Người có công với cách mạng có được hỗ trợ nhà không?

02/10/2022
Người có công với cách mạng có được hỗ trợ nhà không?
241
Views

Chào Luật sư, ông nội tôi thời xưa là thanh niên tham gia kháng chiến chống Pháp, được xác định là người có công với cách mạng. Tôi muốn hỏi hiện nay người có công với cách mạng có được hưởng ưu đãi gì hay không? Người có công với cách mạng có được hỗ trợ nhà không? Người có công với cách mạng được xác định như thế nào? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.

Cảm ơn bạn đã tin tưởng dịch vụ tư vấn của chúng tôi. Luật sư 247 xin được tư vấn cho bạn như sau:

Dự kiến nâng mức hỗ trợ nhà ở cho người có công

Ngày 9/12/2020, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng số 02/2020/UBTVQH14.

Ngày 30/12/2021, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 131/2021/NĐ-CP quy định chi tiết và biện pháp thi hành Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng (có hiệu lực từ ngày 15/2/2022).

Theo đó, tại Điểm a, Khoản 7, Điều 182 Nghị định số 131/2021/NĐ-CP quy định: Bộ Xây dựng có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan liên quan xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành mức hỗ trợ xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở và tỷ lệ phân bổ vốn hỗ trợ từ ngân sách trung ương, tỷ lệ đối ứng vốn hỗ trợ từ ngân sách địa phương quy định tại Khoản 2, Điều 102 Nghị định này bảo đảm phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội của đất nước.

Thực hiện nhiệm vụ được giao, Bộ Xây dựng đã có Văn bản số 420/BXD-QLN ngày 15/2/2022 và Văn bản số 1287/BXD-QLN ngày 18/4/2022 đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương báo cáo số liệu các hộ gia đình người có công với cách mạng cần hỗ trợ cải thiện nhà ở, đồng thời đề xuất mức hỗ trợ bằng tiền đối với trường hợp xây mới nhà ở và trường hợp sửa chữa, cải tạo nhà ở.

Trên cơ sở báo cáo số liệu và đề xuất của UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (trong đó có tỉnh Bình Định), Bộ Xây dựng đã có Văn bản số 2507/BXD-QLN ngày 11/7/2022 (kèm theo dự thảo Tờ trình Thủ tướng Chính phủ và dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về mức hỗ trợ xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở đối với người có công với cách mạng, thân nhân liệt sĩ và tỷ lệ phân bổ vốn hỗ trợ từ ngân sách Trung ương, tỷ lệ đối ứng vốn hỗ trợ từ ngân sách địa phương) gửi lấy ý kiến góp ý của các Bộ ngành, cơ quan, tổ chức có liên quan.

Theo đó, dự thảo dự kiến mức hỗ trợ 60.000.000 đồng/hộ đối với trường hợp xây mới nhà ở hoặc 30.000.000 đồng/hộ đối với trường hợp cải tạo, sửa chữa nhà ở (mức hỗ trợ cao hơn mức hỗ trợ của Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg ngày 26/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ nhà ở đối với người có công với cách mạng).

Về tỷ lệ phân bổ vốn hỗ trợ từ ngân sách Trung ương và tỷ lệ đối ứng vốn hỗ trợ từ ngân sách địa phương sẽ chủ yếu căn cứ theo quy định của Quyết định số 127/QĐ-TTg ngày 24/1/2022 của Thủ tướng Chính phủ về nguyên tắc hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách Trung ương cho ngân sách địa phương thực hiện các chính sách an sinh xã hội do Trung ương ban hành giai đoạn 2022-2025 để thực hiện.

Sau khi có ý kiến góp ý của các Bộ ngành, cơ quan, tổ chức có liên quan, Bộ Xây dựng sẽ tiếp thu, giải trình báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định mức hỗ trợ và tỷ lệ phân bổ vốn hỗ trợ từ ngân sách Trung ương, tỷ lệ đối ứng vốn hỗ trợ từ ngân sách địa phương trong Quý IV/2022 để triển khai thực hiện.

Người có công với cách mạng có được hỗ trợ nhà không?
Người có công với cách mạng có được hỗ trợ nhà không?

Người có công với cách mạng có được hỗ trợ nhà không?

Căn cứ Nghị quyết 63/NQ-CP năm 2017 của chính phủ quy định về việc thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở đối với người có công với cách mạng theo Quyết Định số 22/2013/QĐ-TTg, chỉ những hộ gia đình người có công với cách mạng có tên trong đề án đã được Bộ Lao Động – Thương binh và Xã hội thẩm tra tính đến ngày 31/5/2017 mới thuộc diện được ngân sách trung ương hỗ trợ về nhà ở.

Các trường hường phát sinh sau ngày 31/5/2017, việc hỗ trợ sẽ phụ thuộc vào điều kiện kinh tế của từng địa phương mà có phương án hỗ trợ phù hợp. Trường hợp nhà bạn xây vào năm 2018 thì sẽ không thuộc đối tượng theo đề án đã được Bộ Lao Động – Thương binh và Xã hội thẩm tra tính đến ngày 31/5/2017.

Như vậy Phòng LĐ-TB-XH ở địa phương bạn trả lời bạn vậy là đúng quy định pháp luật rồi. Tuy nhiên, nếu như địa phương nơi cư trú của bạn có phương án hỗ trợ phù hợp cho các trường hợp như nhà bạn thì nhà bạn vẫn được hưởng chính sách hỗ trợ theo quy định đặc thù riêng của địa phương nơi bạn cư trú.

Căn cứ Nghị quyết 63/NQ-CP năm 2017, nguồn ngân sách hỗ trợ nhà ở cho các cá nhân hộ gia đình có công với cách mạng giai đoạn 2 theo Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg là 100% từ ngân sách trung ương.

Người đề nghị hỗ trợ cần chuẩn bị hồ sơ gồm những giấy tờ sau:

– Đơn đăng ký hỗ trợ nhà ở;

– Biên bản kiểm tra hiện trạng, điều kiện nhà ở thuộc đối tượng được hỗ trợ của UBND cấp xã;

– Giấy tờ chứng minh là người có công với cách mạng;

– Sổ hộ khẩu gia đinh ( bản sao có chứng thực);

– Căn cước công dân/ chứng minh nhân dân (bản sao có chứng thực)

Nơi nộp hồ sơ: Nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp xã. Ủy ban nhân dân xã đối chiếu, lập danh sách các hộ được hỗ trợ báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện; Ủy ban nhân dân cấp huyện tổng hợp, kiểm tra và phê duyệt danh sách số hộ thuộc diện được hỗ trợ báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để  làm cơ sở lập và phê duyệt kế hoạch hỗ trợ.

Đối tượng nào được xem là người có công giúp đỡ cách mạng?

Điều 38 Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng quy định điều kiện, tiêu chuẩn được công nhận là người có công giúp đỡ cách mạng gồm các đối tượng:

– Người được tặng/người trong gia đình được tặng Huân chương hoặc Huy chương Kháng chiến.

– Người được tặng/người trong gia đình được tặng Kỷ niệm chương Tổ quốc ghi công” hoặc Bằng Có công với nước trước cách mạng tháng Tám năm 1945.

– Người được tặng/người trong gia đình được tặng Huân chương hoặc Huy chương Kháng chiến.

Cũng theo quy định này, có thể hiểu, người có công giúp đỡ cách mạng là người đã có thành tích giúp đỡ cách mạng trong lúc khó khăn, nguy hiểm và được Nhà nước khen tặng một trong các Kỷ niệm chương hoặc Bằng hoặc Huân chương hoăc Huy chương nêu trên.

Người có công giúp đỡ cách mạng được hưởng chế độ gì?

Để tri ân những đối tượng có công giúp đỡ cách mạng, những người này được hưởng các chế độ nêu tại Điều 39 Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng như sau:

STTĐối tượng có công giúp đỡ cách mạngChế độ ưu đãi
1Bản thân người đó hoặc người trong gia đình được tặng Kỷ niệm chương Tổ quốc ghi công hoặc Bằng Có công với nước trước Cách mạng tháng 8/1945– Trợ cấp hằng tháng 1.624.000 đồng. Nếu sống cô đơn thì được thêm trợ cấp nuôi dưỡng hằng tháng 1.299.000 đồng.
– Được hỗ trợ học đến đại học thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.
– Được hỗ trợ cải thiện nhà ở nếu có khó khăn về nhà ở hoặc theo công lao, hoàn cảnh cụ thể.
– Miễn/giảm tiền sử dụng đất khi được giao đất ở, chuyển mục đích sử dụng sang đất ở, khi mua nhà ở sở hữu Nhà nước, công nhận quyền sử dụng đất ở.
– Được ưu tiên giao/thuê đất, mặt nước, mặt nước biển, giao khoán bảo vệ và phát triển rừng.
– Được vay ưu đãi nếu sản xuất, kinh doanh.- Miễn, giảm thuế.
2Người/người trong gia đình được tặng Huân chương Kháng chiến– Trợ cấp hằng tháng 955.000 đồng. Nếu sống cô đơn được thêm trợ cấp nuôi dưỡng hằng tháng 1.299.000 đồng.
– Bảo hiểm y tế.
– Điều dưỡng phục hồi sức khoẻ 02 năm/lần:
+ Tại nhà: 1.461.000 đồng/người/lần và được trả trực tiếp.
+ Tập trung: 2.923.200 đồng/người/lần gồm: Tiền ăn, thuốc thiết yếu, quà tặng…
– Được hỗ trợ cải thiện nhà ở nếu có khó khăn về nhà ở hoặc theo công lao, hoàn cảnh cụ thể.
– Miễn/giảm tiền sử dụng đất khi được giao đất ở, chuyển mục đích sử dụng sang đất ở, khi mua nhà ở sở hữu Nhà nước, công nhận quyền sử dụng đất ở.
3Người/người trong gia đình được tặng Huy chương Kháng chiến– Trợ cấp một lần 2.436.000 đồng.
– Bảo hiểm y tế.
– Được hỗ trợ cải thiện nhà ở nếu có khó khăn về nhà ở hoặc theo công lao, hoàn cảnh cụ thể.
– Miễn/giảm tiền sử dụng đất khi được giao đất ở, chuyển mục đích sử dụng sang đất ở, khi mua nhà ở sở hữu Nhà nước, công nhận quyền sử dụng đất ở.
4Thân nhân người có công với cách mạng– Trợ cấp 01 lần khi chết mà chưa hưởng chế độ ưu đãi 2.436.000 đồng.- Trợ cấp 01 lần khi đối tượng tại số thứ tự 1, 2 đang hưởng trợ cấp hằng tháng mà chết: 03 tháng trợ cấp hằng tháng hiện hưởng
5Người hoặc tổ chức thực hiện mai táng cho người có công giúp đỡ cách mạng chếtTrợ cấp mai táng
Người có công với cách mạng có được hỗ trợ nhà không?
Người có công với cách mạng có được hỗ trợ nhà không?

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ Luật sư 247

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật sư 247 “Người có công với cách mạng có được hỗ trợ nhà không?. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục giải thể công ty cổ phần; thông báo phát hành hóa đơn điện tử; dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi;… mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Trường hợp thuộc diện được hỗ trợ nhà ở đối với người có công với cách mạng thì phải có đủ các điều kiện nào?

1.1. Là hộ gia đình có người có công với cách mạng đã được cơ quan có thẩm quyền công nhận (trong đó có đối tượng là Thương binh).
1.2. Hộ đang ở nhà tạm hoặc nhà ở bị hư hỏng nặng (kể cả các hộ đã được hỗ trợ theo các chính sách khác trước đây) với mức độ như sau:
a) Phải phá dỡ để xây mới nhà ở;
b) Phải sửa chữa khung, tường và thay mới mái nhà ở.
1.3. Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn (gọi là UBND cấp xã) đối chiếu, lập danh sách các hộ được hỗ trợ báo cáo UBND quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi là UBND cấp huyện); UBND cấp huyện tổng hợp, kiểm tra và phê duyệt danh sách số hộ thuộc diện được hỗ trợ báo cáo UBND cấp tỉnh để làm cơ sở lập và phê duyệt kế hoạch hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở trên địa bàn tỉnh.

Mức hỗ trợ về nhà ở đối với người có công với cách mạng được quy định như thế nào?

Mức hỗ trợ
Hỗ trợ từ ngân sách nhà nước (gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa phương) với mức sau:
1. Hỗ trợ 40 triệu đồng/hộ đối với trường hợp nêu tại Điểm a Khoản 2 Điều 2 Quyết định này;
2. Hỗ trợ 20 triệu đồng/hộ đối với trường hợp nêu tại Điểm b Khoản 2 Điều 2 Quyết định này.

Phương thức thực hiện hỗ trợ về nhà ở đối với người có công với cách mạng ra sao?

1. Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp xã) đối chiếu, lập danh sách các hộ được hỗ trợ báo cáo Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp huyện); Ủy ban nhân dân cấp huyện tổng hợp, kiểm tra và phê duyệt danh sách số hộ thuộc diện được hỗ trợ báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để làm cơ sở lập và phê duyệt kế hoạch hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở trên địa bàn tỉnh

5/5 - (3 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.