Nguyên nhân xuất hiện tin giả đến từ đâu?

17/08/2022
Nguyên nhân xuất hiện ngày càng nhiều tin giả
1215
Views

Hiện nay có rất nhiều thông tin giả trên mạng, điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến xã hội, tác động tiêu cực trong dư luận, gia tăng tội phạm, mất trật tự an ninh xã hội. Vậy để giải đáp thắc mắc Nguyên nhân xuất hiện ngày càng nhiều tin giả là do đâu. Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của Luật Sư 247 như sau:

Nguyên nhân xuất hiện tin giả là do đâu?

Ngày nay xu hướng toàn cầu hóa và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 dẫn đến sự hình thành xã hội thông tin mà biểu hiện của nó là sự phát triển bùng nổ của mạng xã hội. Bất kể người dùng internet nào hiện nay đều sở hữu cho mình hoặc tham gia vài tài khoản trang mạng xã hội như Facebook, Twitter, Youtube, Intagram,… Những mạng xã hội này thu hút hàng chục triệu tài khoản tại Việt Nam, trong đó phần lớn là độ tuổi vị thành niên và người lao động. Đây là một kênh cung cấp, chia sẻ thông tin cực kỳ quan trọng của xã hội hiện đại. 

Lợi ích tích cực mà mạng internet đưa lại là điều không ai có thể phủ nhận và chúng ta vẫn đang tận dụng điều đó hàng ngày. Tuy nhiên, với quy luật vận động thì sự phát triển chóng mặt của mạng internet cũng sẽ mang lại nhiều hệ lụy. Rõ ràng nhất hiện nay là sự gia tăng của những tin độc, tin giả, thông tin thất thiệt, sai sự thật trên mạng xã hội. Những thông tin này không chỉ ảnh hưởng tới sự phát triển, hình thành nhân cách, đạo đức xã hội; xâm phạm đến danh dự, uy tín, lợi ích kinh tế của cá nhân, tổ chức mà nó còn gây nên những tác động tiêu cực trong dư luận xã hội, gia tăng tội phạm, mất trật tự an ninh xã hội; làm giảm uy tín của Nhân dân đối với một bộ phận cán bộ, đảng viên và của Nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa. Có thể nói mạng xã hội đang là phương tiện nguy hiểm nhất, với đặc tính lây lan truyền nhanh, có khả năng mở rộng phạm vi tác động, vượt qua rào cản ngôn ngữ, khoảng cách địa lý, gây tác hại trên diện rộng hơn bất cứ hình thức chống phá nào khác của các thế lực thù địch.

Về nội dung và bản chất, có thể nhận diện thông tin xấu, độc tán phát trên internet và mạng xã hội là những thông tin bịa đặt, bóp méo sự thật, xuyên tạc vấn đề, “đổi trắng, thay đen”, làm lẫn lộn đúng sai, thật giả hoặc có một phần sự thật nhưng được đưa tin với dụng ý xấu, phân tích và định hướng dư luận bằng luận điệu thù địch. Đó là các dạng thông tin có nội dung không phù hợp về chuẩn mực đạo đức, văn hóa, thuần phong mỹ tục như: kích động bạo lực, bôi nhọ đời tư, vu khống, tin đồn thất thiệt, thông tin nhảm nhí, rùng rợn…; thông tin cổ vũ, lôi kéo tham gia vào các tệ nạn xã hội như ma túy, mại dâm, lô đề, cờ bạc, cá độ, vay nặng lãi, tham gia vào các hội kín, nhóm kín trên mạng xã hội dẫn đến vi phạm kỷ luật, pháp luật; thông tin sai trái, độc hại có tính chất tội phạm tin học như: lừa đảo trên mạng, đánh cắp thông tin, mật khẩu, tán phát virus…

Nguyên nhân xuất hiện ngày càng nhiều tin giả
Nguyên nhân xuất hiện ngày càng nhiều tin giả

Bên cạnh đó là những thông tin sai trái, độc hại có tính chất chính trị, phân tích và định hướng dư luận bằng luận điệu sai trái, thù địch, kích động nhân dân… Về thủ đoạn tán phát thông tin xấu, độc thì các đối tượng lợi dụng các trang mạng lớn trên thế giới như Google, Facebook, kênh Youtube làm công cụ phát tán thông tin xuyên tạc, bịa đặt.

Nguyên nhân của tình trạng này có thể kể đến như do tính chất đặc biệt của mạng internet dễ lan truyền, chia sẻ thông tin, tiếp cận được nhiều người dùng mạng xã hội, dễ “ẩn danh”, xóa dấu vết; hệ thống pháp luật trong lĩnh vực đấu tranh, xử lý tội phạm sử dụng công nghệ cao chưa theo kịp diễn biến tình hình thực tế; tội phạm ngày càng tinh vi, xảo quyệt, am hiểu công nghệ; sự thiếu hiểu biết, nhận thức hạn chế của người dùng mạng xã hội dễ tiếp tay, lan truyền, phát tán thông tin; năng lực nhận biết, phân loại, đánh giá tác hại của các sản phẩm văn hóa xấu độc còn chưa cao, đặc biệt là việc cập nhật, nhận biết các thông tin sai trái trên mạng xã hội; công tác điều tra, phát hiện, xử lý tội phạm cũng còn gặp nhiều khó khăn…

Không thể phủ nhận mạng xã hội là một thành tựu khoa học – công nghệ của nhân loại, tạo thêm không gian để chia sẻ, trao đổi thông tin và kết nối, hợp tác trên phạm vi toàn cầu, là kênh thông tin quan trọng và hữu ích. Tuy nhiên, trước sự phát triển nhanh chóng của mạng xã hội, chúng ta cần phải nhận diện đúng những thông tin xấu, độc khi tiếp cận nhằm phát huy những mặt tích cực, ngăn ngừa những tác động tiêu cực, góp phần ổn định chính trị xã hội của đất nước và xây dựng một môi trường sống an toàn và nâng cao chất lượng cuộc sống của mỗi chúng ta.

Đối với các hành vi tung tin giả, tin sai sự thật,… lên mạng xã hội bị xử phạt như thế nào?

Căn cứ theo Nghị định 15/2020/NĐ-CP ngày 03 tháng 02 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử, Nghị định 91/2020/NĐ-CP của Chính phủ ngày 14/8/2020 về chống tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác.

Quy định như sau:

Theo Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP khi vi phạm các quy định về trách nhiệm sử dụng dịch vụ mạng xã hội:

1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để thực hiện một trong các hành vi sau:

a) Cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân;

b) Cung cấp, chia sẻ thông tin cổ súy các hủ tục, mê tín, dị đoan, dâm ô, đồi trụy, không phù hợp với thuần phong, mỹ tục của dân tộc;

c) Cung cấp, chĩa sẻ thông tin miêu tả tỉ mỉ hành động chém, giết, tai nạn, kinh dị, rùng rợn;

d) Cung cấp, chia sẻ thông tin bịa đặt, gây hoang mang trong Nhân dân, kích động bạo lực, tội ác, tệ nạn xã hội, đánh bạc hoặc phục vụ đánh bạc;

đ) Cung cấp, chia sẻ các tác phẩm báo chí, văn học, nghệ thuật, xuất bản phẩm mà không được sự đồng ý của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ hoặc chưa được phép lưu hành hoặc đã có quyết định cấm lưu hành hoặc tịch thu;

e) Quảng cáo, tuyên truyền, chia sẻ thông tin về hàng hóa, dịch vụ bị cấm;

g) Cung cấp, chia sẻ hình ảnh bản đồ Việt Nam nhưng không thể hiện hoặc thể hiện không đúng chủ quyền quốc gia;

h) Cung cấp, chia sẻ đường dẫn đến thông tin trên mạng có nội dung bị cấm.

2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi tiết lộ thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

Khoản 3 Điều 4 Nghị định 15/2020/NĐ-CP cũng quy định: Mức phạt tiền quy định đối với các hành vi vi phạm hành chính nêu trên là mức phạt đối với tổ chức, mức phạt tiền đối với cá nhân bằng 1/2 lần mức phạt tiền đối với tổ chức.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc gỡ bỏ thông tin sai sự thật hoặc gây nhàm lẫn hoặc thông tin vi phạm pháp luật do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật Sư 247 về vấn đề “Nguyên nhân xuất hiện ngày càng nhiều tin giả”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như điều kiện cấp phép bay flycam, phí dịch vụ công chứng tại nhà, tìm hiểu về hợp thức hóa lãnh sự tại Việt Nam,  xin hợp pháp hóa lãnh sự ở Hà Nội, dịch vụ công chứng tại nhà của chúng tôi… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp. 

Để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…

Hãy liên hệ: 0833.102.102.

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Tin giả là gì?

Tin giả còn được gọi là tin rác hoặc tin tức giả mạo, là một loại hình báo chí hoặc tuyên truyền bao gồm các thông tin cố ý hoặc trò lừa bịp lan truyền qua phương tiện truyền thông tin tức truyền thống (in và phát sóng) hoặc phương tiện truyền thông xã hội trực tuyến. Thông tin sai lệch thường được các phóng viên trả tiền cho các trang đăng tin để được đăng các tin tức này, một thực tế phi đạo đức được gọi là báo chí trả tiền. Tin tức kỹ thuật số đã mang lại và tăng việc sử dụng tin tức giả, hoặc báo chí màu vàng (yellow journalism). Tin tức sau đó thường được nhắc lại là thông tin sai trên phương tiện truyền thông xã hội nhưng đôi khi cũng tìm được đường đến những phương tiện truyền thông chính thống.

Xử phạt vi phạm hành chính khi bị người khác giả tên facebook, nói xấu và xúc phạm danh dự?

Xử phạt hành chính theo quy định tại Điểm g Khoản 3 Điều 102 Nghị định số 15/2020/NĐ-CP của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện, thông tin giao dịch điện tử
Điều 102. Vi phạm quy định về lưu trữ, cho thuê, truyền đưa cung cấp, truy cập, thu thập, xử lý, trao đổi và sử dụng thông tin
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
..
g) Cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm đe dọa, quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác;

Thông tin là gì?

Điều 2 Luật Tiếp cận thông tin năm 2016 đã giải thích khái niệm thông tin như sau:
1. Thông tin là tin, dữ liệu được chứa đựng trong văn bản, hồ sơ, tài liệu có sẵn, tồn tại dưới dạng bản viết, bản in, bản điện tử, tranh, ảnh, bản vẽ, băng, đĩa, bản ghi hình, ghi âm hoặc các dạng khác do cơ quan nhà nước tạo ra.
Theo đó, thông tin là tin dữ liệu chứa đựng trong văn bản, hồ sơ, tài liệu có sẵn. Thông tin tồn tại dưới các dạng sau:
Bản viết.; Bản in; Bản điện tử; Tranh; Ảnh; Bản vẽ; Băng; Đĩa; Bản ghi hình; Ghi âm
Các dạng khác do cơ quan nhà nước tạo ra: Được tạo ra trong quá trình cơ quan nhà nước thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình và được người có thẩm quyền ký, đóng dấu hoặc xác nhận bằng văn bản.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.