Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự, an toàn xã hội; phòng chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng chống bạo lực gia đình. Dưới đây, hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu về Nghị định 167 gây rối trật tự công cộng nhé!
Nghị định 167 gây rối trật tự công cộng có hiệu lực từ bao giờ?
Thuộc tính văn bản
Số hiệu: | 167/2013/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định | |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng | |
Ngày ban hành: | 12/11/2013 | Ngày hiệu lực: | 28/12/2013 | |
Ngày công báo: | 01/12/2013 | Số công báo: | Từ số 843 đến số 844 | |
Tình trạng: | Còn hiệu lực |
Đối tượng áp dụng
– Cá nhân, tổ chức Việt Nam; cá nhân, tổ chức nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình trong phạm vi lãnh thổ, vùng nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; trên tàu bay mang quốc tịch Việt Nam, tàu biển mang cờ quốc tịch Việt Nam thì bị xử phạt theo quy định của Nghị định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan về xử phạt vi phạm hành chính.
– Cơ quan, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình và cá nhân, tổ chức có liên quan.
– Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác thì thực hiện theo điều ước quốc tế đó.
Nội dung
1 – Xúc phạm nhân phẩm người khác
Người nào có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác thì bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng (theo điểm a khoản 1 Điều 5).
2 – Đánh nhau, xúi giục người khác đánh nhau
Hành vi đánh nhau hoặc xúi giục người khách đánh nhau gây mất trật tự công cộng cũng sẽ bị phạt từ 500.000 đồng – 01 triệu đồng (điểm a khoản 2 Điều 5).
3 – Say rượu, bia gây mất trật tự công cộng
Mức phạt từ 500.000 đồng – 01 triệu đồng cũng được áp dụng đối với người có hành vi say rượu, bia gây mất trật tự công cộng (điểm c khoản 2 Điều 5).
4 – Gây tiếng động lớn, làm ồn ào hàng xóm
Các hành vi gây tiếng động lớn, huyên náo tại khu dân cư, nơi công cộng như hát karaoke gây ồn áo hàng xóm… từ 22 giờ ngày hôm trước đến 06 giờ sáng ngày hôm sau bị cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng – 300.000 đồng (điểm a khoản 1 Điều 6).
5 – Tiểu tiện không đúng nơi quy định
Nghị định 167 cũng chỉ rõ, người tiểu tiện, đại tiện ở đường phố, trên các lối đi chung ở khu công cộng và khu dân cư sẽ bị cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng – 300.000 đồng (điểm c khoản 1 Điều 7).
6 – Đổ rác, vứt rác không đúng nơi quy định
Hành vi đổ rác, chất thải hoặc bất cứ vật gì khác vào hố ga, hệ thống thoát nước công cộng, trên vỉa hè, lòng đường bị phạt tiền từ 01 – 02 triệu đồng (điểm c khoản 2 Điều 7).
7 – Không đăng ký tạm trú, thường trú
Cá nhân, chủ hộ gia đình không thực hiện đúng quy định về đăng ký thường trú, tạm trú hoặc điều chỉnh những thay đổi trong sổ hộ khẩu, sổ tạm trú bị phạt tiền từ 100.000 đồng – 300.000 đồng (điểm a khoản 1 Điều 8).
8 – Không xuất trình CMND khi có yêu cầu
Hành vi không xuất trình CMND khi có yêu cầu kiểm tra của người có thẩm quyền sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng – 200.000 đồng (điểm a khoản 1 Điều 9).
Hành vi trộm cắp tài sản chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự bị phạt tiền từ 01 – 02 triệu đồng.
Hành vi dùng thủ đoạn gian dối hoặc công nhiên chiếm đoạt tài sản của người khác cũng bị phạt tiền ở mức tương tự (điểm a, b, c khoản 1 Điều 15).
10 – Hối lộ người thi hành công vụ
Người nào đưa tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác cho người thi hành công vụ để trốn tránh việc xử lý vi phạm hành chính thì bị phạt tiền từ 03 triệu – 05 triệu đồng (điểm c khoản 3 Điều 20).
11 – Mua dâm, bán dâm
Người mua dâm bị phạt tiền từ 500.000 đồng – 01 triệu đồng, trong khi đó, người bán dâm bị phạt tiền từ 100.000 đồng – 300.000 đồng (khoản 1 Điều 22 và khoản 1 Điều 23).
Riêng hành vi bán dâm nhiều người cùng lúc, bị phạt từ 300.000 đồng – 500.000 đồng (khoản 2 Điều 23); mua dâm nhiều người cùng lúc bị phạt từ 02 – 05 triệu đồng (khoản 2 Điều 22).
Đánh bạc trái phép bằng một trong các hình thức như: Xóc đĩa, tá lả, tổ tôm, tú lơ khơ, tam cúc, 3 cây, tứ sắc, đỏ đen, cờ thế hoặc các hình thức khác mà được, thua bằng tiền, hiện vật; đánh bạc bằng máy, trò chơi điện tử trái phép… bị phạt từ 01 triệu đồng – 02 triệu đồng (điểm a khoản 2 Điều 26).
13 – Dùng điện thoại, lửa tại nơi có quy định cấm
Nghị định 167 về mức xử phạt trật tự xã hội cũng quy định phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng – 300.000 đồng với hành vi sử dụng diêm, bật lửa, điện thoại di động ở những nơi có quy định cấm (khoản 1 Điều 33).
14 – Đánh đập thành viên trong gia đình
Hành vi đánh đập gây thương tích cho thành viên gia đình bị tiền từ 01 – 1,5 triệu đồng (khoản 1 Điều 49).
15 – Bỏ mặc, không chăm sóc bố, mẹ già yếu
Hành hạ, ngược đãi thành viên gia đình như: Bắt nhịn ăn, nhịn uống, bắt chịu rét, mặc rách; bỏ mặc không chăm sóc thành viên gia đình gia đình là người già, yếu, tàn tật, phụ nữ có thai, phụ nữ nuôi con nhỏ… bị phạt từ 1,5 – 02 triệu đồng (khoản 1 Điều 50).
16 – Chì chiết, chửi mắng thành viên trong gia đình
Mọi hành vi lăng mạ, chì chiết, xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên gia đình bị phạt từ 500.000 đồng – 01 triệu đồng (khoản 1 Điều 51).
17 – Ngăn cản thành viên gia đình gặp gỡ người thân
Người nào cấm thành viên gia đình ra khỏi nhà, ngăn cản thành viên gia đình gặp gỡ người thân, bạn bè hoặc có các mối quan hệ xã hội hợp pháp, lành mạnh nhằm mục đích cô lập, gây áp lực thường xuyên về tâm lý đối với thành viên đó bị phạt cảnh cáo, hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng – 300.000 đồng (điểm a khoản 1 Điều 52).
18 – Không cho thành viên gia đình sử dụng tài sản chung
Việc không cho thành viên gia đình sử dụng tài sản chung vào mục đích chính đáng được coi là một trong những hành vi bạo lực về kinh tế và bị phạt từ 300.000 đồng – 500.000 đồng (khoản 1 Điều 56).
19 – Đuổi thành viên gia đình ra khỏi nhà
Cũng theo Nghị định 167 về mức xử phạt trật tự xã hội, sẽ phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở hợp pháp của họ (khoản 1 Điều 57).
20 – Ngăn cản vợ/chồng thăm con sau ly hôn
Hành vi ngăn cản quyền thăm nom, chăm sóc giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con, trừ trường hợp cha, mẹ bị hạn chế quyền thăm nom con theo quyết định của tòa án… bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng – 300.000 đồng (Điều 53).
Tải xuống nghị định 167
Mời bạn xem thêm
- Luật Đầu tư công 2019 được ban hành ngày 13/06/2019
- Đơn đề nghị xác nhận chỗ ở hợp pháp để đăng ký thường
- Doanh nghiệp tư nhân là gì theo quy định pháp luật?
- Bộ trưởng có quyền ban hành những loại văn bản pháp luật nào?
Thông tin liên hệ với Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Nghị định 167 gây rối trật tự công cộng”. Chúng tôi hi vọng rằng, bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến thành lập công ty con,tuyên bố giải thể công ty, hợp thức hóa lãnh sự, giấy phép bay flycam; đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, …. của Luật sư X. Hãy liên hệ: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:
Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự, an toàn xã hội; phòng chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng chống bạo lực gia đình có hiệu lực từ ngày 28/12/2013, thay thế các Nghị định 110/2009/NĐ-CP; 73/2010/NĐ-CP và 52/2012/NĐ-CP.
– Nghị định này quy định các hành vi vi phạm hành chính, hình thức, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với từng hành vi vi phạm hành chính, thẩm quyền lập biên bản, thẩm quyền xử phạt, mức phạt tiền cụ thể theo từng chức danh đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình.
– Các hành vi vi phạm hành chính trong các lĩnh vực khác trực tiếp liên quan đến lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình không được quy định tại Nghị định này thì áp dụng quy định tại các Nghị định khác của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước có liên quan để xử phạt.