Người che giấu tội phạm phải chịu trách nhiệm hình sự nào?

10/03/2023
Người che giấu tội phạm phải chịu trách nhiệm hình sự nào
385
Views

Che giấu tội phạm là hành vi phạm tội được ghi nhận trong Bộ luật hình sự hiện hành. Khi phát hiện tội phạm, mọi cá nhân đều có quyền và phải có nghĩa vụ, trách nhiệm tố giác các hành vi của người phạm tội, không nên che giấu, tiếp tay cho người phạm tội tiếp tục thực hiện hành vi phạm tội của mình. Hành vi che giấu tội phạm không chỉ gây nguy hiểm cho xã hội mà còn gây khó khăn cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trong việc quản lý, đảm bảo an toàn ninh trật tự an toàn xã hội. Vậy người che giấu tội phạm sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự như thế nào? Đối tượng nào phải chịu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi này?

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Che giấu tội phạm được quy định là gì?

Theo quy định tại Điều 18 BLHS năm 2015, che giấu tội phạm được quy định là hành vi như sau:

“Điều 18. Che giấu tội phạm

1. Người nào không hứa hẹn trước, nhưng sau khi biết tội phạm được thực hiện đã che giấu người phạm tội, dấu vết, tang vật của tội phạm hoặc có hành vi khác cản trở việc phát hiện, điều tra, xử lý người phạm tội, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội che giấu tội phạm trong những trường hợp mà Bộ luật này quy định.

2. Người che giấu tội phạm là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội không phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp che giấu các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng khác quy định tại Điều 389 của Bộ luật này”.

Chủ thể phải chịu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi che giấu tội phạm là người từ đủ 16 tuổi trở lên, có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự.

– Trường hợp che giấu tội phạm khi đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.

– Đối với người phạm tội trong khi có năng lực trách nhiệm hình sự nhưng trước khi bị kết án đã mắc bệnh tới mức mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì căn cứ vào kết luận giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần, Tòa án có thể quyết định đưa họ vào một cơ sở điều trị chuyên khoa để bắt buộc chữa bệnh. Sau khi khỏi bệnh, người đó có thể phải chịu trách nhiệm hình sự.Thời gian bắt buộc chữa bệnh được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt tù.

Người che giấu tội phạm phải chịu trách nhiệm hình sự như thế nào?

Căn cứ theo Điều 389 BLHS năm 2015, khoản 137 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật hình sự  2017, quy định về tội che giấu tội phạm như sau:

“ Điều 389. Tội che giấu tội phạm

1. Người nào không hứa hẹn trước mà che giấu một trong các tội phạm quy định tại các điều sau đây của Bộ luật này, nếu không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 18 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 05 năm:

a) Các điều 108, 109, 110, 111, 112, 113, 114, 115, 116, 117, 118, 119, 120 và 121;

b) Điều 123, các khoản 2, 3 và 4 Điều 141, Điều 142, Điều 144, khoản 2 và khoản 3 Điều 146, các khoản 1, 2 và 3 Điều 150, các điều 151, 152, 153 và 154;

c) Điều 168, Điều 169, các khoản 2, 3 và 4 Điều 173, các khoản 2, 3 và 4 Điều 174, các khoản 2, 3 và 4 Điều 175, các khoản 2, 3 và 4 Điều 178;

d) Khoản 3 và khoản 4 Điều 188, khoản 3 Điều 189, khoản 2 và khoản 3 Điều 190, khoản 2 và khoản 3 Điều 191, khoản 2 và khoản 3 Điều 192, các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 193, các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 194, các khoản 2, 3 và 4 Điều 195, khoản 2 và khoản 3 Điều 196, khoản 3 Điều 205, các khoản 2, 3 và 4 Điều 206, Điều 207, Điều 208, khoản 2 và khoản 3 Điều 219, khoản 2 và khoản 3 Điều 220, khoản 2 và khoản 3 Điều 221, khoản 2 và khoản 3 Điều 222, khoản 2 và khoản 3 Điều 223, khoản 2 và khoản 3 Điều 224;

đ) Khoản 2 và khoản 3 Điều 243;

e) Các điều 248, 249, 250, 251, 252 và 253, khoản 2 Điều 254, các điều 255, 256, 257 và 258, khoản 2 Điều 259;

g) Các khoản 2, 3 và 4 Điều 265, các điều 282, 299, 301, 302, 303 và 304, các khoản 2, 3 và 4 Điều 305, các khoản 2, 3 và 4 Điều 309, các khoản 2, 3 và 4 Điều 311, khoản 2 và khoản 3 Điều 329;

h) Các khoản 2, 3 và 4 Điều 353, các khoản 2, 3 và 4 Điều 354, các khoản 2, 3 và 4 Điều 355, khoản 2 và khoản 3 Điều 356, các khoản 2, 3 và 4 Điều 357, các khoản 2, 3 và 4 Điều 358, các khoản 2, 3 và 4 Điều 359, các khoản 2, 3 và 4 Điều 364, các khoản 2, 3 và 4 Điều 365;

i) Khoản 3 và khoản 4 Điều 373, khoản 3 và khoản 4 Điều 374, khoản 2 Điều 386;

k) Các điều 421, 422, 423, 424 và 425.

2. Phạm tội trong trường hợp lợi dụng chức vụ, quyền hạn cản trở việc phát hiện tội phạm hoặc có những hành vi khác bao che người phạm tội, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm”.

Theo đó, đối với người che giấu tội phạm có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm đối với tội phạm ít nghiêm trọng. Còn đối với trường hợp thuộc tội phạm nghiêm trọng có thể bị phạt tù từ 05 năm đến 07 năm tùy theo từng trường hợp phạm tội.

Người che giấu tội phạm phải chịu trách nhiệm hình sự nào
Người che giấu tội phạm phải chịu trách nhiệm hình sự nào

Muốn tố giác người che giấu tội phạm cần làm những gì?

Cá nhân khi phát hiện người có hành vi che giấu tội phạm, cần thực hiện việc tố giác theo các bước sau đây:

– Bước 1: Xác định cơ quan có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố

+ Trước khi tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố với cơ quan Công an, đề nghị xác định sơ bộ về tính chất, mức độ vụ việc, trách nhiệm tiếp nhận, giải quyết của cơ quan Công an các cấp có thẩm quyền để từ đó cơ quan, tổ chức, cá nhân tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố đến đúng cơ quan có thẩm quyền, tránh mất thời gian, gây khó khăn cho công tác tiếp nhận, điều tra, khám phá tội phạm.

+ Việc xác định cơ quan Công an các cấp có thẩm quyền giải quyết tố giác, tin  báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố được quy định tại Điều 9 và Điều 268 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015. 

Lưu ý: Các cơ quan Công an được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra (được quy định tại Khoản 6, Điều 9 Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015); Công an xã, phường, thị trấn; đồn Công an, trạm Công an không có thẩm quyền tiếp nhận, giải quyết kiến nghị khởi tố.

– Bước 2: Lựa chọn hình thức và tiến hành tố giác, báo tin về tội phạm và kiến nghị khởi tố

Cơ quan, tổ chức, cá nhân tố giác, báo tin về tội phạm và kiến nghị khởi tố có thể bằng các hình thức sau:

+ Bằng miệng (trực tiếp đến trình báo hoặc tố giác, báo tin qua điện thoại tới cơ quan có thẩm quyền được xác định tại Bước 1);

+ Bằng văn bản (gửi trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính (bưu điện) tới cơ quan có thẩm quyền được xác định tại Bước 1).

Khi tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố tới cơ quan có thẩm quyền, cá nhân, cơ quan, tổ chức tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố cần cung cấp đầy đủ các thông tin, tài liệu và trình bày rõ những hiểu biết của mình liên quan đến tội phạm mà mình tố giác, báo tin.

– Bước 3: Theo dõi kết quả giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố

+ Khi hết thời hạn 03 ngày kể từ ngày tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố mà chưa nhận được thông báo bằng văn bản về việc tiếp nhận thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan tiếp nhận thông báo bằng văn bản về việc tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố.

+ Khi hết thời gian giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 147 Bộ luật Tố tụng hình sự mà chưa nhận được văn bản thông báo kết quả giải quyết thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền đề nghị cơ quan tiếp nhận thông báo bằng văn bản về kết quả giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố.

Khuyến nghị

Với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn”, Luật sư X sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn luật hình sự tới quý khách hàng. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý chuyên nghiệp, chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào.

Liên hệ

Luật sư 247 đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Người che giấu tội phạm phải chịu trách nhiệm hình sự nào”. Ngoài ra, chúng tôi  có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến tư vấn pháp lý vê công ty tạm ngừng kinh doanh. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

16 tuổi có phải chịu trách nhiệm hình sự nếu che giấu tội phạm không?

Theo quy định tại Điều 12 BLHS năm 2015 thì theo đó, chủ thể phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi che giấu tội phạm là người từ đủ 16 tuổi trở lên. Như vậy 16 tuổi (được coi là chưa đủ 16 tuổi) nếu che giấu tội phạm thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.

Khách thể của tội che giấu tội phạm là gì?

Khách thể của tội che giấu tội phạm là người phạm tội có hành vi vi phạm liên quan đến tội che giấu tội phạm sẽ làm ảnh hưởng đến các hoạt động, công việc và quá trình làm việc của cơ quan chức năng cụ thể là cơ quan tiến hành tố tụng trong việc phát hiện các hành vi phạm tội, điều tra lấy cơ sở để định tội và thực hiện các biện pháp xử lý tội phạm. Điều này dẫn tới an ninh trật tự xã hội bị ảnh hưởng rất nhiều.

Lỗi của người che giấu tội phạm là lỗi cố ý hay lỗi vô ý?

Chủ thể có hành vi vi phạm tội che giấu tội phạm có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự, vi phạm với lỗi cố ý trực tiếp thực hiện hành vi; biết rõ về việc phạm tội của mình, hành vi của mình là cản trở việc cơ quan chức năng thi hành pháp luật, tạo điều kiện thuận lợi cho kẻ phạm tội thoát khỏi vòng vây và sự trừng trị của pháp luật nhưng vẫn cố ý thực hiện hành vi này.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Comments are closed.