Người lao động cao tuổi phải có đơn mới được tiếp tục làm nghề, công việc nặng nhọc QĐ 2022

13/09/2022
Người lao động cao tuổi phải có đơn mới được tiếp tục làm nghề, công việc nặng nhọc?
377
Views

Hiện nay có rất nhiều người cao tuổi vẫn muốn đi làm việc để không bị phụ thuộc vào trợ cấp hay vào con cái của họ. Nhiều người tìm những công việc phù hợp với sức khỏe nhưng bên cạnh đó cũng có những người chọn những công việc có tính nặng nhọc hơn so với sức lực để được có nhiều tiền công hơn. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật sư 247 để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Người lao động cao tuổi phải có đơn mới được tiếp tục làm nghề, công việc nặng nhọc?” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.

Căn cứ pháp lý

Độ tuổi nghỉ hữu

Tuổi nghỉ hưu được xác định theo Điều 169 Bộ luật Lao động 2019 như sau:

“Điều 169. Tuổi nghỉ hưu

1. Người lao động bảo đảm điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội được hưởng lương hưu khi đủ tuổi nghỉ hưu.

2. Tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035.

Kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam và 04 tháng đối với lao động nữ.

3. Người lao động bị suy giảm khả năng lao động; làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn nhưng không quá 05 tuổi so với quy định tại khoản 2 Điều này tại thời điểm nghỉ hưu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

4. Người lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao và một số trường hợp đặc biệt có thể nghỉ hưu ở tuổi cao hơn nhưng không quá 05 tuổi so với quy định tại khoản 2 Điều này tại thời điểm nghỉ hưu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.”

Ngoài ra, người lao động cao tuổi được quy định cụ thể tại Điều 148 Bộ luật Lao động 2019 như sau:

“Điều 148. Người lao động cao tuổi

1. Người lao động cao tuổi là người tiếp tục lao động sau độ tuổi theo quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật này.

2. Người lao động cao tuổi có quyền thỏa thuận với người sử dụng lao động về việc rút ngắn thời giờ làm việc hằng ngày hoặc áp dụng chế độ làm việc không trọn thời gian.

3. Nhà nước khuyến khích sử dụng người lao động cao tuổi làm việc phù hợp với sức khỏe để bảo đảm quyền lao động và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực.”

Như vậy, pháp luật vẫn cho phép người lao động đã đến tuổi nghỉ hưu được quyền tiếp tục làm việc. Tuy nhiên, đối với người lao động cao tuổi thì sức khỏe là một phần đáng quan ngại khi làm việc, do đó cần chú trọng đến thời giờ làm việc, cũng như nhưng vấn đề sức khỏe.

Người lao động cao tuổi phải có đơn mới được tiếp tục làm nghề, công việc nặng nhọc?

Người lao động cao tuổi phải có đơn mới được tiếp tục làm nghề, công việc nặng nhọc?
Người lao động cao tuổi phải có đơn mới được tiếp tục làm nghề, công việc nặng nhọc?

Căn cứ Khoản 1 Điều 29 Nghị định 39/2016/NĐ-CP quy định điều kiện sử dụng người lao động cao tuổi làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm như sau:

“Điều 29. Điều kiện sử dụng người lao động cao tuổi làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm

1. Chỉ sử dụng người lao động cao tuổi làm các nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người lao động cao tuổi khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Người lao động cao tuổi phải là người có kinh nghiệm, với thâm niên nghề nghiệp từ đủ 15 năm trở lên; trong đó có ít nhất 10 năm hành nghề liên tục tính đến trước thời điểm ký hợp đồng lao động với người lao động cao tuổi;

b) Người lao động cao tuổi là người có tay nghề cao, có chứng nhận hoặc chứng chỉ nghề hoặc được công nhận là nghệ nhân theo quy định của pháp luật; người sử dụng lao động phải tổ chức kiểm tra, sát hạch trước khi ký hợp đồng lao động;

c) Người lao động cao tuổi phải có đủ sức khỏe theo tiêu chuẩn sức khỏe do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành sau khi có ý kiến của bộ chuyên ngành tương ứng với nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; được người sử dụng lao động tổ chức khám sức khỏe định kỳ ít nhất 02 lần trong 01 năm;

d) Chỉ sử dụng không quá 05 năm đối với từng người lao động cao tuổi;

đ) Phải bố trí ít nhất 01 người lao động không phải là người lao động cao tuổi cùng làm với người lao động cao tuổi khi triển khai công việc tại một nơi làm việc;

e) Có đơn của người lao động cao tuổi về sự tự nguyện làm việc để người sử dụng lao động xem xét trước khi ký hợp đồng lao động.”

Theo quy định nếu trên, người lao động cao tuổi cần phải có đơn tự nguyện làm việc để người sử dụng lao động xem xét trước khi ký hợp đồng lao động, ngoài ra người lao động cao tuổi cũng cần phải đạt được các điều kiện khác ở trên để được làm công việc nặng nhọc.

Tiền lương cho người lao động cao tuổi khi tiếp tục làm việc

Điều 219 Bộ luật Lao động 2019, điều kiện hưởng lương hưu được quy định như sau:

“1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, g, h và i khoản 1 Điều 2 của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên thì được hưởng lương hưu nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Đủ tuổi theo quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động;

b) Đủ tuổi theo quy định tại khoản 3 Điều 169 của Bộ luật Lao động và có đủ 15 năm làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước ngày 01 tháng 01 năm 2021;

c) Người lao động có tuổi thấp hơn tối đa 10 tuổi so với tuổi nghỉ hưu của người lao động quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động và có đủ 15 năm làm công việc khai thác than trong hầm lò;

d) Người bị nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp trong khi thực hiện nhiệm vụ được giao.”

Căn cứ tại khoản 2 Điều 149 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau:

“Điều 149. Sử dụng người lao động cao tuổi

2. Khi người lao động cao tuổi đang hưởng lương hưu theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội mà làm việc theo hợp đồng lao động mới thì ngoài quyền lợi đang hưởng theo chế độ hưu trí, người lao động cao tuổi được hưởng tiền lương và các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật, hợp đồng lao động.”

Lương hưu sẽ được nhận khi người lao động tham gia đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên và đảm bảo độ tuổi theo quy định của pháp luật. Vậy nên, người lao động cao tuổi sẽ được nhận một khoản tiền lương hưu tương ứng.

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Người lao động cao tuổi phải có đơn mới được tiếp tục làm nghề, công việc nặng nhọc?”. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến tra cứu vấn đề phát hành hóa đơn tử, nộp hóa đơn điện tử, thông báo phát hành hóa đơn điện tử … Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư 247 để được hỗ trợ, giải đáp.

Để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Hợp đồng lao động đối với người cao tuổi?

Căn cứ điểm c khoản 2 Điều 20 Bộ luật Lao động 2019 quy định về hợp đồng lao động xác định thời hạn như sau:
Khi hợp đồng lao động nêu trên hết hạn mà hai bên ký kết hợp đồng lao động mới là hợp đồng lao động xác định thời hạn thì cũng chỉ được ký thêm 01 lần, sau đó nếu người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì phải ký kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn, trừ hợp đồng lao động đối với người được thuê làm giám đốc trong doanh nghiệp có vốn nhà nước và trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 149, khoản 2 Điều 151 và khoản 4 Điều 177 Bộ luật Lao động 2019.
Tuy nhiên, tại khoản 1 Điều 149 Bộ luật Lao động 2019 quy định về hợp đồng lao động đối với người lao động cao tuổi như sau:
Khi sử dụng người lao động cao tuổi, hai bên có thể thỏa thuận giao kết nhiều lần hợp đồng lao động xác định thời hạn.
Ngoài ra, người lao động cao tuổi có quyền thỏa thuận với người sử dụng lao động về việc rút ngắn thời giờ làm việc hằng ngày hoặc áp dụng chế độ làm việc không trọn thời gian.
Như vậy, khi người lao động cao tuổi và người sử dụng lao động lao động ký kết hợp đồng có thể ký nhiều lần đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn.

Trường hợp không được ký kết hợp đồng lao động với người lao động cao tuổi?

Căn cứ khoản 3 Điều 149 Bộ luật Lao động 2019 quy định:
“Điều 149. Sử dụng người lao động cao tuổi
3. Không được sử dụng người lao động cao tuổi làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người lao động cao tuổi, trừ trường hợp bảo đảm các điều kiện làm việc an toàn.”
Không được sử dụng người lao động cao tuổi làm những công việc nặng nhọc; độc hại, nguy hiểm có ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người lao động cao tuổi; trừ trường hợp đặc biệt khi người lao động cao tuổi đáp ứng các điều kiện theo Điều 29 Nghị định 39/2016/NĐ-CP, bao gồm:
Là người có kinh nghiệm với thâm niên nghề nghiệp từ đủ 15 năm trở lên; trong đó có ít nhất 10 năm hành nghề liên tục tính đến trước thời Điểm ký hợp đồng lao động với người lao động cao tuổi;
Người có tay nghề cao;  có chứng nhận; chứng chỉ nghề hoặc được công nhận là nghệ nhân theo quy định của pháp luật; người sử dụng lao động phải tổ chức kiểm tra; sát hạch trước khi ký hợp đồng lao động;
Phải có đủ sức khỏe theo tiêu chuẩn sức khỏe do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành sau khi có ý kiến của bộ chuyên ngành tương ứng với nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; được người sử dụng lao động tổ chức khám sức khỏe định kỳ ít nhất 02 lần trong 01 năm;
Chỉ sử dụng không quá 05 năm đối với từng người lao động cao tuổi;
Phải bố trí ít nhất 01 người lao động không phải là người lao động cao tuổi cùng làm với người lao động cao tuổi khi triển khai công việc tại một nơi làm việc;
Có đơn của người lao động cao tuổi về sự tự nguyện làm việc để người sủ dụng lao động xem xét trước khi ký hợp đồng lao động.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Lao động

Comments are closed.