sau:

“Điều 35. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động

2. Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần báo trước trong trường hợp sau đây:

d) Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc”

Theo đó, khi người lao động bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc thì có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động mà không cần báo trước.

Như vậy có thể thấy quấy rối tình dục tại nơi làm việc có thể xảy ra dưới nhiều hình thức, dạng trao khiến môi trường làm việc khó chịu và bất an. Các hành vi này cần ngăn chặn, phòng ngừa qua các quy tắc cụ thể. Dù Bộ quy tắc không phải là văn bản pháp lý, không bắt buộc áp dụng, nhưng cơ quan chuyên môn khuyến khích tất cả doanh nghiệp ở nước ta nên đưa vào dưới dạng nội quy lao động hoặc quy định riêng trong phụ lục nhằm làm “trong sạch” môi trường làm việc.

Mức phạt chung đối với hành vi quấy rối tình dục

Xử phạt hành chính

Căn cứ quy định tại Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP thì hành vi quấy rối tình dục bị xử lý như sau:

– Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi: khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm, lăng mạ, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của người khác, trừ các trường hợp sau đây:

+ Có lời nói, hành động đe dọa, lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người thi hành công vụ; 

+ Hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của thành viên gia đình quy định tại Điều 54 Nghị định 144/2021/NĐ-CP

– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sàm sỡ, quấy rối tình dục; Khiêu dâm, kích dục ở nơi công cộng;

Ngoài ra, đối với hành vi quấy rối tình dục còn chịu biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc xin lỗi công khai trừ trường hợp nạn nhân có đơn không yêu cầu.

Như vậy, hành vi quấy rối tình dục sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 2.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng tùy mức độ hành vi và buộc phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả.

Truy cứu trách nhiệm hình sự

Hiện nay, việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi quấy rối tình dục vẫn chưa được Bộ luật Hình sự quy định cụ thể.

Tuy nhiên, nếu chứng minh được hành vi quấy rối tình dục đã xúc phạm nghiêm trọng đến nhân phẩm; danh dự người khác; thì người thực hiện hành vi này có thể bị xử lý hình sự về Tội làm nhục người khác theo Điều 155 Bộ luật Hình sự.

Mức phạt đối với hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc

Hành vi quấy rối tình dục nơi làm việc được quy định rất cụ thể tại khoản 9 Điều 3 Bộ luật lao động 2019: là hành vi có tính chất tình dục của bất kỳ người nào đối với người khác tại nơi làm việc mà không được người đó mong muốn hoặc chấp nhận. Nơi làm việc là bất kỳ nơi nào mà người lao động thực tế làm việc theo thỏa thuận hoặc phân công của người sử dụng lao động.

Theo đó, quấy rối tình dục quy định tại khoản 9 Điều 3 Bộ luật Lao động có thể xảy ra dưới dạng trao đổi như đề nghị, yêu cầu, gợi ý, đe dọa, ép buộc đổi quan hệ tình dục lấy bất kỳ lợi ích nào liên quan đến công việc; hoặc những hành vi có tính chất tình dục không nhằm mục đích trao đổi, nhưng khiến môi trường làm việc trở nên khó chịu và bất an, gây tổn hại về thể chất, tinh thần, hiệu quả công việc và cuộc sống của người bị quấy rối.

Tại khoản 3 Điều 11 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định: Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

Bên cạnh đó, theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 35 Bộ Luật lao động 2019 trong quá trình làm việc mà người lao động bị “quấy rối tình dục” thì có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng mà không cần báo trước.

Nháy mắt nhìn gợi tình có phải quấy rối tình dục nơi công sở?
Nháy mắt nhìn gợi tình có phải quấy rối tình dục nơi công sở?

Xử lý quấy rối tình dục tại nơi làm việc như thế nào?

Căn cứ Điều 118 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nội quy lao động thì người sử dụng lao động buộc phải quy định các nội dung về phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc và trình tự, thủ tục xử lý các hành vi này vào nội quy lao động và phải được niêm yết ở những nơi cần thiết tại nơi làm việc.

Căn cứ khoản 1 Điều 85 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định về quy định người sử dụng lao động về phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc như sau:

– Nghiêm cấm hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc;

– Quy định chi tiết, cụ thể về các hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc phù hợp với tính chất, đặc điểm của công việc và nơi làm việc;

– Trách nhiệm, thời hạn, trình tự, thủ tục xử lý nội bộ đối với hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc, bao gồm cả trách nhiệm, thời hạn, trình tự, thủ tục khiếu nại, tố cáo, giải quyết khiếu nại, tố cáo và các quy định có liên quan;

– Hình thức xử lý kỷ luật lao động đối với người thực hiện hành vi quấy rối tình dục hoặc người tố cáo sai sự thật tương ứng với tính chất, mức độ của hành vi vi phạm;

– Bồi thường thiệt hại cho nạn nhân và các biện pháp khắc phục hậu quả.

Theo đó, khi có người có hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc thì người đó sẽ bị xử lý kỷ luật lao động tương ứng với hình thức xử lý đã được quy định trong nội quy lao động.

Căn cứ Điều 124 Bộ luật Lao động 2019 quy định về hình thức xử lý kỷ luật lao động bao gồm:

– Khiển trách

– Kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng

– Cách chức

– Sa thải.

Theo khoản 2 Điều 125 Bộ luật Lao động 2019 quy định về áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải như sau:

“Điều 125. Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải

Hình thức xử lý kỷ luật sa thải được người sử dụng lao động áp dụng trong trường hợp sau đây:

2. Người lao động có hành vi tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động hoặc quấy rối tình dục tại nơi làm việc được quy định trong nội quy lao động.’’

Căn cứ điểm d khoản 2 Điều 35 Bộ luật Lao động 2019 quy định về quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động như sau;

“Điều 35. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động

2. Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần báo trước trong trường hợp sau đây

d) Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc.”

Như vậy, khi quản lý có hành vi như bạn nói thì đây là hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc. Bạn cần phải báo với cấp trên của quản lý công ty bạn để xử lý ngay tình trạng này. Trong trường hợp này, bạn cũng có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động vì bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc.

Mời bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề Nháy mắt, nhìn gợi tình có phải quấy rối tình dục nơi công sở?“. Chúng tôi hi vọng rằng bài viết có giúp ích được cho bạn.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của Luật sư 247 về đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền, đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, thay đổi họ tên cha trong giấy khai sinh, Giấy phép sàn thương mại điện tử, đăng ký hóa đơn điện tử, xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm, dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu; đơn xác nhận độc thân mới nhất, thành lập công ty hợp danh, đăng ký mã số thuế cá nhân,làm sổ đỏ lần đầu, giấy phép bay flycam,… Hãy liên hệ qua số điện thoại: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

 Mức phạt đối với hành vi quấy rối tình dục bằng hình ảnh trên mạng xã hội như thế nào?

Đây cũng là một hình thức phổ biến của hành vi quấy rối tình dục, người thực hiện hành vi này có thể bị xử lý hành chính như sau:
– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: Cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm đe dọa, quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác 
– Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: Cung cấp, trao đổi, truyền đưa, lưu trữ, sử dụng thông tin, dịch vụ có nội dung đánh bạc hoặc phục vụ đánh bạc; dâm ô, đồi trụy, mê tín dị đoan, trái đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc.
(Điểm g khoản 3 và điểm b khoản 4 Điều 102 Nghị định 15/2020/NĐ-CP)
Ngoài ra, tùy theo mức độ nghiệm trọng mà hành vi quấy rối, làm phiền người khác có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội làm nhục người khác theo Điều 155 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017):
– Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm. 
– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm: 
+ Phạm tội 02 lần trở lên; 
+ Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội.
Như vậy, đối với hành vi quấy rối tình dục bằng hình ảnh không những bị xử phạt hành chính với mức phạt lên đến 20 triệu đồng mà còn có thể bị truy cứu TNHS với khung hình phạt lên đến 02 năm

Trách nhiệm phòng chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc ra sao?

1. Người sử dụng lao động có nghĩa vụ:
a) Thực hiện và giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
b) Tổ chức tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật và quy định về phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc cho người lao động;
c) Khi xuất hiện khiếu nại, tố cáo về hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc, người sử dụng lao động phải kịp thời ngăn chặn, xử lý và có biện pháp bảo vệ bí mật, danh dự, uy tín, nhân phẩm, an toàn cho nạn nhân bị quấy rối tình dục, người khiếu nại, tố cáo và người bị khiếu nại, bị tố cáo.
2. Người lao động có nghĩa vụ:
a) Thực hiện nghiêm các quy định về phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
b) Tham gia xây dựng môi trường làm việc không có quấy rối tình dục;
c) Ngăn cản, tố cáo hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc.
3. Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có trách nhiệm:
a) Tham gia xây dựng, thực hiện, giám sát việc thực hiện các quy định về phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
b) Cung cấp thông tin, tư vấn và đại diện cho người lao động bị quấy rối tình dục, người lao động đang bị khiếu nại, bị tố cáo có hành vi quấy rối tình dục;
c) Tuyên truyền, phổ biến, tập huấn quy định về phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc.
4. Khuyến khích người sử dụng lao động và tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở lựa chọn nội dung về phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc để tiến hành thương lượng tập thể.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Lao động

Comments are closed.