Người nước ngoài không được làm gì ở Việt Nam?

15/09/2022
Người nước ngoài không được làm gì ở Việt Nam?
859
Views

Việt Nam cũng như các nước trên thế giới đều có chính sách thu hút nhà đầu tư nước ngoài nhằm mục đích phát triển kinh tế. Tuy nhiên, không phải lĩnh vực đầu tư, kinh doanh nào người nước ngoài cũng được phép đầu tư, kinh doanh. Vậy người nước ngoài không được làm gì ở Việt Nam? Hãy tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư 247 để biết thêm thông tin chi tiết nhé!

Căn cứ pháp lý

Khái niệm về người nước ngoài

Người nước ngoài, tức là người có quốc tịch nước ngoài, là quốc tịch của một nước khác không phải là Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Do chính sách mở cửa của nước ta hiện nay nên số lượng người nước ngoài vào nước ta có nhiều loại với những mục đích khác nhau nhưng nhìn chung có thể phân thành:

  • Người nước ngoài tạm trú tức là người cư trú có thời hạn tại Việt Nam;
  • Người nước ngoài thường trú tức là người nước ngoài cư trú không thời hạn ở Việt Nam.

Ngoài ra, còn có những trường hợp người nước ngoài quá cảnh, người nước ngoài nhập cảnh nhưng thời gian lưu ở Việt Nam không quá 48 tiếng; hoặc người nước ngoài mượn đường vào Việt nam không quá 3 ngày (72 tiếng),…
Ở nước ta không có sự phân biệt đối xử giữa người nước ngoài. Họ đều được làm ăn sinh sống, quyền cư trú, đều chịu sự tác động của cùng một quy chế pháp lý hành chính.

Đặc điểm về quy chế pháp lý của người nước ngoài

  • Tất cả những người nước ngoài cư trú, làm ăn và sinh sống tại Việt Nam đều bình đẳng về năng lực pháp luật hành chính, không phân biệt dân tộc, màu da, tôn giáo, nghề nghiệp;
  • Quy chế pháp lý của người nước ngoài có những hạn chế nhất định so với công dân Việt Nam xuất phát từ nguyên tắc quốc tịch được quy định trong luật quốc tịch của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
  • Người nước ngoài cư trú tại Việt Nam phải chịu sự tài phán của hai hệ thống pháp luật là hệ thống pháp luật Việt Nam và hệ thống pháp luật của nước mà họ mang quốc tịch.

Quyền và nghĩa vụ của người nước ngoài

Người nước ngoài phải chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật của nhà nước Việt Nam. Họ không có quyền bầu cử và ứng cử vào các cơ quan quyền lực nhà nước và cũng không phải thực hiện nghĩa vụ quân sự. Người nước ngoài có công với nhà nước Việt Nam được xét khen thưởng, còn người vi phạm pháp luật Việt Nam sẽ bị xử lý theo pháp luật Việt Nam. Theo pháp luật Việt nam, chế độ pháp lý dành cho người nước ngoài bao gồm các vấn đề cơ bản sau:

Về vấn đề tạm trú:

  • Người nước ngoài được cơ quan quản lý xuất nhập cảnh tại cửa khẩu cấp giấy chứng nhận tạm trú trên lãnh thổ Việt nam khi có đăng kí tạm trú phù hợp với mục đích nhập cảnh trên lãnh thổ Việt nam. Thời hạn tối đa được chứng nhận tạm trú là 12 tháng;
  • Người nước ngoài chỉ có thể đi vào nơi cấm người nước ngoài cư trú khi được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
  • Người nước ngoài có thể đi lại không phải xin phép trong phạm vi tỉnh, thành phố thuộc trung ương hoặc các địa phương khác nếu mục đích đi lại phù hợp với mục đích tạm trú.

Về vấn đề thường trú:

Trong thời hạn 48 tiếng kể từ khi nhập cảnh, người nước ngoài phải đăng kí cư trú (thường trú) tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Nơi đăng kí thường trú là Phòng Quản lý xuất nhập cảnh thuộc công an nơi thường trú.

Trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày nhận đủ thủ tục hợp lệ, Phòng quản lý xuất nhập cảnh thuộc công an tỉnh cấp giấy chứng nhận thường trú. Trường hợp người nước ngoài muốn đăng kí, thay đổi nghề nghiệp, địa chỉ đã đăng kí hoặc thay đổi nơi thường trú phải làm thủ tục sửa đổi, bổ sung tại Phòng quản lý xuất nhập cảnh thuộc Công an tỉnh nơi cư trú.

Ðối với người dưới 14 tuổi sống chung với cha mẹ hoặc người đỡ đầu là người nước ngoài thường trú tại Việt nam được cha hoặc mẹ đỡ đầu khai chung vào bản khai thường trú.

Giấy chứng nhận thường trú có giá trị không thời hạn chỉ được cấp cho người có đủ các yêu cầu luật định và phải từ đủ 14 tuổi trở lên.

Về vấn đề trục xuất:

Người nước ngoài có thể bị trục xuất nếu thuộc 1 trong các trường hợp sau:

  • Có hành vi xâm phạm an ninh quốc gia;
  • Bản thân là mối đe doạ tính mạng, sức khoẻ của những người khác tại Việt nam
  • Ðã bị Toà án Việt nam kết án về tội hình sự và đã chấp hành xong hình phạt hoặc không còn nghĩa vụ chấp hành hình phạt;

Về vấn đề cư trú:

Ðược quyền cư trú, đi lại trên lãnh thổ Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Vấn đề lao động và nghề nghiệp:

Người nước ngoài có quyền lao động nhưng không được tự lưa chọn nghề nghiệp như công dân Việt Nam. Hiện nay, có một số nghề kinh doanh mà người nước ngoài không được thực hiện là:

  • Nghề in và sao chụp;
  • Nghề cho thuê nghỉ trọ;
  • Nghề giải phẫu thẩm mỹ
  • Nghề khắc con dấu;
  • Nghề kinh doanh có sử dụng đến chất nổ, chất độc mạnh, chất phóng xạ;
  • Nghề sản xuất và sửa chửa súng săn, sản xuất đạn súng săn và cho thuê súng săn;

Ngoài những ngành nghề quy định chung nếu muốn làm những ngành nghề khác hoặc xin vào làm trong các xí nghiệp, cơ quan thì người nước ngoài phải được cơ quan công an nơi cư trú cho phép và cơ quan quản lý lao động hoặc quản lý ngành nghề đó chấp thuận.

Vấn đề y tế và giáo dục:

  • Ðược khám và chữa bệnh tại các cơ sở y tế của Việt Nam và phải chịu mọi chi phí về khám chữa bệnh theo quy định của nhà nước Việt Nam;
  • Ðược quyền học ở các trường học Việt Nam từ mẫu giáo đến đại học, sau đại học và trên đại học trừ một số trường hoặc một số ngành liên quan tới an ninh quốc phòng;

Vấn đề các quyền khác về xã hội:

  • Có nghĩa vụ lao động công ích và được hưởng phúc lợi xã hội theo quy định của pháp luật Việt Nam. Nếu là công nhân trong các cơ quan nhà nước thì người nước ngoài, người không quốc tịch cũng được hưởng các khoản trợ cấp như công nhân viên chức Việt Nam;
  • Có quyền tư do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, quyền được bảo đảm bí mật về thư tín, điện tín, điện thoại, quyền được bảo hộ về tài sản, tính mạng, danh dự và nhân phẩm. Ðược nhà nước Việt Nam bảo hộ tính mạng, tài sản và quyền lợi hợp pháp khác trên cơ sở pháp luật Việt Nam và Ðiều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia.
Người nước ngoài không được làm gì ở Việt Nam?
Người nước ngoài không được làm gì ở Việt Nam?

Người nước ngoài không được làm gì ở Việt Nam?

Khoản 1, 2 Điều 9 Luật Đầu tư 2020 quy định về ngành, nghề và điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài:

“1.Nhà đầu tư nước ngoài được áp dụng điều kiện tiếp cận thị trường như quy định đối với nhà đầu tư trong nước, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

2.Căn cứ luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, Chính phủ công bố Danh mục ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài, bao gồm:

a) Ngành, nghề chưa được tiếp cận thị trường;

b) Ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện.”

Ngành, nghề bị cấm là ngành, nghề chưa được tiếp cận thị trường. Theo Mục A, Phụ Lục I Nghị định 31/2020/NĐ-CP có liệt kê về ngành, nghề chưa được tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài, bao gồm:

1. Kinh doanh các hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện độc quyền nhà nước trong lĩnh vực thương mại.

2. Hoạt động báo chí và hoạt động thu thập tin tức dưới mọi hình thức.

3. Đánh bắt hoặc khai thác hải sản.

4. Dịch vụ điều tra và an ninh.

5. Các dịch vụ hành chính tư pháp, bao gồm dịch vụ giám định tư pháp, dịch vụ thừa phát lại, dịch vụ đấu giá tài sản, dịch vụ công chứng, dịch vụ của quản tài viên.

6. Dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

7. Đầu tư xây dựng hạ tầng nghĩa trang, nghĩa địa để chuyển nhượng quyền sử dụng đất gắn với hạ tầng.

8. Dịch vụ thu gom rác thải trực tiếp từ các hộ gia đình.

9. Dịch vụ thăm dò ý kiến công chúng (thăm dò dư luận).

10. Dịch vụ nổ mìn.

11. Sản xuất, kinh doanh vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.

12. Nhập khẩu, phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng.

13. Dịch vụ bưu chính công ích.

14. Kinh doanh chuyển khẩu hàng hóa.

15. Kinh doanh tạm nhập tái xuất.

16. Thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu, quyền phân phối đối với các hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài không được thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu, quyền phân phối.

17. Thu, mua, xử lý tài sản công tại các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang.

18. Sản xuất vật liệu hoặc thiết bị quân sự; kinh doanh quân trang, quân dụng cho lực lượng vũ trang, vũ khí quân dụng, trang thiết bị, kỹ thuật, khí tài, phương tiện chuyên dụng quân sự và công an, linh kiện, bộ phận, phụ tùng, vật tư và trang thiết bị đặc chủng, công nghệ chuyên dùng chế tạo chúng;

19. Kinh doanh dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp và dịch vụ giám định về sở hữu trí tuệ.

20. Dịch vụ thiết lập, vận hành, duy trì, bảo trì báo hiệu hàng hải, khu nước, vùng nước, luồng hàng hải công cộng và tuyến hàng hải; dịch vụ khảo sát khu nước, vùng nước, luồng hàng hải công cộng và tuyến hàng hải phục vụ công bố Thông báo hàng hải; dịch Vụ khảo sát, xây dựng và phát hành hải đồ vùng nước, cảng biển, luồng hàng hải và tuyến hàng hải; xây dựng và phát hành tài liệu, ấn phẩm an toàn hàng hải.

21. Dịch vụ điều tiết bảo đảm an toàn hàng hải trong khu nước, vùng nước và luồng hàng hải công cộng; dịch vụ thông tin điện tử hàng hải.

22. Dịch vụ kiểm định (kiểm tra, thử nghiệm) và cấp Giấy chứng nhận cho các phương tiện giao thông vận tải (gồm hệ thống, tổng thành, thiết bị, linh kiện của phương tiện); dịch vụ kiểm định và cấp Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với các phương tiện, thiết bị chuyên dùng, container, thiết bị đóng gói hàng nguy hiểm dùng trong giao thông vận tải; dịch vụ kiểm định và cấp Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với các phương tiện, thiết bị thăm dò, khai thác và vận chuyển dầu khí trên biển; dịch vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động đối với các máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động được lắp đặt trên các phương tiện giao thông vận tải và phương tiện, thiết bị thăm dò, khai thác và vận chuyển dầu khí trên biển; dịch vụ đăng kiểm tàu cá.

23. Dịch vụ điều tra, đánh giá và khai thác rừng tự nhiên (bao gồm khai thác gỗ và săn bắn, đánh bẫy động vật hoang dã quý hiếm, quản lý quỹ gen cây trồng, vật nuôi và vi sinh vật sử dụng trong nông nghiệp).

24. Nghiên cứu hoặc sử dụng nguồn gen giống vật nuôi mới trước khi được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định, đánh giá.

25. Kinh doanh dịch vụ lữ hành, trừ dịch vụ lữ hành quốc tế phục vụ khách du lịch quốc tế đến Việt Nam.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn về “Người nước ngoài không được làm gì ở Việt Nam?”. Mong rằng các kiến thức trên có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sồng hằng ngày. Hãy theo dõi chúng tôi để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích. Và nếu quý khách có nhu cầu sử dụng dịch vụ thám tử theo dõi, giấy phép sàn thương mại điện tử, dịch vụ ly hôn nhanh chóng, công chứng di chúc tại nhà, dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, thành lập công ty cổ phần, phí dịch vụ công chứng tại nhà cũng như các vấn đề pháp lý khác của chúng tôi mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Lao động người nước ngoài tại Việt Nam gồm những ai?

Theo khoản 1 Điều 2 Nghị định 152/2020/NĐ-CP người lao động nước ngoài là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam theo các hình thức sau đây:
– Thực hiện hợp đồng lao động.
– Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp.
– Thực hiện các loại hợp đồng hoặc thỏa thuận về kinh tế, thương mại, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, khoa học kỹ thuật, văn hóa, thể thao, giáo dục, giáo dục nghề nghiệp và y tế.
– Nhà cung cấp dịch vụ theo hợp đồng.
– Chào bán dịch vụ.
– Làm việc cho tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế tại Việt Nam được phép hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam.
– Tình nguyện viên.
– Người chịu trách nhiệm thành lập hiện diện thương mại.
– Nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia, lao động kỹ thuật.
– Tham gia thực hiện các gói thầu, dự án tại Việt Nam.
– Thân nhân thành viên cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam được phép làm việc tại Việt Nam theo quy định tại điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Điều kiện người nước ngoài làm việc tại Việt Nam là gì?

Điều 151 Bộ luật lao động 2019 quy định về điều kiện người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam như sau:
1. Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam là người có quốc tịch nước ngoài và phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Đủ 18 tuổi trở lên và có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
b) Có trình độ chuyên môn, kỹ thuật, tay nghề, kinh nghiệm làm việc; có đủ sức khỏe theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;
c) Không phải là người đang trong thời gian chấp hành hình phạt hoặc chưa được xóa án tích hoặc đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật nước ngoài hoặc pháp luật Việt Nam;
d) Có giấy phép lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp, trừ trường hợp quy định tại Điều 154 của Bộ luật này.
2. Thời hạn của hợp đồng lao động đối với người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam không được vượt quá thời hạn của Giấy phép lao động. Khi sử dụng người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam, hai bên có thể thỏa thuận giao kết nhiều lần hợp đồng lao động xác định thời hạn.
3. Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam phải tuân theo pháp luật lao động Việt Nam và được pháp luật Việt Nam bảo vệ, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.
Theo đó, khi trung tâm bạn tuyển lao động là người nước ngoài vào làm việc tại trung tâm thì trước hết người lao động nước ngoài cần đáp ứng những điều kiện cụ thể là:
– Đủ 18 tuổi và có đủ năng lực hành vi dân sự
– Có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm làm việc
– Đảm bảo sức khỏe làm việc theo quy định của Bộ y tế
– Không đang chấp hành hình phạt hoặc chưa được xóa án tích, hoặc đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự
– Có giấy phép lao động do cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam cấp
Bên cạnh đó khi nhận người nước ngoài làm việc tại Việt Nam trung tâm anh ngữ có thể thỏa thuận giao kết nhiều lần hợp đồng xác định thời hạn và thời hạn này không được vượt quá thời hạn của giấy phép lao động. Đồng thời phải đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam.

Điều kiện tuyển dụng người nước ngoài làm việc tại Việt Nam là gì?

Điều 152 Bộ luật lao động 2019 quy định về Điều kiện tuyển dụng, sử dụng người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam như sau:
1. Doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân, nhà thầu chỉ được tuyển dụng người lao động nước ngoài vào làm vị trí công việc quản lý, điều hành, chuyên gia và lao động kỹ thuật mà người lao động Việt Nam chưa đáp ứng được theo nhu cầu sản xuất, kinh doanh.
2. Doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân trước khi tuyển dụng người lao động nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam phải giải trình nhu cầu sử dụng lao động và được sự chấp thuận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
3. Nhà thầu trước khi tuyển và sử dụng lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam phải kê khai cụ thể các vị trí công việc, trình độ chuyên môn, kỹ thuật, kinh nghiệm làm việc, thời gian làm việc cần sử dụng lao động nước ngoài để thực hiện gói thầu và được sự chấp thuận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
“.
Theo đó, trong trường hợp trung tâm anh ngữ bạn cần có nhu cầu tuyển dụng giao viên nước ngoài cần lưu ý:
– Chỉ được tuyển dụng người lao động nước ngoài vào làm vị trí công việc quản lý, điều hành, chuyên gia và lao động kỹ thuật mà người lao động Việt Nam chưa đáp ứng được theo nhu cầu sản xuất.
– Và trung tâm phải giải trình nhu cầu sử dụng lao động và được chấp thuận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi tuyển dụng người lao động nước ngoài vào làm việc.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.