Nghị định 86/2018/NĐ-CP hợp tác của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục

10/08/2021
Nghị định 86/2018/NĐ-CP hợp tác của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục
806
Views
Số hiệu:86/2018/NĐ-CPLoại văn bản:Nghị Định
Nơi ban hành:Chính PhủNgười ký:Nguyễn Xuân Phúc
Ngày ban hành:06/06/2018Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Ngày công báo: Đã biết Số công báo:Đã biết
Lĩnh vực:Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghềTình trạng:Đã biết
105/2020/Nđ-CP

Tóm tắt Nghị định 86/2018/NĐ-CP

Bỏ quy định trẻ dưới 5 tuổi không được học trường quốc tế

Ngày 06/06/2018, Chính phủ đã ban hành Nghị định 86/2018/NĐ-CP quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục, có hiệu lực từ ngày 01/08/2018.

Một trong những điểm mới của Nghị định này là bỏ quy định học sinh Việt Nam dưới 5 tuổi không được học các chương trình đào tạo nước ngoài trước đây. Thay vào đó, Nghị định này chỉ yêu cầu số học sinh Việt Nam học chương trình giáo dục của nước ngoài phải thấp hơn 50% tổng số học sinh.

Cũng theo Nghị định này, thời hạn hoạt động của cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài không quá 50 năm, tính từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư nhưng không dài hơn thời hạn thuê đất.

Trong khi đó, thời hạn hoạt động của liên kết đào tạo, liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài không quá 05 năm, kể từ ngày phê duyệt và có thể được gia hạn, mỗi lần gia hạn không quá 05 năm và không quá thời hạn thỏa thuận hoặc hợp đồng hợp tác giữa các bên liên kết.

Nghị định này thay thế Nghị định 72/2013/NĐ-CP, Nghị định 124/2014/NĐ-CP.

Xem trước và tải xuống Nghị định 86/2018/NĐ-CP

Câu hỏi thường gặp

Lĩnh vực giáo dục mà nước ngoài được phép hợp tác, đầu tư là gì?

Lĩnh vực giáo dục được phép hợp tác, đầu tư:
1. Tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế được phép hợp tác, đầu tư trong lĩnh vực giáo dục theo quy định của pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
2. Tổ chức, cá nhân nước ngoài được phép hợp tác, đầu tư các ngành đào tạo theo quy định hiện hành trừ các ngành về an ninh, quốc phòng, chính trị và tôn giáo.

Đối tượng liên kết giáo dục và đào tạo với nước ngoài?

Cơ sở giáo dục mầm non tư thục, cơ sở giáo dục phổ thông tư thục của Việt Nam và cơ sở giáo dục hoạt động hợp pháp ở nước ngoài, được cơ quan, tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài công nhận về chất lượng giáo dục.

Đối tượng liên kết đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ bao gồm những gì?

Đối tượng liên kết đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ:
a) Cơ sở giáo dục đại học được thành lập, hoạt động hợp pháp tại Việt Nam và đã được kiểm định chất lượng giáo dục;
b) Cơ sở giáo dục đại học được thành lập, hoạt động hợp pháp ở nước ngoài, được cơ quan, tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục hoặc cơ quan có thẩm quyền về giáo dục của nước ngoài công nhận về chất lượng giáo dục và được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam công nhận.

Thông tin liên hệ Luật sư X

Luật sư X là đơn vị Luật uy tín; chuyên nghiệp, được nhiều cá nhân và tổ chức đặt trọn niềm tin. Được hỗ trợ và đồng hành để giải quyết những khó khăn về mặt pháp lý của quý khách là mong muốn của Luật sư X.

Mong rằng bài viết hữu ích đối với độc giả!

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X hãy liên hệ: 0936.408.102

Xem thêm: Thông tư 10/2021/TT-BGDĐT Quy chế Trung tâm giáo dục thường xuyên

5/5 - (1 bình chọn)

Để lại một bình luận