Xin chào Luật Sư X. Tôi tên là Bùi Thị Thu, hiện nay do có công việc đột xuất ở dưới quê nội nên tôi đã xin công ty tôi làm ở TP Hồ Chí Minh cho tôi được nghỉ không lương 3 tháng, nhằm giải quyết một số vấn đề gia đình và công ty cũng đã đồng ý cho tôi nghỉ. Tuy nhiên tôi đang có chút thắc mắc về khoảng thời gian nghỉ không lương, không biết là trong khoảng thời gian nghỉ không lương 3 tháng này thì tôi có được tính 3 ngày nghỉ phép năm hay không. Vậy luật sư có thể giải đáp giúp tôi nghỉ không lương có được tính phép năm hay không? Mong luật sư giúp đỡ. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật sư 247. Để giải đáp vấn đề “Nghỉ không lương có được tính phép năm hay không?” và cũng như nắm rõ những vấn đề chưa rõ xoay quanh câu hỏi này, mời bạn tham khảo bài viết dưới đây:
Căn cứ pháp lý
- Bộ luật Lao động 2019
Người lao động xin nghỉ không lương cần điều kiện gì?
Trong quá trình làm việc ắt hẳn bất kỳ người lao động nào cũng sẽ gặp chuyện đột xuất và phải nghỉ làm để giải quyết, khi đó người lao động nghỉ không lương sẽ cần đáp ứng những điều kiện nhất định và tại Điều 115 Bộ luật Lao động đã chỉ rõ các trường hợp người lao động được nghỉ không lương bao gồm:
(1) Khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột của người lao động chết; cha/mẹ, anh, chị, em ruột của người lao động kết hôn.
(2) Có thỏa thuận về việc nghỉ không hưởng lương giữa người lao động với người sử dụng lao động.
Để xin nghỉ không lương theo các trường hợp trên, người lao động phải đảm bảo điều kiện sau:
– Trường hợp (1): Phải thông báo với người sử dụng lao động.
Pháp luật không quy định hình thức thông báo cụ thể nên người lao động có thể chọn thông báo bằng điện thoại, emal, tin nhắn,…
– Trường hợp (2): Phải có sự đồng ý của người sử dụng lao động.
Pháp luật không quy định hình thức thỏa thuận nên người lao động có thể trao đổi bằng lời, bằng văn bản hoặc hình thức khác, miễn sao được người sử dụng lao động đồng ý.
Người lao động được nghỉ không lương tối đa bao nhiêu ngày?
Các công việc riêng đột xuất yêu cầu người lao động phải giải quyết ngay trong quá trình làm việc vô cùng nhiều, khó lường trước được và khi đó người lao động sẽ phải cân nhắc thời gian xin nghỉ phù hợp để đảm bảo được việc hoàn thành công việc, tại khoản 3 Điều 115 Bộ luật Lao động năm 2019, thời gian nghỉ không lương trong từng trường hợp được xác định như sau:
Trường hợp 1: Nghỉ không lương khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha/mẹ, anh, chị, em ruột kết hôn.
Người lao động được nghỉ 01 ngày.
Trường hợp 2: Có thỏa thuận về việc nghỉ không hưởng lương giữa người lao động với người sử dụng lao động.
Bộ luật Lao động không quy định cụ thể thời gian nghỉ trong trường hợp này. Do đó, người lao động và người sử dụng có thể tự thỏa thuận về số ngày nghỉ không lương mà không bị giới hạn.
Nghỉ không lương có được tính phép năm hay không?
Câu hỏi này không phải là trường hợp hiếm thấy của riêng chị Thu gặp phải mà còn rất nhiều người lao động cũng chưa hiểu rõ quy định pháp luật còn thắc mắc. Và để có câu trả lời rõ ràng cho câu hỏi về nghỉ không lương có tính phép năm hay không, trước tiên cần biết thời gian nào là thời gian để tính số ngày nghỉ phép năm. Theo đó, Điều 65 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định về thời gian này gồm:
– Thời gian học nghề, tập nghề theo quy định tại Điều 61 của Bộ luật Lao động nếu sau khi hết thời gian học nghề, tập nghề mà người lao động làm việc cho người sử dụng lao động.
– Thời gian thử việc nếu người lao động tiếp tục làm việc cho người sử dụng lao động sau khi hết thời gian thử việc.
– Thời gian nghỉ việc riêng có hưởng lương theo khoản 1 Điều 115 của Bộ luật Lao động .
– Thời gian nghỉ việc không hưởng lương nếu được người sử dụng lao động đồng ý nhưng cộng dồn không quá 1 tháng trong một năm.
– Thời gian nghỉ do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nhưng cộng dồn không quá 6 tháng.
– Thời gian nghỉ do ốm đau nhưng cộng dồn không quá 2 tháng trong một năm.
– Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
– Thời gian thực hiện các nhiệm vụ của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà được tính là thời gian làm việc theo quy định của pháp luật.
– Thời gian phải ngừng việc, nghỉ việc không do lỗi của người lao động.
– Thời gian nghỉ vì bị tạm đình chỉ công việc nhưng sau đó được kết luận là không vi phạm hoặc không bị xử lý kỷ luật lao động.
Như vậy, xét trong trường hợp của bạn, thời gian được coi là thời gian làm việc để tính số ngày nghỉ hằng năm sẽ bao gồm cả thời gian nghỉ việc không lương đã được người sử dụng lao động đồng ý nhưng cộng dồn không quá 01 tháng trong một năm. Do đó, trường hợp bạn nghỉ không lương 3 tháng thì cũng chỉ được tính phép năm 01 ngày của 01 tháng.
Doanh nghiệp có bị phạt khi từ chối yêu cầu nghỉ không lương của người lao động không?
Người sử dụng lao động chỉ buộc phải cho người lao động nghỉ không lương khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột của người lao động chết hoặc khi cha/mẹ, anh, chị, em ruột của người đó kết hôn. Nếu không cho người lao động nghỉ không lương, người sử dụng lao động sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính đã được quy định rõ tại khoản 1 Điều 18 Nghị định 12/2022/NĐ-CP như sau:
Điều 18. Vi phạm quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Không bảo đảm cho người lao động nghỉ việc riêng hoặc nghỉ không hưởng lương theo quy định của pháp luật;
Theo đó, nếu người sử dụng lao động là cá nhân vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 02 – 05 triệu đồng, còn tổ chức vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 04 – 10 triệu đồng.
Trường hợp người lao động xin nghỉ không lương vì các lý do khác thì người sử dụng lao động hoàn toàn có quyền từ chối lời đề nghị này mà không bị coi là vi phạm pháp luật.
Khuyến nghị
Với đội ngũ nhân viên là các luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý của Luật sư X, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý toàn diện về vấn đề luật lao động đảm bảo chuyên môn và kinh nghiệm thực tế. Ngoài tư vấn online 24/7, chúng tôi có tư vấn trực tiếp tại các trụ sở Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bắc Giang.
Thông tin liên hệ
Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Nghỉ không lương có được tính phép năm hay không?” Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến tư vấn pháp lý về vấn đề chuyển đổi đất trồng cây lâu năm lên thổ cư,… Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Mời bạn xem thêm
- Có được nghỉ không lương trong thời gian thử việc hay không?
- Nghỉ không lương có được hưởng chế độ ốm đau không?
- Có được nghỉ việc trong thời gian nuôi con nhỏ không?
Câu hỏi thường gặp
Tại khoản 3 Điều 85 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định:
Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng BHXH tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng BHXH, trừ trường hợp nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.
Ngoài ra, tại khoản 4 Điều 42 Quyết định 595/QĐ-BHXH có quy định: Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng BHXH tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng BHXH.
Như vậy trường hợp nghỉ không hưởng lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì tháng đó người lao động không đóng BHXH tháng đó.
Căn cứ khoản 1 và khoản 2 Điều 5 Nghị định 146/2018/NĐ-CP, trừ những người thuộc đối tượng bắt buộc tham gia BHYT, những người có tên trong sổ hộ khẩu, sổ tạm trú đều được tham gia BHYT theo hình thức hộ gia đình.
Trong khi đó, theo khoản 1 Điều 1 Nghị định này, người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 03 tháng trở lên là đối tượng bắt buộc tham gia BHYT theo nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng.
Trường hợp nghỉ không lương mặc dù không tính đóng BHYT nhưng do người lao động chưa chấm dứt hợp đồng lao động nên vẫn được coi là đang làm việc và thuộc đối tượng tham gia BHYT tại doanh nghiệp.
Chính vì vậy, người lao động nghỉ không lương dài ngày sẽ rất thiệt thòi bởi không được doanh nghiệp đóng BHYT mà cũng không được tự mình đóng BHYT hộ gia đình để hưởng quyền lợi khi đi khám, chữa bệnh. Kéo theo đó, nếu đi khám chữa bệnh trong thời gian này, người lao động sẽ phải tự mình thanh toán mọi chi phí khám và điều trị.
Theo khoản 2 Điều 168 Bộ luật Lao động 2019 quy định về tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp như sau:
…
Trong thời gian người lao động nghỉ việc hưởng chế độ bảo hiểm xã hội thì người sử dụng lao động không phải trả lương cho người lao động, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác.
…
Đồng thời, theo Điều 4 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì chế độ thai sản thuộc chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định.
Từ những quy định trên thì trong thời gian người lao động nghỉ hưởng chế độ thai sản thì sẽ không được nhận lương, trừ trường hợp có sự thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động