Nguyên tắc Luật Tố tụng dân sự

11/12/2021
Nguyên tắc của Luật Tố tụng dân sự.
1450
Views

Nguyên tắc được hiểu là “điều cơ bản định ra, nhất thiết phải tuân theo trong một loạt việc làm”. Do vậy, bất kỳ hoạt động có mục đích nào muốn đạt được kết quả đòi hỏi những người tham gia hoạt động phải xác định được các nguyên tắc hoạt động và tuân thủ triệt để nó. Để hiểu rõ hơn vấn đề này hãy cùng Luật Sư 247 tìm hiểu “Nguyên tắc của Luật Tố tụng dân sự.”

Căn cứ pháp lý

Khái niệm nguyên tắc của Luật Tố tụng dân sự

Nguyên tắc của một ngành luật là những tư tưởng pháp lý chỉ đạo; định hướng cho hoạt động xây dựng và thực hiện các quy định cùa nó. Tuy vậy, trên thực tế các tư tưởng pháp lý chỉ có giá trị bắt buộc; nếu được thể hiện dưới hình thức quy phạm pháp luật. Do vậy các nguyên tắc của một ngành luật; thường được quy định trong các văn bản pháp luật về ngành luật đó làm cơ sở cho việc thực hiện; và được quy định dưới dạng quy phạm chung. Luật tố tụng dân sự Việt Nam là một ngành luật cụ thể của hệ thống pháp luật Việt Nam; nên cũng mang những đặc điểm chung đó.

Nguyên tắc của luật TTDS Việt Nam là những tư tưởng pháp lý chỉ đạo,  định hướng cho việc xây dựng và thực hiện pháp luật TTDS và được ghi nhận trong các văn bản pháp luật TTDS

Nguyên tắc cơ bản của luật tố tụng dân sự Việt Nam

Nguyên tắc của tố tụng hình sự là những tư tưởng và quan điểm chủ đạo phản ánh yêu cầu phát triển khách quan của đời sống xã hội, được thể chế hóa bằng pháp luật, có ý nghĩa quyết định đối với việc xác lập và thực hiện các hoạt động tố tụng hình sự, các quan hệ tố tụng hình sự cũng như đối với các hình thức và phương thức thực hiện những hoạt động và quan hệ tố tụng đó.

Các nguyên tắc của tố tụng hình sự là một hệ thống các quan điểm được xác lập trên cơ sở những đòi hỏi khác nhau, nhưng thống nhất với nhau về mục tiêu và chức năng của tố tụng hình sự, về hình thức và phương thức tổ chức và hoạt động của tư pháp hình sự như hai mặt đối lập của sự thống nhất biện chứng và trong tổng thể chúng tạo thành một hệ thống các nguyên tắc của tố tụng hình sự. Vì vậy, mỗi nguyên tắc của tố tụng hình sự phải luôn luôn được kết hợp với các nguyên tắc khác.

Nguyên tắc của luật tố tụng dân sự Việt Nam thể hiện tính pháp chế xã hội chủ nghĩa

  • Nguyên tắc bảo đảm pháp chế XHCN trong tố tụng dân sự.
  • Nguyên tắc bảo đảm hiệu lực của bản án, quyết định của tòa án.
  • Nguyên tắc kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự.

Pháp chế xã hội chủ nghĩa là sự tôn trọng, tuân thủ, chấp hành nghiêm chỉnh hiến pháp, pháp luật của các cơ quan, nhân viên nhà nước, của các tổ chức xã hội và mọi công dân. Nhà nước quản Ií xã hội bằng pháp luật, không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. 

Nguyên tắc về tổ chức và hoạt động xét xử của tòa án

  • Nguyên tắc thực hiện chế độ hai cấp xét xử.
  • Nguyên tắc thẩm phán, hội thẩm nhân dân xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.
  • Nguyên tắc thực hiện chế độ hai cấp xét xử.
  • Nguyên tắc thẩm phán, hội thẩm nhân dân xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.
  • Nguyên tắc Tòa án xét xử tập thể.
  • Nguyên tắc tiếng nói và chữ viết dùng trong tố tụng dân sự.
  • Nguyên tắc giám đốc việc xét xử.
  • Nguyên tắc xét xử công khai.

Nguyên tắc của luật tố tụng dân đảm bảo quyền tham gia tố tụng của đương sự

  • Nguyên tắc quyền yêu cầu tòa án bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp.
  • Nguyên tắc quyền tự định đoạt của đương sự.
  • Nguyên tắc cung cấp chứng cứ và chứng minh trong tố tụng dân sự.
  • Nguyên tắc bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong tố tụng dân sự.
  • Nguyên tắc đảm bảo quyền khiếu nại, tố cáo trong tố tụng dân sự.

Nguyên tắc thể hiện trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng, người  tiến hành tố tụng dân sự

  • Nguyên tắc đảm bảo sự vô tư của người tiến hành tố tụng; người tham gia tố tụng.
  • Nguyên tắc đảm bảo quyền bảo vệ của đương sự.
  • Nguyên tắc trách nhiệm hòa giải của tòa án.
  • Nguyên tắc trách nhiệm của cơ quan, người tiến hành Tố Tụng dân sự.
  • Nguyên tắc bảo đảm quyền tranh luận trong tố tụng dân sự.
  • Nguyên tắc trách nhiệm chuyển giao tài liệu, giấy tờ của tòa án.

Nguyên tắc của luật tố tụng dân thể hiện vai trò; trách nhiệm của các cá nhân, cơ quan tổ chức trong tố tụng dân sự

  • Nguyên tắc trách nhiệm cung cấp chứng cứ của cá nhân, cơ quan, tổ chức.
  • Nguyên tắc việc tham gia tố tụng dân sự của cá nhân, cơ quan, tổ chức.

Ý nghĩa của các nguyên tắc cơ bản của tố tụng dân sự

  • Các nguyên tắc cơ bản của tố tụng dân sự giúp cho nhà lập pháp có được một định hướng cơ bản; để xây dựng nên một quy trình tố tụng có logic nội tại; nhằm thực hiện được tất cả các nhiệm vụ của tố tụng dân sự.
  • Các nguyên tắc cơ bản của tố tụng dân sự; giúp cho Tòa án áp dụng đúng đắn các quy phạm pháp luật trong khi giải quyết các vụ việc cụ thể; cũng như tạo điều kiện để tòa án kiểm tra được tính đúng đắn trong các phán quyết của mình; xác định được phương hướng giải quyết vụ án cụ thể khi gặp những trường hợp pháp luật thực định chưa có quy định cụ thể; hoặc đã có nhưng giữa các quy phạm đó có những mâu thuẫn với nhau. 
  • Các nguyên tắc cơ bản của tố tụng dân sự góp phần nâng cao ý thức pháp luật cho mọi công dân;  tạo điều kiện để để họ thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ Tố tụng của mình; cũng như bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của mình. 

Thông tin liên hệ

Trên đây là quan điểm của Luật Sư 247 về vấn đề “Nguyên tắc của Luật Tố tụng dân sự.”. Để biết thêm thông tin chi tiết vui lòng liên hệ qua hotline: 0833 102 102.  Hoặc qua các kênh sau:

FB: www.facebook.com/luatsux

Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux

Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Nguyên tắc đặc thù của Tố tụng dân sự

– Quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự;
– Cung cấp chứng cứ và chứng minh trong tố tụng dân sự;
– Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong tố tụng dân sự;
– Hòa giải trong tố tụng dân sự.

Đối tượng điều chỉnh của Luật Tố tụng Dân sự

– Các quan hệ giữa Tòa án, Viện kiểm sát, cơ quan thi hành án dân sự với đương sự, người đại diện của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch, người định giá tài sản và người liên quan;
– Các quan hệ giữa tòa án, viện kiểm sát và cơ quan thi hành án dân sự với nhau;
– Các quan hệ giữa các đương sự với những người liên quan

Phương pháp điều chỉnh của Luật Tố tụng Dân sự

– Phương pháp định đoạt
– Phương pháp mệnh lệnh

5/5 - (2 bình chọn)
Chuyên mục:
Dân sự

Để lại một bình luận