Người phạm tội đang mang thai có phải đi tù không?

16/10/2021
Người phạm tội đang mang thai có phải đi tù không?
1932
Views

Người phạm tội đang mang thai có phải đi tù không?

Chào luật sư. Con gái tôi đang bị tạm giữ vì tội mua bán trái phép chất ma tuý. Tuy nhiên, hiện tại cháu đang mang thai 02 tháng. Vậy Luật sư cho tôi hỏi là Người phạm tội đang mang thai có phải đi tù không? Gia đình tôi đang rất hoang mang. Xin Luật sư giải đáp giúp tôi. Cảm ơn Luật sư

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho Luật Sư 247. Với thắc mắc của bạn chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Người phạm tội được xác định như thế nào?

Trước hết, cần phân biệt rõ giữa “tội phạm” và “phạm tội”.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 thì tội phạm được quy định: 

“Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý…”.

Theo đó, tội phạm phải có đầy đủ các yếu tố bao gồm: Hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự; người thực hiện hành vi có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại có năng lực trách nhiệm hình sự; người thực hiện hoặc pháp nhân thương mại thực hiện hành vi đó có lỗi; hành vi đó xâm phạm đến khách thể được Bộ luật hình sự bảo vệ.

Như vậy, nếu như “tội phạm” theo quy định của BLHS phải có đầy đủ các yếu tố trên, thì “phạm tội” là hành động thực hiện tội phạm, nhưng có thể do người không có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện và không bị coi là tội phạm.

Trách nhiệm hình sự là gì?

Trách nhiệm hình sự là một dạng trách nhiệm pháp lí, bao gồm: nghĩa vụ phải chịu sự tác động của hoạt động truy cứu trách nhiệm hình sự, chịu bị kết tội, chịu biện pháp cưỡng chế của trách nhiệm hình sự (hình phạt; biện pháp tư pháp) và chịu mang án tích.

Xem thêm: Người phạm tội chỉ bị phạt cảnh cáo khi nào?

Người phạm tội đang mang thai có phải đi tù không?

Theo điểm b khoản 1 Điều 67 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017, phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi thì được hoãn chấp hành hình phạt tù cho đến khi con đủ 36 tháng tuổi.

Theo quy định trên, phụ nữ có thai vẫn bị áp dụng hình phạt tù; nhưng sẽ được tạm hoãn cho đến khi con đủ 36 tháng tuổi.

Cố tình mang thai nhiều lần có được hoãn thi hành án?

Có thể thấy, phụ nữ mang thai được hoãn phạt tù khi con được 36 tháng. Tuy nhiên, nhiều trường hợp sau khi con đủ 36 tháng, không thể tránh khỏi một số trường hợp người mẹ mang thai tiếp.

Tuy nhiên, sau khi con đủ 36 tháng, không thể tránh khỏi một số trường hợp người mẹ mang thai tiếp. Vậy đối với người bị kết án là phụ nữ mà sau khi bị kết án họ liên tục có thai và sinh con để trốn tránh nghĩa vụ thi hành án phạt tù thì Tòa án có cho họ hoãn chấp hành hình phạt tù không?

Tại Công văn 01/2017/GĐ-TANDTC, Toà án nhận định:

Nếu người bị kết án là phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi thì có thể được hoãn chấp hành hình phạt tù cho đến khi con đủ 36 tháng tuổi, không phân biệt họ cố tình có thai và sinh con liên tục để trốn tránh nghĩa vụ thi hành án phạt tù hay không.

Như vậy, dù cố tình có thai và sinh con liên tục thì người bị kết án vẫn tiếp tục được hoãn chấp hành án phạt tù.

Quy định trên nhằm đảm bảo quyền trẻ em. Khi trẻ em được sinh ra, cần được nuôi dưỡng trong gia đình có đầy đủ cha mẹ; đặc biệt là trong 03 năm đầu. Quy định này thể hiện sự khoan hồng của pháp luật Việt Nam.

Không thi hành án tử hình với phụ nữ có thai

Ngoài việc hoãn chấp hành án phạt tù, tại khoản 2; 3 Điều 40 Bộ luật Hình sự quy định như sau:

2. Không áp dụng hình phạt tử hình đối với người dưới 18 tuổi khi phạm tội, phụ nữ có thai; phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi hoặc người đủ 75 tuổi trở lên khi phạm tội hoặc khi xét xử.

3. Không thi hành án tử hình đối với người bị kết án nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Phụ nữ có thai hoặc phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi…

Theo quy định trên, phụ nữ có thai sẽ không bị áp dụng hình phạt tử hình; không thi hành án tử hình.

Xem thêm: Tử tù nữ mang thai có được miễn thi hành án?

Phụ nữ có thai có được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự?

Theo quy định tại điểm n khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự quy định:

“Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:

n) Người phạm tội là phụ nữ có thai…”

Như vậy, người phạm tội là phụ nữ có thai sẽ được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Trong đó, Tòa án sẽ căn cứ vào quy định của Bộ luật Hình sự, cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự để quyết định hình phạt một cách chính xác nhất.

Kết luận

Như vậy, người phạm tội mang thai có thể được hoãn chấp hành phạt tù tới 36 tháng. Quy định này thể hiện tính nhân văn; sự khoan hồng của pháp luật.

Có thể bạn quan tâm

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề Người phạm tội đang mang thai có phải đi tù không? Hy vọng bài viết bổ ích với bạn đọc!

Hãy liên hệ khi có nhu cầu sử dụng dịch vụ của Luật sư 2470833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Phạm tội chưa hoàn thành là gì?

Phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành: Là trường hợp người phạm tội vì nguyên nhân khách quan, chưa thực hiện hết các hành vi mà họ cho là cần thiết để gây ra hậu quả nên hậu quả không xảy ra (chưa đạt về hậu quả; chưa hoàn thành về hành vi).

Trường hợp nào được miễn trách nhiệm hình sự?

Được miễn trách nhiệm hình sự khi có một trong những căn cứ sau đây:
a) Khi tiến hành điều tra, truy tố hoặc xét xử, do có sự thay đổi chính sách, pháp luật làm cho hành vi phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa;
b) Khi có quyết định đại xá.

Thế nào là hình phạt bổ sung?

Hình phạt bổ sung là hình phạt được áp dụng kèm theo hình phạt chính đối với những tội phạm nhất định nhằm tăng cường, củng cố tác dụng của hình phạt chính.
Nếu người bị kết án không bị áp dụng hình phạt chính thì tòa án không được áp dụng hình phạt bổ sung đối với họ. Mỗi tội phạm, người phạm tội chỉ bị áp dụng một hình phạt chính, nhưng lại có thể bị áp dụng nhiều loại hình phạt bổ sung

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Để lại một bình luận