Nhận xét quần chúng đề nghị kết nạp đảng

16/02/2022
Nhận xét quần chúng đề nghị kết nạp đảng
3229
Views

Tổ chức Đảng là tổ chức chính trị duy nhất ở Việt Nam, để có thể đứng trong hàng ngũ của Đảng, những cá nhân phải là những người ưu tú cả về phẩm chất đạo đức, lối sống tại cơ quan đơn vị cũng như tại nơi cư trú. Vậy nhận xét quần chúng đề nghị kết nạp đảng sẽ như thế nào? Luật sư X xin tư vấn đến bạn về nội dung nêu trên tại bài viết dưới đây

Nhận xét quần chúng đề nghị kết nạp đảng

Đảng viên là những người đại diện cho tổ chức Đảng tại cơ sở, tại nơi cư trú, thực hiện những chức trách, nhiệm vụ của mình để làm tròn chức trách cũng như tăng thêm uy tín cho Đảng. Bởi vậy, để được kết nạp vào Đảng, ứng viên phải được thẩm định rất khắt khe về mọi mặt.

Theo quy định tại Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam thì tổ chức Đảng là đội ngũ tên phong của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và toàn dân tộc Việt Nam, có vai trò lãnh đạo trong sự phát triển đất nước. Chính vì thế, không phải ai cũng có thể đứng trong hàng ngũ của Đảng. Để được xem xét kết nạp đảng, cá nhân phải đáp ứng được những tiêu chí như sau:

– Người được xét vào Đảng phải đủ 18 đến đủ 60 tuổi tại thời điểm xem xét;

– Cá nhân chấp hành nghiêm chỉnh cương lĩnh, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước;

– Có đạo đức, lối sống lành mạnh, có mối quan hệ gắn bó với nhân dân, chấp hành tốt kỷ luật, quy định của đơn vị và giữ gìn tính đoàn kết trong Đảng.

Ngoài ra, tùy vào từng cơ quan, đơn vị cá nhân xin vào Đảng có thể sẽ phải đáp ứng một số điều kiện khác. Bên cạnh đó, cá nhân được xem xét kết nạp Đảng phải trải qua quá trình thẩm tra lý lịch khắt khe với chính bản thân và cả gia đình về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống…

Quy trình xem xét, kết nạp Đảng sẽ diễn ra như sau:

– Học lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng (cảm tình Đảng);

– Họp chi bộ và giới thiệu vào Đảng;

– Hoàn thiện hồ sơ đề nghị xét kết nạp Đảng;

– Thẩm tra lý lịch của người vào Đảng;

– Xét kết nạp;

Nhận xét quần chúng đề nghị kết nạp đảng

– Tổ chức lễ kết nạp;

– Chuyển Đảng chính thức.

Bên cạnh đó còn cần có tổng hợp ý kiến nhận xét của tổ chức đoàn thể đối với người xin vào đảng. Vậy mẫu tổng hợp ý kiến nhận xét của tổ chức đoàn thể đối với người xin vào đảng như thế nào? Mời bạn theo dõi nội dung tiếp theo

Mẫu tổng hợp ý kiến nhận xét của tổ chức đoàn thể đối với người xin vào đảng

ĐẢNG BỘ……………………..CHI UỶ…………………………ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM……………, ngày…….tháng…….năm………..

Ý KIẾN NHẬN XÉT

Của tổ chức đoàn thể đối với người xin vào Đảng

Căn cứ ý kiến nhận xét của ban chấp hành đoàn thể nơi công tác và chi uỷ nơi cư trú đối với………………………………………………………………xin vào Đảng.

– Tên các tổ chức đoàn thể nơi công tác:…………………………………………….

…………………………………………………………….., tổng số có:…………đồng chí.

– Tên chi ủy nơi cư trú:………………………………………….có:…………đồng chí.

Chi uỷ chi bộ tổng hợp các ý kiến nhận xét đó như sau:

Những ưu, khuyết điểm chính:

(Về phẩm chất chính trị; đạo đức, lối sống; năng lực công tác; quan hệ quần chúng)

……………………………………………………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………………………………………….

Số đồng chí trong Ban chấp hành đoàn thể nơi công tác và chi uỷ nơi cư trú tán thành kết nạp………………………………………………………….vào Đảng là ………… đồng chí, trong tổng số……………đồng chí được hỏi ý kiến (đạt…….. %).

Số không tán thành…………..đồng chí (……….%) với lý do

……………………………………………………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………………….

T/M CHI UỶ
Bí thư
(Ký, ghi rõ họ tên)

Ý nghĩa của sự kiện thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng

Hội nghị hợp nhất các tổ chức đảng cộng sản ở Việt Nam thành một Đảng Cộng sản duy nhất – Đảng Cộng sản Việt Nam – theo một đường lối chính trị đúng đắn, tạo nên sự thống nhất về tư tưởng, chính trị và hành động của phong trào cách mạng cả nước, hướng tới mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp, là sự khẳng định vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân Việt Nam và hệ tư tưởng Mác-Lênin đối với cách mạng Việt Nam. Sự kiện Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sự kiện lịch sử có ý nghĩa  trọng đại, là một bước ngoặt vô cùng quan trọng trong lịch sử cách mạng Việt Nam, là một sự kiện đánh dấu một mốc son chói lọi trên con đường phát triển của dân tộc ta.

Sự ra đời của Đảng CỘng sản Việt Nam là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác-Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước của nhân dân Việt Nam, là sự kiện gắn liền với tên tuổi của Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh.

Sự kiện thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và Cương lĩnh chính trị được xây dựng ngay từ khi được thành lập (trong đó xác định đúng đắn con đường cách mạng là giải phóng dân tộc theo phương hướng cách mạng vô sản) chính là cơ sở để Đảng Cộng sản Việt Nam – môt Đảng vừa mới được thành lập nhưng đã giương cao được ngọn cờ lãnh đạo phong trào cách mạng Việt Nam; giải quyết tốt nhất tình trạng khủng hoảng về đường lối cách mạng, về giai cấp lãnh đạo cách mạng diễn ra đầu thế kỷ XX, mở ra con đường và phương hướng phát triển mới cho đất nước và dân tộc Việt Nam. Chính đường lối này là cơ sở đảm bảo cho sự tập hợp lực lượng và sự đoàn kết, thống nhất của toàn dân tộc cùng chung tư tưởng và hành động để hoàn thành thắng lợi cuộc cách mang dân tộc dân chủ, từng bước xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Đây cũng là điều kiện cơ bản quyết định phương hướng phát triển, con đường cách mạng Việt Nam trong suốt 88 năm qua.

Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời và việc Đảng chủ trương coi cách mạng Việt Nam là một bộ phận của phong trào cách mạng thế giới đã tranh thủ được sự ủng hộ to lớn của cách mạng thế giới, đã kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh của thời đại và đã làm nên những thắng lợi vẻ vang. Đồng thời cách mạng Việt Nam cũng góp phần tích cực vào sự nghiệp đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hoà bình, độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội.

Tự hào về truyền thống vẻ vang của Đảng Cộng sản Việt Nam, biết ơn và tin yêu Đảng, toàn thể đảng viên, cán bộ viên chức, sinh viên Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh hôm nay không ngừng ra sức thi đua thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, xây dựng Đảng bộ Nhà trường thành một tổ chức Đảng trong sạch, vững mạnh, lãnh đạo chính quyền và các tổ chức đoàn thể xây dựng Nhà trường thành một cơ sở giáo dục đại học phát triển, góp phần tích cực vào sự nghiệp đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, chung tay xây dựng quê hương, Đất nước ngày càng giàu mạnh, văn minh, như sinh thời Bác Hồ hằng mong ước.

Mời bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung tư vấn về “Nhận xét quần chúng đề nghị kết nạp đảng”. Mong rằng mang lại thông tin hữu ích cho bạn đọc. Quý khách hàng nếu có thắc mắc về đăng ký xác nhận tình trạng hôn nhân, sổ cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, tìm hiểu về giấy phép flycam… để nhận được tư vấn nhanh chóng giải quyết vấn đề pháp lý qua hotline: 0833 102 102 hoặc các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Tổ chức lễ kết nạp đảng viên như thế nào?

a) Lễ kết nạp đảng viên phải được tổ chức trang nghiêm; tiến hành kết nạp từng người một (nếu kết nạp từ hai người trở lên trong cùng một buổi lễ).
b) Trang trí lễ kết nạp (nhìn từ dưới lên): Trên cùng là khẩu hiệu “Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh muôn năm”; cờ Đảng, cờ Tổ quốc, tượng hoặc ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh (bên trái), ảnh Mác-Lênin (ở giữa) tiêu đề: “Lễ kết nạp đảng viên”.
c) Chương trình buổi lễ kết nạp
– Chào cờ (hát Quốc ca, Quốc tế ca);
– Tuyên bố lý do; giới thiệu đại biểu;
–  Bí thư chi bộ hoặc đại diện chi ủy đọc quyết định kết nạp đảng viên của cấp ủy có thẩm quyền;
– Đảng viên mới đọc lời tuyên thệ;
– Đại diện chi ủy nói rõ nhiệm vụ, quyền hạn của người đảng viên, nhiệm vụ của chi bộ và phân công đảng viên chính thức giúp đỡ đảng viên dự bị;
– Đại diện cấp ủy cấp trên phát biểu ý kiến (nếu có);
– Bế mạc (hát Quốc ca, Quốc tế ca).

Lấy ý kiến nhận xét của đoàn thể chính trị – xã hội nơi người vào Đảng sinh hoạt và chi ủy nơi người vào Đảng cư trú như thế nào?

Chi ủy tổ chức lấy ý kiến của đại diện các đoàn thể chính trị – xã hội mà người vào Đảng là thành viên; lấy ý kiến nhận xét của chi ủy hoặc chi bộ (nơi chưa có chi ủy) nơi cư trú của người vào Đảng; tổng hợp thành văn bản báo cáo chi bộ.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Biểu mẫu

Comments are closed.