Người mất năng lực hành vi dân sự có được thừa kế không?

06/02/2023
Người mất năng lực hành vi dân sự có được thừa kế không
379
Views

Thừa kế là một chế định của pháp luật dân sự quy định để tạo quyền quyết định hay hưởng di sản mà người đã mất để lại. Theo quy định của pháp luật hiện hành, thừa kế có hai loại là thừa kế theo pháp luật và thừa kế theo di chúc. Người được hưởng di sản thừa kế cũng phải đáp ứng đủ điều kiện của pháp luật về thừa kế. Cùng Luật sư 247 tìm hiểu về “Người mất năng lực hành vi dân sự có được thừa kế không?” qua bài viết dưới đây:

Căn cứ pháp lý

Bộ luật Dân sự 2015

Người mất năng lực hành vi dân sự là gì?

Người mất năng lực hành vi dân sự là người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần.

Khi không còn căn cứ tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự.

Giao dịch dân sự của người mất năng lực hành vi dân sự phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện.

Theo khoản 1 Điều 22 trên đây, người mất năng lực hành vi dân sự là người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành

vi của mình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố người đó bị mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận của tổ chức giám định pháp y tâm thần.

Khi cá nhân bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mọi giao dịch dân sự của cá nhân đó phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện.

Ví dụ: Sau tai nạn hoặc bị thảm họa thiên tai, nạn nhân do bị thương tích hay bị hoảng loạn không còn nhận thức, làm chủ được hành vi của mình và tổ chức giám định pháp y tâm thần đã có kết luận chính thức thì mọi giao dịch dân sự của cá nhân đó phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện.

Như vậy, do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác, những người này không có khả năng để nhận thức và hành động một cách đúng đắn theo ý chí của mình, nên họ không có đủ khả năng để hiểu và làm chủ được hành vi của mình. Cho nên, mọi giao dịch dân sự của những người này đều phải do người đại diện theo pháp luật xác lập và thực hiện.

Khi không còn căn cứ tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định huỷ bỏ quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự.

Ví dụ: Anh T là người mắc bệnh tâm thần nhưng sau thời gian điều trị đã khỏi bệnh, đã có khả năng nhận thức, làm chủ được hành vi của mình. Khi có yêu cầu của anh T hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố anh T mất năng lực hành vi dân sự. Anh T có quyền tham gia xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự.

Khoản 2 Điều 22 quy định: “Giao dịch dân sự của người mất năng lực hành vi dân sự phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện”.

Người mất năng lực hành vi dân sự có được thừa kế không?

Theo quy định của Bộ Luật Dân sự năm 2015, cá nhân có quyền hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật, phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Như vậy, người mất năng lực hành vi dân sự vẫn có quyền hưởng di sản thừa kế như những người bình thường khác.

Bộ Luật Dân sự năm 2015 có quy định về người giám hộ người mất năng lực hành vi dân sự như sau:

Theo quy định tại Điều 53 có ghi nhận như sau:

Trường hợp vợ là người mất năng lực hành vi dân sự thì chồng là người giám hộ; nếu chồng là người mất năng lực hành vi dân sự thì vợ là người giám hộ.

Trường hợp cha và mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự hoặc một người mất năng lực hành vi dân sự, còn người kia không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì người con cả là người giám hộ; nếu người con cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì người con tiếp theo có đủ điều kiện làm người giám hộ là người giám hộ.

Đối với trường hợp này của bạn thì do mẹ bạn đã mất nên sẽ không thể là người giám hộ cho bố bạn, do đó anh trai bạn là con cả sẽ là người giám hộ đương nhiên khi bố bạn mất năng lực hành vi dân sự. Tuy nhiên, việc xác định bố bạn là người mất năng lực hành vi dân sự cần có Quyết định của Tòa án tuyên bố bạn là người mất năng lực hành vi dân sự.

Quyền của người giám hộ người mất năng lực hành vi dân sự được ghi nhận tại Điều 58 của BLDS nêu trên, cụ thể:

– Sử dụng tài sản của người được giám hộ để chăm sóc, chi dùng cho những nhu cầu thiết yếu của người được giám hộ;

– Được thanh toán các chi phí hợp lý cho việc quản lý tài sản của người được giám hộ;

– Đại diện cho người được giám hộ trong việc xác lập, thực hiện giao dịch dân sự và thực hiện các quyền khác theo quy định của pháp luật nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ.

 Người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi có quyền theo quyết định của Tòa án trong số các quyền quy định tại khoản 1 Điều này

Đồng thời việc quản lý tài sản của người được giám hộ được ghi nhận tại khoản 1 Điều 59: Người giám hộ của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự có trách nhiệm quản lý tài sản của người được giám hộ như tài sản của chính mình; được thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người được giám hộ vì lợi ích của người được giám hộ

Như vậy, bạn và anh trai bạn chỉ được sử dụng tài sản của bố bạn cho những nhu cầu thiết yếu hoặc để thanh toán các chi phí hợp lý trong việc quản lý tài sản của bố bạn. Nếu như trong trường hợp không còn tài sản để chữa trị cho bố bạn thì anh trai bạn có thể bán tài sản để chữa trị cho bố bạn và nếu còn thừa thì có thể sử dụng mua ngôi nhà khác nhưng ngôi nhà này sẽ được đứng tên của bố bạn vì đây vẫn là tài sản hợp pháp của ông.

Thủ tục bán tài sản của người bị mất năng lực hành vi dân sự

Theo Điều 59, Điều 69 Bộ luật Dân sự 2015 thì việc bán tài sản có giá trị lớn của người được giám hộ quy định như sau:

Việc bán, trao đổi, cho thuê, cho mượn, cho vay, cầm cố, thế chấp, đặt cọc và các giao dịch khác đối với tài sản có giá trị lớn của người được giám hộ phải được sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ.

Người thân thích của người được giám hộ có trách nhiệm cử người đại diện làm người giám sát việc giám hộ để theo dõi, đôn đốc, kiểm tra người giám hộ trong việc thực hiện giám hộ, xem xét, giải quyết kịp thời những đề nghị, kiến nghị của người giám hộ liên quan đến việc giám hộ.

Theo quy định tại Điều 3 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì: Người thân thích là người có quan hệ hôn nhân, nuôi dưỡng, người có cùng dòng máu về trực hệ và người có họ trong phạm vi ba đời. Vì vậy, gia đình bạn có thể lựa chọn một trong số người sau: ông, bà, cha, mẹ, anh ruột, chị ruột, em ruột, bác, chú, cậu, cô, dì của bố bạn để giám sát việc bán nhà. Việc bán căn nhà này của anh bạn phải được người giám sát việc giám hộ đồng ý bằng văn bản và phải chứng minh được việc bán là cho những nhu cầu thiết yếu hoặc để thanh toán các chi phí hợp lý trong việc quản lý tài sản của bố bạn.

Về thủ tục chuyển quyền sử dụng đất trong trường hợp này thì yêu cầu thiết là phải có căn cứ để chứng minh việc bạn là người giám hộ của bố bạn và phải có người giám sát việc giám hộ này. Sau đó bạn có thể thực hiện giao dịch về chuyển quyền sử dụng đất của người bị mất năng lực hành vi dân sự. Về thủ tục cụ thể bạn có thể liên hệ cơ quan công chứng nơi có đất để được hướng dẫn cụ thể thủ tục chuyển quyền sử dụng đất.

Mời bạn xem thêm:

Khuyến nghị

Đội ngũ luật sư, luật gia cùng chuyên viên, chuyên gia tư vấn pháp lý với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chúng tôi có cung cấp dịch vụ tư vấn luật thừa kế Luật sư X với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn” chúng tôi đảm bảo với quý khách hàng sự UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – CHUYÊN NGHIỆP.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn về “Người mất năng lực hành vi dân sự có được thừa kế không? ”. Nếu cần giải quyết nhanh gọn các vấn đề liên quan tới hồ sơ, thủ tục tư vấn pháp lý về dịch vụ thám tử tìm người,… hoặc muốn tham khảo mẫu xin từ chối nhận di sản thừa kế hoặc các vấn đề pháp lý khác thì hãy liên hệ ngay tới Luật sư X để chúng tôi nhanh chóng tư vấn hỗ trợ và giải quyết vụ việc. Với các luật sư có chuyên môn cao cùng kinh nghiệm dày dặn, chúng tôi sẽ hỗ trợ 24/7, giúp bạn tiết kiệm chi phí và ít đi lại.

Hotline liên hệ:0833102102. Hoặc các trang thông tin chính thức sau:

Câu hỏi thường gặp

Thủ tục khai nhận di sản thừa kế theo di chúc thực hiện như thế nào?

Bước 1:Nộp hồ sơ khai nhận di sản thừa kế tại một văn phòng công chứng.
Bước 2: Văn phòng công chứng kiểm tra hồ sơ.
Bước 3: Văn phòng công chứng thực hiện niêm yết việc thụ lý văn bản khai nhận di sản tại Ủy ban Nhân dân cấp xã trong thời hạn 15 ngày.
Bước 4: Sau 15 ngày nếu không có khiếu nại, tố cáo thì Văn phòng công chứng công chứng văn bản khai nhận di sản.
Bước 5: Người thừa kế ký xác nhận vào văn bản khai nhận di sản, đóng phí công chứng và và nhận kết quả.

Di chúc miệng có hợp pháp hay không?

Di chúc miệng vẫn được xem là hợp pháp nếu người để lại di chúc thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và sau đó người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày di chúc miệng được thực hiện như trên thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký và điểm chỉ của người làm chứng.
Nếu đáp ứng đủ các điều kiện trên thì di chúc miệng được coi là hợp pháp và những người có tên trong di chúc được quyền phân chia di sản theo di chúc.

Người nước ngoài có thể lập di chúc tại Việt Nam?

Điều kiện để di chúc của người nước ngoài được lập tại Việt Nam được xem là hợp pháp là:
Người lập di chúc cần toàn quyền quyết định nội dung của di chúc theo ý chí của mình và không bị ảnh hưởng tác động bởi người khác;
Người lập di chúc không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép;
Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; và
Hình thức di chúc không trái quy định của pháp luật

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Dân sự

Comments are closed.