Nguyên tắc đăng ký hộ tịch mới nhất hiện nay

30/11/2021
Nguyên tắc đăng ký hộ tịch mới nhất hiện nay
636
Views

Hiện nay, với sự phát triển của xã hội thì thuật ngữ “hộ tịch” là một thuật ngữ quen thuộc đối với mỗi cá nhân. Thuật ngữ này dùng để chỉ những quyền lợi cơ bản; cũng như các sự kiện hợp pháp của công dân. Đăng ký hộ tịch được xác định là nhiệm vụ quan trọng của các cấp chính quyền nhằm theo dõi được thực trạng; và sự biến động về hộ tịch; đồng thời kịp thời bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, gia đình.

Giấy tờ hộ tịch do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho cá nhân theo quy định của pháp luật về hộ tịch là căn cứ pháp lý xác nhận sự kiện hộ tịch của cá nhân đó. Giấy khai sinh là giấy tờ hộ tịch gốc của mỗi cá nhân. Mọi hồ sơ, giấy tờ của cá nhân có nội dung ghi về họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; giới tính, dân tộc; quốc tịch; quê quán; quan hệ cha, mẹ, con phải phù hợp với Giấy Khai sinh của người đó. Đăng ký và quản lý hộ tịch là các nội dung quan trọng của công tác quản lý dân cư của Nhà nước. Việc đăng ký hộ tịch là công việc giúp cho công dân có các giấy tờ xác nhận của Nhà nước về hộ tịch; trên cơ sở đó Nhà nước có trách nhiệm bảo hộ các quan hệ đó. 

Vậy nguyên tắc đăng ký hộ tịch được pháp luật quy định như thế nào? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết dưới đây:

Căn cứ pháp lý

Luật Hộ tịch năm 2014

Luật Hôn nhân và gia đình 2014

Đăng ký hộ tịch là gì?

Đăng ký hộ tịch, hay nói gọn là hộ tịch; là hoạt động của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ghi; và lưu lại lại các sự kiện hộ tịch quan trọng của công dân.

Khái niệm đăng ký hộ tịch được định nghĩa tại khoản 2 Điều 2 Luật Hộ tịch 2014 theo đó: “Đăng ký hộ tịch là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận hoặc ghi vào Sổ hộ tịch các sự kiện hộ tịch của cá nhân, tạo cơ sở pháp lý để Nhà nước bảo hộ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, thực hiện quản lý về dân cư.”.

Cơ quan có thẩm quyền đăng ký hộ tịch

Cơ quan đăng ký hộ tịch bao gồm:

  • Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp xã);
  • Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp huyện);
  • Cơ quan đại diện ngoại giao;
  • Cơ quan đại diện lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài (sau đây gọi là Cơ quan đại diện).

Nguyên tắc đăng ký hộ tịch

– Tôn trọng và bảo đảm quyền nhân thân của cá nhân.

– Mọi sự kiện hộ tịch của cá nhân phải được đăng ký đầy đủ, kịp thời, trung thực; khách quan và chính xác; trường hợp không đủ điều kiện đăng ký hộ tịch theo quy định của pháp luật thì người đứng đầu cơ quan đăng ký hộ tịch từ chối bằng văn bản; và nêu rõ lý do.

– Đối với những việc hộ tịch mà Luật Hộ tịch không quy định thời hạn giải quyết thì được giải quyết ngay trong ngày; trường hợp nhận hồ sơ sau 15 giờ mà không giải quyết được ngay thì trả kết quả trong ngày làm việc tiếp theo.

– Mỗi sự kiện hộ tịch chỉ được đăng ký tại một cơ quan đăng ký hộ tịch có thẩm quyền.

– Mọi sự kiện hộ tịch sau khi đăng ký vào Sổ hộ tịch phải được cập nhật kịp thời; đầy đủ vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử.

– Nội dung khai sinh, kết hôn, ly hôn, khai tử, thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại giới tính, xác định lại dân tộc của cá nhân trong Cơ sở dữ liệu hộ tịch là thông tin đầu vào của Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

– Bảo đảm công khai, minh bạch thủ tục đăng ký hộ tịch.

Các hành vi bị nghiêm cấm

Luật Hộ tịch 2014, Nghiêm cấm cá nhân thực hiện các hành vi sau đây:

– Cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật; làm hoặc sử dụng giấy tờ giả, giấy tờ của người khác để đăng ký hộ tịch;

– Đe dọa, cưỡng ép, cản trở việc thực hiện quyền, nghĩa vụ đăng ký hộ tịch;

– Can thiệp trái pháp luật vào hoạt động đăng ký hộ tịch;

– Cam đoan, làm chứng sai sự thật để đăng ký hộ tịch;

– Làm giả, sửa chữa, làm sai lệch nội dung giấy tờ hộ tịch hoặc thông tin trong Cơ sở dữ liệu hộ tịch;

– Đưa hối lộ, mua chuộc, hứa hẹn lợi ích vật chất, tinh thần để được đăng ký hộ tịch;

– Lợi dụng việc đăng ký hộ tịch hoặc trốn tránh nghĩa vụ đăng ký hộ tịch nhằm động cơ vụ lợi, hưởng chính sách ưu đãi của Nhà nước hoặc trục lợi dưới bất kỳ hình thức nào;

– Người có thẩm quyền quyết định đăng ký hộ tịch thực hiện việc đăng ký hộ tịch cho bản thân hoặc người thân thích theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình;

– Truy cập trái phép, trộm cắp, phá hoại thông tin trong Cơ sở dữ liệu hộ tịch.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về “Nguyên tắc đăng ký hộ tịch mới nhất 2021.

Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư ; hãy liên hệ qua hotline 0833.102.102

Có thể bạn quan tâm:

Xác nhận tình trạng hôn nhân, xác nhận tình trạng độc thân

Trường hợp nào được đơn phương ly hôn?

Trích lục khai tử và giấy chứng tử khác nhau thế nào?

Câu hỏi liên quan

Nguyên tắc điều chỉnh đăng ký hộ tịch là gì?

Là việc cán bộ hộ tịch căn cứ vào Giấy khai sinh hoặc các giấy tờ có liên quan khác điều chỉnh những thông tin trong các giấy tờ hộ tịch như: Giấy chứng nhận kết hôn, giấy chứng tử ….cho phù hợp. Điều chỉnh hộ tịch và bổ sung hộ tịch không ban hành quyết định mà chỉ ghi vào mặt sau của giấy tờ hộ tịch cần điều chỉnh.

Thẩm quyền đối với nguyên tắc điều chỉnh đăng ký hộ tịch thuộc về cơ quan nhà nước nào?

UBND cấp huyện và UBND cấp xã đều có thẩm quyền thực hiện điều chỉnh hộ tịch và bổ sung hộ tịch.

Khi nào được cấp lại bản chính giấy khai sinh?

Trường hợp Giấy khai sinh bị mất, hư hỏng hoặc phải ghi chú quá nhiều nội dung mà Sổ đăng ký khai sinh còn lưu trữ được thì UBND cấp huyện nơi lưu trữ Sổ đăng ký khai sinh thực hiện việc cấp lại bản chính Giấy khai sinh.

Lệ phí đăng ký khai sinh là bao nhiêu?

– Đối với trường hợp đăng ký khai sinh không đúng hạn: theo mức thu lệ phí do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định.
– Miễn lệ phí đối với trường hợp khai sinh đúng hạn, người thuộc gia đình có công với cách mạng; người thuộc hộ nghèo; người khuyết tật.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật hành chính

Để lại một bình luận