Năm 2022, Người nhiễm HIV có được kết hôn không?

24/10/2022
Năm 2022, Người nhiễm HIV có được kết hôn không?
266
Views

Xin chào Luật sư. Tôi có thắc mắc rằng người nhiễm HIV có được kết hôn không? Nếu có, khi đăng ký kết hôn với người nhiễm HIV cần lưu ý điều gì? Người bị Toà án kết án mà bị bệnh AIDS giai đoạn cuối được miễn chấp hành hình phạt tù hay không? Mong được Luật sư hỗ trợ, tôi xin chân thành cảm ơn!

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư 247. Chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn tại bài viết dưới đây, hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn.

Căn cứ pháp lý

Luật Hôn nhân và Gia đình 2014

Người nhiễm HIV có được kết hôn không?

Căn cứ Điều 36 Hiến pháp 2013 có quy định:

1. Nam, nữ có quyền kết hôn, ly hôn. Hôn nhân theo nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau.

2. Nhà nước bảo hộ hôn nhân và gia đình, bảo hộ quyền lợi của người mẹ và trẻ em.

Đồng thời, căn cứ Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định:

Điều kiện kết hôn

1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:

a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;

b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;

c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;

d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.

2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.

Người nhiễm HIV có được kết hôn không?
Người nhiễm HIV có được kết hôn không?

Căn cứ khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 cũng quy định các trường hợp cấm kết hôn bao gồm

Bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình

2. Cấm các hành vi sau đây:

a) Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;

b) Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;

c) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;

d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;

Có thể thấy, hiện nay các quy định về điều kiện kết hôn không có quy định nào hạn chế quyền này đối với người bị nhiễm HIV. Như vậy, người bị nhiễm HIV vẫn có quyền kết hôn như mọi người khác theo như Hiến pháp quy định.

Lưu ý với người nhiễm HIV khi đăng ký kết hôn

Mặc dù pháp luật không hạn chế quyền kết hôn của người bị nhiễm HIV, tuy nhiên, vẫn có một số lưu ý với người nhiễm HIV khi đăng ký kết hôn như sau:

Thông báo tình trạng nhiễm HIV của  mình cho vợ, chồng hoặc cho người chuẩn bị kết hôn với mình biết

Vì mục đích đảm bảo nguyên tắc hôn nhân tự nguyện mà Luật Hôn nhân và gia đình quy định, người bị nhiễm HIV cần cung cấp thông tin về tình trạng nhiễm bệnh của bản thân cho người yêu hay người bạn đời tương lai biết để họ có quyết định có tiến đến hôn nhân hay không.

Nếu trường hợp, một người biết bản thân bị nhiễm HIV mà cố tình giấu diếm vợ/chồng tương lai của mình, sau này có thể bị xét vào trường hợp kết hôn giả tạo là một trong số các điều cấm của Luật.

Có biện pháp phòng chống lây nhiễm HIV

Hiện nay, cùng với sự phát triển của xã hội, nền y học thế giới đã đưa ra rất nhiều biện pháp phòng chống lây nhiễm HIV như: dùng bao cao su trong quan hệ tình dục, tránh tiếp xúc đường máu, điều trị bằng thuốc kháng virus (ARV).

Nếu người bị nhiễm HIV uống thuốc hàng ngày theo hướng dẫn của bác sĩ sẽ duy trì tải lượng virus ở mức không phát hiện được.

Tải lượng virus dưới 200 bản sao/ml máu được xác định là ngưỡng không phát hiện.

Bằng chứng khoa học này được gọi là Không phát hiện = Không lây truyền (K=K).

Thực tế, thuốc ARV đã được sử dụng và có nhiều kết quả tích cực trong hạn chế lây nhiễm HIV giữa vợ chồng và từ bố mẹ sang con.

Người bị Toà án kết án mà bị bệnh AIDS giai đoạn cuối được miễn chấp hành hình phạt tù không?

Trước đây, khoản 2 Điều 42 Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) 2006 có quy định:

Áp dụng pháp luật hình sự, tố tụng hình sự, xử lý vi phạm hành chính đối với người bị xử lý hình sự, hành chính mà bị bệnh AIDS giai đoạn cuối

2. Người bị Toà án kết án mà bị bệnh AIDS giai đoạn cuối được miễn chấp hành hình phạt hoặc giảm thời hạn chấp hành hình phạt, được hoãn hoặc tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù theo quy định của pháp luật về hình sự, tố tụng hình sự, thi hành án phạt tù.

Tuy nhiên, quy định này đã bị bãi bỏ tại khoản 16 Điều 1 Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) sửa đổi 2020. Văn bản này có hiệu lực từ ngày 01/07/2021.

Xem xét các quy định khác về trách nhiệm hình sự, tại Điều 29 Bộ luật Hình sự 2015 (điểm c khoản 2 Điều này được bổ sung bởi điểm a khoản 1 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) có quy định:

Căn cứ miễn trách nhiệm hình sự

2. Người phạm tội có thể được miễn trách nhiệm hình sự khi có một trong các căn cứ sau đây:

a) Khi tiến hành điều tra, truy tố, xét xử do chuyển biến của tình hình mà người phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa;

b) Khi tiến hành điều tra, truy tố, xét xử, người phạm tội mắc bệnh hiểm nghèo dẫn đến không còn khả năng gây nguy hiểm cho xã hội nữa;

c) Trước khi hành vi phạm tội bị phát giác người phạm tội tự thú, khai rõ sự việc, góp phần có hiệu quả vào việc phát hiện và điều tra tội phạm, cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả của tội phạm và lập công lớn hoặc có cống hiến đặc biệt, được Nhà nước và xã hội thừa nhận.

Đồng thời, căn cứ khoản 4 Điều 8 Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP có quy định về bệnh hiểm nghèo như sau:

Điều kiện và mức rút ngắn thời gian thử thách của án treo.

Mắc bệnh hiểm nghèo là trường hợp mà bệnh viện cấp tỉnh, bệnh viện quân đội cấp quân khu trở lên có kết luận là người được hưởng án treo đang bị bệnh nguy hiểm đến tính mạng, khó có phương thức chữa trị, như: Ung thư giai đoạn cuối, xơ gan cổ trướng, lao nặng độ 4 kháng thuốc, bại liệt, suy tim độ 3, suy thận độ 4 trở lên; HIV giai đoạn AIDS đang có các nhiễm trùng cơ hội không có khả năng tự chăm sóc bản thân và có nguy cơ tử vong cao.

Như vây, hiện nay người bị HIV giai đoạn AIDS đang có các nhiễm trùng cơ hội không có khả năng tự chăm sóc bản thân và có nguy cơ tử vong cao thì có thể được xem xét miễn trách nhiệm hình sự.

Đuổi việc do người lao động bị nhiễm HIV có đúng không?

Tại khoản 1 Điều 4 Luật phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) 2006 có quy định như sau:

Quyền và nghĩa vụ của người nhiễm HIV

1. Người nhiễm HIV có các quyền sau đây:

a) Sống hòa nhập với cộng đồng và xã hội;

b) Được điều trị và chăm sóc sức khỏe;

c) Học văn hoá, học nghề, làm việc;

d) Được giữ bí mật riêng tư liên quan đến HIV/AIDS;

đ) Từ chối khám bệnh, chữa bệnh khi đang điều trị bệnh AIDS trong giai đoạn cuối;

e) Các quyền khác theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Theo đó, người nhiễm HIV có quyền sống hòa nhập với cộng đồng và xã hội. Đồng thời căn cứ điểm a khoản 3 Điều 23 Nghị định 117/2020/NĐ-CP có quy định:

Vi phạm quy định về chống kỳ thị, phân biệt đối xử đối với người nhiễm HIV

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc gây khó khăn trong quá trình làm việc của người lao động vì lý do người lao động nhiễm HIV;

Như vậy, căn cứ khoản 5 Điều 4 Nghị định 117/2020/NĐ-CP, hành vi đuổi việc người lao động do người này bị nhiễm HIV là hành vi vi phạm pháp luật và bị xử phạt với mức phạt nêu trên. Đối với tổ chức thì mức phạt này bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ Luật sư 247

Trên đây là tư vấn của Luật Sư 247 về vấn đề “Người nhiễm HIV có được kết hôn không?”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến quy định soạn thảo mẫu đơn xin cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm hay trình tự thủ tục xin cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm…. mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Người nhiễm HIV có những quyền gì?

– Thứ nhất, sống hòa nhập với cộng đồng và xã hội.
– Thứ hai, được điều trị và chăm sóc sức khỏe.
– Thứ ba, học văn hóa, học nghề, làm việc.
– Thứ tư, được giữ bí mật riêng tư liên quan đến HIV/AIDS.
– Thứ năm, từ chối khám bệnh, chữa bệnh khi đang điều trị bệnh AIDS trong giai đoạn cuối.

Người nhiễm HIV có nghĩa vụ gì?

– Thứ nhất, thực hiện các biện pháp phòng lây nhiễm HIV sang người khác.
– Thứ hai, thông báo kết quả xét nghiệm HIV dương tính của mình cho vợ, chồng hoặc cho người chuẩn bị kết hôn với mình biết.
– Thứ ba, thực hiện các quy định về điều trị bằng thuốc kháng HIV.


Các biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV là gì?

Các biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV bao gồm:
+ Cung cấp, hướng dẫn sử dụng bao cao su;
+ Cung cấp, hướng dẫn sử dụng bơm kim tiêm sạch;
+ Dự phòng trước phơi nhiễm với HIV bằng thuốc kháng HIV;
+ Điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế;
+ Các biện pháp can thiệp giảm tác hại phù hợp khác.

5/5 - (1 bình chọn)

Comments are closed.