Ngày 25/8, trên mạng xã hội Facebook lan truyền đoạn clip phát trực tiếp nhóm người chở nhau trên xe máy, trong đó Tý liên tục chửi bới và nổ súng khi livestream. Tý và Nguyễn Thành Long (23 tuổi, ngụ huyện Bình Chánh) nhắn tin, thách thức nhau trên mạng xã hội. Tý sau đó hẹn Long đến cầu số 1, quận 8, để giải quyết mâu thuẫn. Tối 24/10 đến rạng sáng 25/10, Long không đến điểm hẹn nên Tý cùng đồng bọn đi tìm; đồng thời livestream trên Facebook với những lời lẽ kích động và nổ nhiều phát súng.
Hành vi nguy hiểm của Tý sẽ bị xử lý như thế nào theo quy định của pháp luật? Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu thông qua bài viết này:
Cơ sở pháp lý
Nội dung tư vấn
Trật tự công cộng là gì?
Trật tự công cộng là hệ thống các quan hệ xã hội được hình thành và điều chỉnh bởi các quy định của pháp luật và các nội quy; quy tắc về trật tự chung, an toàn chung; mà đòi hỏi mọi thành viên của xã hội phải tuân theo những quy định chung đó nhằm đảm bảo cho cuộc sống; lao động, sinh hoạt bình thường của mọi người trong xã hội.
Bên cạnh đó, dưới quy định của pháp luật thì tội gây rối trật tự công cộng hay còn được gọi dưới góc độ pháp lý là hành vi xâm phạm trật tự công cộng được xác định là hành vi cố ý phá vỡ tình trạng ổn định; có tổ chức, có kỷ luật ở nơi công cộng; trực tiếp xâm phạm trật tự công cộng và có thể gây thiệt hại đến lợi ích của nhà nước; của xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân được pháp luật bảo vệ; qua việc vi phạm quy tắc sống lành mạnh, nếp sống văn minh, xã hội chủ nghĩa; gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động bình thường của mọi người ở những nơi công cộng.
Hành vi của Tý đã thỏa mãn tội xâm phạm trật tự công cộng chưa?
Chủ thể của tội phạm
Chủ thể của tội phạm này không phải chủ thể đặc biệt; chỉ cần người có hành vi gây rối trật tự công cộng đến một độ tuổi nhất định và có năng lực trách nhiệm hình sự đều có thể là chủ thể của tội phạm này.
Nếu hành vi gây rối trật tự công cộng chưa gây ra hậu quả nghiêm trọng thì người có hành vi chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu người đó đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này; chưa được xoá án tích mà còn vi phạm. Có hậu quả nghiêm trọng có thể xử về tội cố ý gây thương tích.
Khi nổ súng trên livestream, Tý hoàn toàn thỏa mãn điều kiện về mặt chủ thể của tội phạm; đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự.
Khách thể của tội phạm
Tội gây rối trật tự công cộng là tội xâm phạm đến an toàn công cộng, đến các quy tắc, sinh hoạt, đi lại, làm việc, vui chơi…ở nơi công cộng. Hành vi nổ súng khi livestream khiến nhiều người dân xung quanh sợ hãi ảnh hướng đến sinh hoạt bình thường của mọi người.
Mặt khách quan
Hành vi khách quan
Người phạm tội thực hiện hành vi gây rối bằng nhiều phương thức khác nhau như: tập trung đông người ở nơi công cộng gây náo động làm mất trật tự công cộng; đuổi đánh nhau, hò hét gây náo động ở nơi công cộng; đập phá các công trình ở nơi công cộng; đập phá các tài sản trong các, quán ăn, quán giải khái có đông người. v.v…
Khi xác định hành vi gây rối trật tự cần phải phân biệt với hành vi tuy có gây rối trật tự công cộng nhưng đã cấu thành một tội khác thì người có hành vi gây rối chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội phạm tương ứng mà họ đã thực hiện; mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội gây rối trật tự công cộng.
Hậu quả
Hậu quả của hành vi gây rối trật tự công cộng là thiệt hại vật chất và phi vật chất được xác định là gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội. Hậu quả vừa là dấu hiệu bắt buộc, vừa không phải là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm này.
Là dấu hiệu bắt buộc nếu người phạm tội chưa bị xử phạt hành chính về hành vi gây rối trật tự công cộng hoặc chưa bị kết án về tội này hoặc tuy đã bị kết án về tội này nhưng đã được xoá án tích.
Không phải là dấu hiệu bắt buộc nếu người phạm tội đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này; chưa được xoá án tích mà còn vi phạm.
Các dấu hiệu khách quan khác
Ngoài hành vi, hậu quả do hành vi vi phạm gây ra; nhà làm luật không quy định dấu hiệu khách quan khác là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm này. Tuy nhiên, khi xác định hành vi phạm tội gây rối cần nghiên cứu các quy định của Nhà nước về các quy tắc về trật tự ở nơi công cộng.
Hành vi nổ súng khi livestream của Tý đó là nổ súng nơi công cộng khiến nhiều người dân sợ hãi hoảng loạn.
Mặt chủ quan
Người phạm tội thực hiện hành vi gây rối trật tự công cộng là do cố ý. Hành vi của Tý hoàn toàn do lỗi cố ý và không có sự ép buộc nào.
Giải quyết tình huống
Hành vi nổ súng khi livestream của Tý có thể bị xử lên đến 7 năm tù ở khoản 2 và có thể xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình:
- “Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Gây rối trật tự công cộng mà có mang theo các loại vũ khí thô sơ hoặc công cụ hỗ trợ;
b) Sản xuất, nhập khẩu, buôn bán “đèn trời”.”
Ngoài ra Tý có thể bị xử về hành vi mua súng quân dụng.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Hành vi đánh nhau gây rối trật tự công cộng bị xử lý như thế nào?
- Tội gây rối trật tự công cộng bị xử phạt như thế nào?
Bài viết của chúng tôi mang tính chất tham khảo, hy vọng giúp ích cho bạn. Nếu có nhu cầu hỗ trợ pháp lý về hình sự, vui lòng liên hệ chúng tôi: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Nếu hành vi gây rối trật tự công cộng chưa gây ra hậu quả nghiêm trọng thì người có hành vi chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu người đó đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm.
Hậu quả là dấu hiệu bắt buộc nếu người phạm tội chưa bị xử phạt hành chính về hành vi gây rối trật tự công cộng hoặc chưa bị kết án về tội này hoặc tuy đã bị kết án về tội này nhưng đã được xóa án tích.
Hậu quả không phải là dấu hiệu bắt buộc nếu người phạm tội đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
Các tình tiết tăng nặng của tội gây rối trật tự công cộng bao gồm:
– Có tổ chức;
– Dùng vũ khí, hung khí hoặc có hành vi phá phách;
– Gây cản trở giao thông nghiêm trọng hoặc gây đình trệ hoạt động công cộng;
– Xúi giục người khác gây rối;
– Hành hung người can thiệp bảo vệ trật tự công cộng;
– Tái phạm nguy hiểm.