Người Việt Nam định cư ở nước ngoài có được thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam?

03/11/2022
Người Việt Nam định cư ở nước ngoài có được thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam?
572
Views

Theo khoản 3 Điều 3 Luật Quốc tịch,  người Việt Nam định cư ở nước ngoài được xác định là công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam cư trú, sinh sống lâu dài ở ngoài phạm vi lãnh thổ Việt Nam. Hiện nay, Nhà nước có chính sách khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để người Việt Nam định cư ở nước ngoài giữ quan hệ gắn bó với gia đình và quê hương, góp phần xây dựng quê hương, đất nước, trong đó có những chế độ khuyến khích đối với hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.

Theo quy định hiện nay, người Việt Nam định cư ở nước ngoài có được thành lập doanh nghiệp không? Cùng tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây của Luật sư 247.

Người Việt Nam định cư ở nước ngoài có được thành lập doanh nghiệp?

Cá nhân, tổ chức muốn thành lập doanh nghiệp phải thuộc đối tượng được quyền thành lập doanh nghiệp. Theo đó, tất cả tổ chức, cá nhân đều có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam trừ các trường hợp theo quy định tại khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp năm 2020:

  • Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
  • Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức;
  • Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp, công nhân công an trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp hoặc quản lý tại doanh nghiệp nhà nước;
  • Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 88 của Luật này, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;
  • Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; tổ chức không có tư cách pháp nhân;
  • Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; các trường hợp khác theo quy định của Luật Phá sản, Luật Phòng, chống tham nhũng.
  • Trường hợp Cơ quan đăng ký kinh doanh có yêu cầu, người đăng ký thành lập doanh nghiệp phải nộp Phiếu lý lịch tư pháp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh;
  • Tổ chức là pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định theo quy định của Bộ luật Hình sự.

Như vậy nếu người Việt Nam định cư ở nước ngoài không thuộc các trường hợp trên có quyền thành lập doanh nghiệp ở Việt Nam.

Theo quy định hiện nay, người Việt Nam định cư ở nước ngoài bao gồm: công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam cư trú, sinh sống lâu dài ở ngoài phạm vi lãnh thổ Việt Nam.

Thủ tục thành lập doanh nghiệp

Người Việt Nam định cư ở nước ngoài có được thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam?
Người Việt Nam định cư ở nước ngoài có được thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam?

Đối với trường hợp người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam, vẫn mang quốc tịch Việt Nam, thủ tục thành lập doanh nghiệp vẫn tiến hành như công dân trong nước. Để được áp dụng những chế độ chính sách và không hạn chế kinh doanh như đối với công dân Việt Nam thông thường thì có thể tiến hành xin nhập lại quốc tịch Việt Nam, khi đó thì sẽ được coi như nhà đầu tư trong nước để thành lập công ty.

Lợi thế của những nhà đầu tư trong nước là những người có quốc tịch Việt Nam, sẽ không bị hạn chế về ngành nghề kinh doanh, tỷ lệ sở hữu cổ phần, đơn giản hơn trong thủ tục đầu tư và đăng ký doanh nghiệp.

Tuy nhiên, cách thức này sẽ có một số hạn chế như một số quốc gia sẽ yêu cầu công dân thôi quốc tịch sau khi nhập tịch tại Việt Nam …

Đối với trường hợp người Việt Nam định cư ở nước ngoài là người gốc Việt Nam có quốc tịch nước ngoài việc thực hiện thành lập doanh nghiệp sẽ áp dụng thủ tục dành cho người nước ngoài (nhà đầu tư nước ngoài).

Nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.

Nhà đầu tư nước ngoài thành lập tổ chức kinh tế phải đáp ứng điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài quy định tại Điều 9 của Luật Đầu tư 2020.

Điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài được xem xét theo quy định tại các văn bản pháp luật hiện hành (gồm luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ) và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài quy định tại Danh mục ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài bao gồm:

  • Tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài trong tổ chức kinh tế;
  • Hình thức đầu tư;
  • Phạm vi hoạt động đầu tư;
  • Năng lực của nhà đầu tư; đối tác tham gia thực hiện hoạt động đầu tư;
  • Điều kiện khác theo quy định tại luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Trước khi thành lập tổ chức kinh tế, nhà đầu tư nước ngoài phải có dự án đầu tư, thực hiện thủ tục cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, trừ trường hợp thành lập doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo và quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ khác có giá trị pháp lý tương đương, tổ chức kinh tế do nhà đầu tư nước ngoài thành lập là nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư theo quy định tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Quy trình sẽ thực hiện như sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ giấy tờ hợp lệ để xin chấp thuận chủ trương dự án đầu tư tại Việt Nam – kết quả là giấy chứng nhận đầu tư;
  • Bước 2: Xin giấy phép con đối với những ngành nghề kinh doanh có điều kiện như: Giấy phép về môi trường, giấy phép phòng cháy chữa cháy, an ninh trật tự…;
  • Bước 3: Tạo lập doanh nghiệp dựa trên những giấy phép tại Bước 1 và Bước 2.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là những vấn đề liên quan đến “Người Việt Nam định cư ở nước ngoài có được thành lập doanh nghiệp?“. Luật sư 247 tự hào sẽ là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề cho khách hàng liên quan đến tư vấn pháp lý, thủ tục giấy tờ liên quan đến lệ phí đăng ký lại khai sinh, chuyển nhượng quyền sử dụng đất, thủ tục mua bán, cho thuê, cho mượn nhà đất; khiếu nại, khởi kiện giải quyết tranh chấp đất đai… Nếu Quý khách hàng còn phân vân, hãy đặt câu hỏi cho Luật sư 247 thông qua số hotline 0833.102.102. Chúng tôi sẽ tiếp nhận thông tin và phản hồi nhanh chóng.

Hoặc qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Trụ sở chính của doanh nghiệp thành lập bởi người Việt Nam định cư ở nước ngoài

Theo Điều 42 Luật Doanh nghiệp 2020, trụ sở chính của doanh nghiệp đặt trên lãnh thổ Việt Nam, là địa chỉ liên lạc của doanh nghiệp và được xác định theo địa giới đơn vị hành chính; có số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).

Quy định về tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài

Tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên tiếng Việt sang một trong những tiếng nước ngoài hệ chữ La-tinh. Khi dịch sang tiếng nước ngoài, tên riêng của doanh nghiệp có thể giữ nguyên hoặc dịch theo nghĩa tương ứng sang tiếng nước ngoài.
Trường hợp doanh nghiệp có tên bằng tiếng nước ngoài, tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp được in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn tên tiếng Việt của doanh nghiệp tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp hoặc trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.

Có thể góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng ngoại tệ không?

Theo khoản 1 Điều 36 Luật Doanh nghiệp 2020, tài sản góp vốn không phải là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng phải được các thành viên, cổ đông sáng lập hoặc tổ chức thẩm định giá định giá và được thể hiện thành Đồng Việt Nam.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Doanh nghiệp

Comments are closed.