Doanh nghiệp nên tạm ngừng kinh doanh hay giải thể?

18/08/2021
giải thể hay tạm ngừng kinh doanh
753
Views

Trước những diễn biến phức tạp của đại dịch covid19, nhiều doanh nghiệp rơi vào tình trạng không thể tiếp tục hoạt động trong thời điểm hiện tại. Vậy doanh nghiệp nên tạm ngừng kinh doanh hay giải thể? Hãy cùng phòng tư vấn luật doanh nghiệp của Luật sư 247 tìm hiểu nhé.

Căn cứ pháp luật

Phân biệt tạm ngừng kinh doanh hay giải thể

Khái niệm

Tạm ngừng kinh doanh:

+ Tạm ngừng kinh doanh” là tình trạng pháp lý của doanh nghiệp đang trong thời gian thực hiện tạm ngừng kinh doanh Ngày chuyển tình trạng pháp lý “Tạm ngừng kinh doanh” là ngày doanh nghiệp đăng ký bắt đầu tạm ngừng kinh doanh. Ngày kết thúc tình trạng pháp lý “Tạm ngừng kinh doanh” là ngày kết thúc thời hạn tạm ngừng kinh doanh mà doanh nghiệp đã thông báo hoặc ngày doanh nghiệp đăng ký tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo.

+ Doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh vẫn còn tư cách pháp nhân.

Giải thể doanh nghiệp:

+ Giải thể doanh nghiệp là tình trạng pháp lý doanh nghiệp đã chấm dứt mọi hoạt động, bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

+ Doanh nghiệp giải thể bị chấm dứt tư cách pháp nhân, nghĩa vụ liên quan của doanh nghiệp.

Điều kiện tiến hành

Tạm ngừng kinh doanh:

Doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản cho Cơ quan đăng ký kinh doanh chậm nhất là 03 ngày làm việc trước ngày tạm ngừng kinh doanh hoặc tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo.

Giải thể doanh nghiệp:

Doanh nghiệp chỉ được giải thể khi bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản khác và không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc Trọng tài. Chủ doanh nghiệp và những người liên quan phải liên đới chịu trách nhiệm với các khoản nợ của doanh nghiệp.

Thủ tục tiến hành

Tạm ngừng kinh doanh:

Bước 1: Chậm nhất 03 ngày trước ngày tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp nộp hồ sơ thông báo tạm ngừng kinh doanh lên cơ quan đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Bước 2: Trong vòng 03 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và trao giấy xác nhận về việc tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp.

Thời gian thực hiện: 03 ngayf làm việc kể từ ngày doanh nghiệp gửi hồ sơ tạm ngừng kinh doanh.

Giải thể doanh nghiệp:

Bước 1: Chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp (nếu có)

Bước 2: Thông qua quyết định giải thể doanh nghiệp

Bước 3: Công bố giải thể doanh nghiệp

Bước 4: Thanh lý tài sản, thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp

Bước 5: Cơ quan đăng ký kinh doanh cập nhật tình trạng của doanh nghiệp sau khi đã hoàn thành xong nghĩa vụ thanh toán

Thời gian thực hiện: Ít nhất 180 ngày từ ngày quyết định giải thể doanh nghiệp được gửi

Hậu quả pháp lý

Giải thể doanh nghiệp:

+ Doanh nghiệp bị chấm dứt hoạt động.

+ Không còn tư cách pháp nhân

+ Chấm dứt mã số thuế của doanh nghiệp.

Tạm ngừng kinh doanh:

+ Chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp trong một thời gian nhất định, hết thời hạn tạm ngừng, doanh nghiệp sẽ quay trở lại hoạt động như bình thường.

+ Doanh nghiệp vẫn có tư cách pháp nhân.

+ Trong thời gian tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp phải nộp đủ số thuế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp còn nợ; tiếp tục thanh toán các khoản nợ, hoàn thành việc thực hiện hợp đồng đã ký với khách hàng và người lao động, trừ trường hợp doanh nghiệp, chủ nợ, khách hàng và người lao động có thỏa thuận khác.

Nên chọn tạm ngừng kinh doanh hay giải thể

Với những quy định pháp luật về tạm ngừng kinh doanh hay giải thể, nếu lựa chọn tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp có thể tiến hành dễ dàng và nhanh chóng hơn. Sau khi hết thời hạn tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp vẫn tiếp tục tiến hành hoạt động kinh doanh được. Tuy nhiên, để lựa chọn tạm ngừng kinh doanh hay giải thể còn phụ thuộc và tình trạng thực tế của từng doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp vẫn tiếp tục kinh doanh được sau một thời gian thì sẽ chọn tạm ngừng kinh doanh. Trường hợp không thể tiếp tục kinh doanh thì doanh nghiệp lựa chọn giải thể doanh nghiệp.

Ví dụ:

Doanh nghiệp lựa chọn tạm ngừng kinh doanh khi:

+ Có ý định tái cơ cấu công ty, hoạch định lại các chiến lược và mục tiêu kinh doanh.

+ Doanh nghiệp vẫn đủ khả năng phục hồi, tái cơ cậu doanh nghiệp sau khủng hoảng.

+ Số lượng lao động không quá nhiều.

Doanh nghiệp lựa chọn giải thể khi:

+ Doanh nghiệp không còn khả năng tự phục hồi.

+ Lãnh đạo công ty không đưa ra được các giải pháp, hoạch định tái cơ cấu doanh nghiệp.

+ Số lượng lao động lớn, ảnh hưởng đến khả năng thanh toán lương cho NLĐ, các khoản phí BHXH.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi. Hy vọng bài viết bổ ích với bạn đọc!

Hãy liên hệ khi có nhu cầu sử dụng dịch vụ của Luật sư 247: 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Các khoản nợ ưu tiên thanh toán khi doanh nghiệp giải thể?

– Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết;
– Nợ thuế;
– Các khoản nợ khác;

Hồ sơ giải thể doanh nghiệp?

Hồ sơ giải thể doanh nghiệp bao gồm giấy tờ sau đây:
+ Thông báo về giải thể doanh nghiệp;
+ Báo cáo thanh lý tài sản doanh nghiệp; danh sách chủ nợ và số nợ đã thanh toán, gồm cả thanh toán hết các khoản nợ về thuế và nợ tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động sau khi quyết định giải thể doanh nghiệp (nếu có)

Các hành vi bị nghiêm cấm từ khi có quyết định giải thể doanh nghiệp?

– Cất giấu, tẩu tán tài sản;
– Từ bỏ hoặc giảm bớt quyền đòi nợ;
– Chuyển các khoản nợ không có bảo đảm thành các khoản nợ có bảo đảm bằng tài sản của doanh nghiệp;
– Ký kết hợp đồng mới, trừ trường hợp để thực hiện giải thể doanh nghiệp;
– Cầm cố, thế chấp, tặng cho, cho thuê tài sản;
– Chấm dứt thực hiện hợp đồng đã có hiệu lực;
– Huy động vốn dưới mọi hình thức.

5/5 - (2 bình chọn)
Chuyên mục:
Doanh nghiệp

Trả lời