Người lao động phải làm gì khi công ty cũ không chốt sổ BHXH?

01/12/2021
Người lao động phải làm gì khi công ty cũ không chốt sổ bảo hiểm xã hội?
523
Views

Sổ Bảo hiểm xã hội (XBHXH là căn cứ để giải quyết các chế độ BHXH cho người lao động. Tuy nhiên, trên thực tế, khi chấm dứt hợp đồng lao động, nhiều doanh nghiệp cố tình không chốt sổ BHXH cho người lao động. Vậy trong trường hợp công ty cũ không chốt sổ BHXH; người lao động phải làm gì? Dưới đây là nội dung về vấn đề trên của Luật sư 247!

Căn cứ pháp lý:

Luật Bảo hiểm xã hội 2014

Nghị định 24/2018/NĐ-CP

Trách nhiệm chốt sổ BHXH thuộc về ai?

Theo quy định tại khoản 5 Điều 21 Luật Bảo hiểm xã hội 2014; người sử dụng lao động có trách nhiệm phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội trả sổ BHXH cho người lao động; xác nhận thời gian đóng BHXH khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động; hoặc thôi việc theo quy định của pháp luật.

Bên cạnh đó, khoản 3 Điều 47 Bộ luật lao động 2012 quy định rằng; khi chấm dứt hợp đồng lao động; người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận; và trả lại sổ bảo hiểm xã hội cùng những giấy tờ khác; mà người sử dụng lao động đã giữ của người lao động. Từ năm 2021; khi Bộ luật lao động năm 2019 có hiệu lực; quy định này vẫn được tiếp tục thực hiện.

Như vậy; việc chốt sổ BHXH cho người lao động là trách nhiệm bắt buộc của người sử dụng lao động.

Người lao động phải làm gì khi công ty cũ không chốt sổ BHXH?

Khi chấm dứt hợp đồng lao động; nhiều doanh nghiệp vẫn “chây ì” không chịu chốt sổ BHXH cho người lao động. Để giải quyết tình trạng này; người lao động có thể lựa chọn thực hiện một trong các cách sau:

Khiếu nại về việc công ty cũ không chốt sổ BHXH

Theo quy định tại Điều 118 Luật bảo hiểm xã hội 2014; người lao động có quyền đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét lại quyết định, hành vi của cơ quan, tổ chức, cá nhân khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Việc khiếu nại về BHXH được thực hiện theo Nghị định 24/2018/NĐ-CP. Theo đó, tại Điều 15; thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu về lao động thuộc về người sử dụng lao động. Thời hạn giải quyết là không quá 30 ngày kể từ ngày thụ lý đối với các vụ việc thông thường (trường hợp đặc biệt lên đến 60 ngày).

Nếu quá thời hạn nêu trên; mà khiếu nại không được giải quyết; hoặc người lao động không đồng ý với quyết định này; thì có thể khiếu nại lần 02 tới Chánh Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội; nơi người sử dụng lao động đặt trụ sở chính.

Thời hạn giải quyết khiếu nại lần 02 đối với các vụ việc thông thường là 45 ngày kể từ ngày thụ lý (trường hợp đặc biệt thời hạn giải quyết có thể lên đến 90 ngày).

Nếu khiếu nại lần hai không được giải quyết trong thời hạn trên hoặc người lao động không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần hai thì có quyền khởi kiện vụ án tại Tòa án theo thủ tục tố tụng hành chính (theo quy định nêu tại điểm b khoản 2 Điều 10 Nghị định 24).

Như vậy, trong trường hợp công ty cũ không chốt sổ BHXH; người lao động có thể gửi đơn khiếu nại đến chính người sử dụng lao động. Nếu không được giải quyết hoặc không đồng ý với quyết định giải quyết; thì có thể gửi khiếu nại lần 02 đến Chánh Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi công ty đặt trụ sở chính.

Khởi kiện về việc công ty cũ không chốt sổ BHXH tại Tòa án

Nếu không muốn giải quyết bằng việc khiếu nại; người lao động có thể chọn giải quyết bằng cách khởi kiện tại Tòa án theo thủ tục tố tụng dân sự.

Khoản 1 Điều 10 Nghị định 24/2018 quy định 03 trường hợp người lao động có quyền khởi kiện vụ án tại Tòa án:

– Có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi của người sử dụng lao động là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình;

– Không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu;

– Đã hết thời hạn quy định mà khiếu nại lần đầu không được giải quyết.

Do đó, người lao động khi có một trong các căn cứ trên; có thể trực tiếp khởi kiện tại Toà án yêu cầu giải quyết việc doanh nghiệp không chịu chốt sổ BHXH.

Ngoài ra, theo quy định của Bộ luật lao động; tranh chấp lao động cá nhân phải tiến hành hòa giải trước khi yêu cầu Tòa án giải quyết. Tuy nhiên, theo điểm d khoản 1 Điều 201 Bộ luật Lao động 2012; tranh chấp về bảo hiểm xã hội lại là một trong những trường hợp không bắt buộc phải hòa giải.

Vì vậy, người lao động trong trường hợp này cũng có thể chọn giải quyết theo thủ tục hòa giải thông qua hòa giải viên lao động. Nếu không hòa giải được thì sau đó có thể yêu cầu Tòa án giải quyết.

Từ ngày 01/01/2021; theo quy định của Bộ luật Lao động năm 2019; người lao động sẽ có thêm biện pháp giải quyết tranh chấp lao động về bảo hiểm. Theo đó; người lao động có thể lựa chọn Hội đồng trọng tài lao động; trước khi khởi kiện tại Tòa án. Việc giải quyết tranh chấp về bảo hiểm xã hội bởi Hội đồng trọng tài lao động; sẽ không được tiến hành đồng thời với yêu cầu khởi kiện.

Câu hỏi thường gặp

Trách nhiệm chốt sổ BHXH thuộc về ai?

Theo quy định tại khoản 5 Điều 21 Luật Bảo hiểm xã hội 2014; người sử dụng lao động có trách nhiệm phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội trả sổ BHXH cho người lao động; xác nhận thời gian đóng BHXH khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động; hoặc thôi việc theo quy định của pháp luật.

Người lao động phải làm gì khi công ty cũ không chốt sổ BHXH?

Khiếu nại về việc công ty cũ không chốt sổ BHXH
Khởi kiện về việc công ty cũ không chốt sổ BHXH tại Tòa án

Những trường hợp người lao động có quyền khởi kiện vụ án tại Tòa án là gì?

Khoản 1 Điều 10 Nghị định 24/2018 quy định 03 trường hợp người lao động có quyền khởi kiện vụ án tại Tòa án:
– Có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi của người sử dụng lao động là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình;
– Không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu;
– Đã hết thời hạn quy định mà khiếu nại lần đầu không được giải quyết.

Liên hệ Luật sư X

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật Sư.

Hy vọng những thông tin Luật sư 247 cung cấp hữu ích với bạn đọc!

Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư 247 hãy liên hệ 0833102102

Xem thêm: Không đi làm vẫn được hưởng lương hưu khi nào?

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Lao động

Để lại một bình luận