Thông qua nền tảng website thương mại điện tử, mua bán online trở thành thói quen của người tiêu dùng. Người nước ngoài sống tại Việt Nam có được kinh doanh thương mại điện tử không? Thông tin về giá cả trên website TMĐT được quy định thế nào? Điều kiện, thủ tục đăng ký kinh doanh thương mại điện tử qua website thế nào? Phòng tư vấn pháp lý của Luật sư X xin thông tin tới bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
- Luật Thương mại 2005;
- Nghị định 52/2013/NĐ-CP;
- Nghị định 85/2021/NĐ-CP.
Nội dung tư vấn
Khái niệm Thương mại điện tử
Theo khoản 1 Điều 3 Luật Thương mại 2005:
Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.
Khoản 1 Điều 3 Nghị định 52/2013/NĐ-CP quy định:
Hoạt động thương mại điện tử là việc tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình của hoạt động thương mại bằng phương tiện điện tử có kết nối với mạng Internet, mạng viễn thông di động hoặc các mạng mở khác.
Như vậy, TMĐT bản chất là hoạt động mua bán hàng hoá; thay vì diễn ra trực tiếp thì sẽ diễn ra trên các nền tảng là các website bán hàng, mạng viễn thông được đăng ký theo quy định của pháp luật.
Hình thức tổ chức hoạt động thương mại điện tử
Website thương mại điện tử bán hàng
Website thương mại điện tử bán hàng: là website TMĐT do các thương nhân, tổ chức, cá nhân tự thiết lập để phục vụ hoạt động xúc tiến thương mại, bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ của mình.
Website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử
Website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử: là website TMĐT do thương nhân, tổ chức thiết lập để cung cấp môi trường cho các thương nhân, tổ chức, cá nhân khác tiến hành hoạt động thương mại. Website cung cấp dịch vụ TMĐT bao gồm các loại sau:
+ Sàn giao dịch TMĐT;
+ Website đấu giá trực tuyến;
+ Website khuyến mại trực tuyến;
+ Các loại website khác do Bộ Công Thương quy định.
Người nước ngoài sống tại Việt Nam có được kinh doanh thương mại điện tử không?
Các thương nhân, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động TMĐT trên lãnh thổ Việt Nam, bao gồm:
a) Thương nhân, tổ chức, cá nhân Việt Nam;
b) Cá nhân nước ngoài cư trú tại Việt Nam;
c) Thương nhân, tổ chức nước ngoài có hoạt động TMĐT; quy định tại Mục 5 Chương IV Nghị định 85/2021/NĐ-CP tại Việt Nam.
Như vậy, cá nhân nước ngoài cư trú tại Việt Nam sẽ được kinh doanh hoạt động TMĐT trên lãnh thổ Việt Nam theo quy định.
Điều kiện, thủ tục đăng ký kinh doanh thương mại điện tử qua website
Điều kiện đăng ký
– Là thương nhân, tổ chức có chức năng; nhiệm vụ phù hợp hoặc cá nhân đã được cấp mã số thuế cá nhân.
– Có website với tên miền hợp lệ và tuân thủ các quy định về quản lý thông tin trên Internet.
– Đã thông báo với Bộ Công Thương về việc thiết lập website TMĐT bán hàng
Thủ tục đăng ký
* Hồ sơ cần chuẩn bị
– Tên miền của website TMĐT;
– Loại hàng hóa, dịch vụ giới thiệu trên website;
– Tên đăng ký của thương nhân, tổ chức hoặc tên của cá nhân sở hữu;
– Địa chỉ trụ sở hoặc địa chỉ thường trú của cá nhân;
– Số, ngày cấp và nơi cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của thương nhân; hoặc số, ngày cấp và đơn vị cấp quyết định thành lập của tổ chức; hoặc mã số thuế cá nhân của cá nhân;
– Tên, chức danh, số chứng minh nhân dân; số điện thoại và địa chỉ thư điện tử của người đại diện thương nhân; người chịu trách nhiệm đối với website TMĐT;
– Các thông tin khác theo quy định của Bộ Công Thương.
* Nơi nộp hồ sơ
Cổng thông tin Quản lý hoạt động TMĐT tại địa chỉ www.online.gov.vn.
* Thời hạn giải quyết
06 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ
Hy vọng bài viết sẽ có ích cho bạn đọc!
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về Vợ có thể đơn phương ly hôn khi chồng đi tù. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết; và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X hãy liên hệ 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Website thương mại điện tử (dưới đây gọi tắt là website) là trang thông tin điện tử được thiết lập để phục vụ một phần hoặc toàn bộ quy trình của hoạt động mua bán hàng hóa hay cung ứng dịch vụ, từ trưng bày giới thiệu hàng hóa, dịch vụ đến giao kết hợp đồng, cung ứng dịch vụ, thanh toán và dịch vụ sau bán hàng.
a) Thực hiện các hành vi lừa đảo khách hàng trên website thương mại điện tử;
b) Giả mạo thông tin của thương nhân, tổ chức, cá nhân khác để tham gia hoạt động thương mại điện tử;
c) Can thiệp vào hệ điều hành và trình duyệt Internet tại các thiết bị điện tử truy cập vào website nhằm buộc khách hàng lưu lại website trái với ý muốn của mình.
1. Thông tin về giá hàng hóa hoặc dịch vụ; bao gồm những chi phí liên quan đến việc mua hàng hóa hoặc dịch vụ.
2. Trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác, nếu thông tin giá hàng hóa hoặc dịch vụ niêm yết trên website không thể hiện rõ giá đó đã bao gồm hay chưa bao gồm những chi phí liên quan đến việc mua hàng hóa hoặc dịch vụ như thuế, phí đóng gói, phí vận chuyển và các chi phí phát sinh khác thì giá này được hiểu là đã bao gồm mọi chi phí liên quan nói trên.
3. Đối với dịch vụ trên các website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử quy định tại Mục 2 và 4 Chương 3 NĐ 52/2013/NĐ-CP, website phải công bố thông tin chi tiết về cách thức tính phí dịch vụ và cơ chế thanh toán.