Người hưởng án treo có bị cấm đi khỏi nơi cư trú?

03/05/2022
Người hưởng án treo có bị cấm đi khỏi nơi cư trú?
839
Views

Với các tội phạm ít nghiêm trọng; người phạm tội nhân thân tốt, có nhiều tình tiết giảm nhẹ; và xét thấy có khả năng cải tạo tốt mà không cần đưa vào trại cải tạo; Tòa án sẽ đưa ra mức án treo như một hình thức thử thách với người phạm tội. Án treo có thể hiểu là mức án đó không mất đi, chỉ là tạm hoãn thi hành trong thời gian thử thách, mức án vẫn được giữ nguyên, được “treo” trên đầu người phạm tội; nếu người phạm tội trong thời gian thử thách hoàn thành tốt sẽ không phải chịu mức án đó nữa và ngược lại. Vậy người hưởng án treo có bị cấm đi khỏi nơi cư trú? Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu qua bài viết sau:

Căn cứ pháp lý

Người hưởng án treo có bị cấm đi khỏi nơi cư trú?

Án treo là gì?

Theo quy định tại Điều 1 Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP; án treo là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện, được Tòa án áp dụng đối với người phạm tội bị phạt tù không quá 03 năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, xét thấy không cần bắt họ phải chấp hành hình phạt tù.

Hay phân tích rõ hơn; án treo là một biện pháp được áp dụng như một cách thử thách người phạm tội nếu người phạm tội đáp ứng được các điều kiện:

  • Bị xử phạt tù không quá 03 năm.
  • Có nhân thân tốt.
  • Có 02 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trở lên.
  • Có nơi cư trú rõ ràng, nơi làm việc ổn định để cơ quan có thẩm quyền giám sát, giáo dục.
  • Xết thấy không cần chấp hành hình phạt tù.

Trong đó, có nhân thân tốt được hiểu là việc phạm tội lần này là lần đầu tiên. Ngoài ra, trước đó; người phạm tội luôn chấp hành đúng quy định của pháp luật, không phạm pháp và luôn thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ của công dân.

Với 02 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trở lên; phải đáp ứng ít nhất 01 tình tiết giảm nhẹ theo quy định tại khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017. Đó là bởi tình tiết giảm nhẹ có thể có những tình tiết ngoài; không cần trong quy định của pháp luật như một quy định bảo vệ hơn về quyền và lợi ích của người phạm tội trước quyền lực của Nhà nước. Và không có tình tiết tăng nặng theo quy định tại khoản 1 Điều 52 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.

Có nơi cư trú rõ ràng, nơi làm việc ổn định theo quy định cụ thể của Luật Cư trú.

Xét thấy không cần chấp hành hình phạt tù nếu người phạm tội có khả năng tự cải tạo; việc hưởng án treo không gây ảnh hưởng xấu đến cộng đồng.

Những trường hợp không được hưởng án treo

Theo quy định tại Điều 3 Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP, những trường hợp sau không được hưởng án treo:

  • Người phạm tội là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy, ngoan cố chống đối, côn đồ, dùng thủ đoạn xảo quyệt, có tính chất chuyên nghiệp, lợi dụng chức vụ quyền hạn để trục lợi, cố ý gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
  • Người thực hiện hành vi phạm tội bỏ trốn và đã bị các cơ quan tiến hành tố tụng đề nghị truy nã.
  • Người được hưởng án treo phạm tội mới trong thời gian thử thách; người đang được hưởng án treo bị xét xử về một tội phạm khác thực hiện trước khi được hưởng án treo.
  • Người phạm tội bị xét xử trong cùng một lần về nhiều tội, trừ trường hợp người phạm tội là người dưới 18 tuổi.
  • Người phạm tội nhiều lần, trừ trường hợp người phạm tội là người dưới 18 tuổi.
  • Người phạm tội thuộc trường hợp tái phạm, tái phạm nguy hiểm.

Người hưởng án treo có bị cấm đi khỏi nơi cư trú?

Theo quy định tại Điều 92 Luật Thi hành án Hình sự năm 2019; người hưởng án treo vẫn có thể đi khỏi nơi cư trú. Tuy nhiên:

  • Phải có lý do chính đáng.
  • Phải được sự đồng ý của Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục.
  • Khi đến nơi cư trú mới phải trình báo với Công an cấp xã nơi mình đến tạm trú, lưu trú. Khi hết thời hạn tạm trú, lưu trú phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Công an cấp xã nơi tạm trú, lưu trú.
  • Thời gian vắng mặt tại nơi cư trú mỗi lần không quá 60 ngày và tổng số thời gian vắng mặt tại nơi cư trú không được vượt quá một phần ba thời gian thử thách. Theo quy định tại khoản 1 Điều 65 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017; thời gian thử thách sẽ dao động từ 01 năm – 05 năm. Vậy nên, tổng số thời gian vắng mặt tại nơi cư trú sẽ không được vượt quá 4 tháng – 1 năm 4 tháng tùy theo thời gian thử thách.

Bên cạnh đó, người hưởng án treo không được xuất cảnh trong thời gian thử thách.

Người đã từng bị kết án có được hưởng án treo không?

Người đã từng bị kết án sẽ được hưởng án treo. Tuy nhiên, người đã từng bị kết án chỉ được hưởng án treo khi đáp ứng đủ một số điều kiện sau:

  • Là người đã bị kết án nhưng được coi là không có án tích; đã bị kết án nhưng đã được xóa án tích; đã bị xử phạt hành chính, xử lý kỷ luật nhưng đã qua hơn 06 tháng kể từ ngày bị xử phạt.
  • Tội phạm mới phạm phải là tội phạm ít nghiêm trọng.
  • Chỉ tham gia với vai trò là đồng phạm đóng vai trò không đáng kể trong vụ án.
  • Một số điều kiện khác.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn về “Người hưởng án treo có bị cấm đi khỏi nơi cư trú?”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh; xin giấy phép bay Flycam; đăng ký bảo hộ thương hiệu; giải thể công ty; xác nhận độc thân ….của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Người đang hưởng án treo có được sang cư trú tại nơi khác không?

Người đang hưởng án treo có thể sang cư trú tại nơi khác nhưng phải tuân theo các yêu cầu mà pháp luật đưa ra.

Án treo có khác cải tạo không giam giữ không?

Án treo là một biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có thời hạn; còn cải tạo không giam giữ là hình phạt. Mặc dù người chịu mức án treo và cải tạo không giam giữ đều được tại ngoại nhưng án treo là người phạm tội thực ra phạm tội phải chịu hình phạt tù. Còn cải tạo không giam giữ là người phạm tội chỉ phải chịu hình phạt cải tạo không giam giữ.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Comments are closed.