Năm 2023 vay thế chấp sổ đỏ của bố mẹ được hay không?

03/02/2023
Năm 2023 vay thế chấp sổ đỏ của bố mẹ được hay không?
202
Views

Xin chào Luật sư. Hiện nay do đang cần vốn để làm ăn kinh doanh nên em muốn vay thể chấp sổ đỏ tại ngân hàng, tuy nhiên sổ đỏ này hiện đang đứng tên của bố mẹ em, bố mẹ em thì đã đồng ý việc cho em mượn để thực hiện thủ tục vay thế chấp. Tuy nhiên, em không biết rằng vay thế chấp sổ đỏ của bố mẹ được hay không? Nếu được, việc thực hiện thủ tục vay vốn này ra sao và sẽ cần đáp ứng những điều kiện gì để thực hiện vay vốn? Em muốn thực hiện thủ tục này nhanh để không lỡ mất cơ hội làm ăn này, mong được Luật sư hỗ trợ giải đáp, em xin chân thành cảm ơn!

Có thể thấy rằng hiện nay việc thế chấp để vay vốn ngân hàng đã không còn quá xa lạ. Tuy nhiên, nhiều người chưa nắm rõ quy định pháp luật dẫn đến quyền lợi chưa được đảm bảo. Bạn hãy theo dõi nội dung bài viết của Luật sư 247 dưới đây để hiểu rõ quy định về vấn đề này nhé!

Căn cứ pháp lý

Vay thế chấp sổ đỏ của bố mẹ được hay không?

Câu trả lời là được. Hiện nay ngân hàng chấp nhận cho khách hàng vay vốn sử dụng tài sản của bố mẹ hoặc anh, chị em ruột để thế chấp vay vốn tại ngân hàng. Bố mẹ ở đây có thể là bố mẹ vợ/chồng của người vay.

Tuy nhiên cần lưu ý là một số ngân hàng có xét tới độ tuổi của bố mẹ tại thời điểm tài sản được đem thế chấp. Ví dụ ngân hàng giới hạn độ tuổi là không quá 65 tuổi thì bố mẹ bạn phải dưới 65 tuổi.

Bên thế chấp có nghĩa vụ gì?

Cũng tại Điều 320 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về nghĩa vụ của bên thế chấp như sau:

  1. Giao giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp trong trường hợp các bên có thỏa thuận, trừ trường hợp luật có quy định khác.
  2. Bảo quản, giữ gìn tài sản thế chấp.
  3. Áp dụng các biện pháp cần thiết để khắc phục, kể cả phải ngừng việc khai thác công dụng tài sản thế chấp nếu do việc khai thác đó mà tài sản thế chấp có nguy cơ mất giá trị hoặc giảm sút giá trị.
  4. Khi tài sản thế chấp bị hư hỏng thì trong một thời gian hợp lý bên thế chấp phải sửa chữa hoặc thay thế bằng tài sản khác có giá trị tương đương, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
  5. Cung cấp thông tin về thực trạng tài sản thế chấp cho bên nhận thế chấp.
  6. Giao tài sản thế chấp cho bên nhận thế chấp để xử lý khi thuộc một trong các trường hợp xử lý tài sản bảo đảm quy định tại Điều 299 của Bộ luật này.
  7. Thông báo cho bên nhận thế chấp về các quyền của người thứ ba đối với tài sản thế chấp, nếu có; trường hợp không thông báo thì bên nhận thế chấp có quyền hủy hợp đồng thế chấp tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại hoặc duy trì hợp đồng và chấp nhận quyền của người thứ ba đối với tài sản thế chấp.
  8. Không được bán, thay thế, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp, trừ trường hợp quy định tại Khoản 4 và Khoản 5 Điều 321 của Bộ luật này.

Điều kiện vay thế chấp sổ đỏ của bố mẹ là gì?

Do tài sản thế chấp đứng tên bố mẹ nên ngoài các điều kiện về thu nhập, lịch sử tín dụng, phương án sử dụng vốn của người vay thì bố mẹ (người đứng tên trên tài sản thế chấp cũng phải đáp ứng các điều kiện sau:

  • Bố mẹ đảm bảo nằm trong độ tuổi do ngân hàng quy định
  • Bố mẹ không có nợ xấu tại bất kỳ ngân hàng hay tổ chức tín dụng nào
  • Tài sản thế chấp có đầy đủ giấy tờ pháp lý và không có tranh chấp 
  • Bố mẹ đồng ý dùng tài sản của mình để thế chấp cho khoản vay và chấp thuận ký tên trên toàn bộ giao dịch đăng ký bảo đảm.

Trong thực tế đã xuất hiện tình huống con cái tự ý lấy giấy tờ nhà đất của bố mẹ đi thế chấp mà không có sự bàn bạc, chấp thuận của bố mẹ. Trong trường hợp này thì dù khoản vay có được duyệt thì ngân hàng cũng sẽ không đồng ý giải ngân cho khách hàng do không thể tiến hành các thủ tục cần thiết.

Năm 2023 vay thế chấp sổ đỏ của bố mẹ được hay không?
Năm 2023 vay thế chấp sổ đỏ của bố mẹ được hay không?

Hồ sơ vay thế chấp sổ đỏ của bố mẹ gồm những gì?

Hồ sơ vay thế chấp sổ đỏ của bố mẹ về cơ bản giống với hồ sơ vay thế chấp bằng sổ đỏ chính chủ. Tuy nhiên do sổ đỏ là của bố mẹ nên bạn sẽ cần chuẩn bị giấy tờ pháp lý của cả bố và mẹ để nộp cho ngân hàng.

Dưới đây là các loại giấy tờ cần chuẩn bị:

  • Chứng minh thư/thẻ căn cước của người vay
  • Chứng minh thư/thẻ căn cước của cả bố và mẹ
  • Sổ hộ khẩu/Giấy tạm trú của của người vay
  • Sổ hộ khẩu của bố mẹ
  • Giấy tờ chứng minh thu nhập
  • Photo sổ đỏ làm tài sản đảm bảo.

Một số lưu ý về hình thức thế vay thế chấp sổ đỏ của bố mẹ

Một số lưu ý về hình thức vay thế chấp tài sản của bố mẹ, người vay cần nắm rõ:

Dùng sổ đỏ của bố mẹ để thế chấp vay vốn ngân hàng khi nào?

Việc sử dụng sổ đỏ của bố mẹ để thế chấp vay vốn không làm ảnh hưởng đến các chính sách của khoản vay. Nhưng vì tài sản đứng tên bố mẹ nên có thể xảy ra các vấn đề như: độ tuổi của bố mẹ có phù hợp không, mảnh đất thế chấp có tranh chấp gì không, hay có bất tiện gì khi ký giao dịch đảm bảo cần chữ ký của cả bố và mẹ.

Chính vì vậy, chỉ nên sử dụng sổ đỏ của bố mẹ để thế chấp vay vốn ngân hàng khi bạn không có tài sản hoặc tài sản của bạn không đủ giá trị để thế chấp.

Như vậy, có thể thấy sự linh động của ngân hàng trong việc chấp thuận tài sản đảm bảo của người thân đã tạo điều kiện cho rất nhiều khách hàng vay được khoản vay mình cần.  Tuy nhiên, người vay cũng cần chú ý các điều kiện đi kèm để đảm bảo khoản vay chắc chắn được chấp thuận.

Sổ đỏ đang thế chấp, bố mẹ có được sang tên không?

Theo quy định tại Khoản 8 Điều 320 Bộ luật dân sự năm 2015 đã nêu rõ:

“8. Không được bán, thay thế, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 321 của Bộ luật này.”

Và theo quy định tại Khoản 4, Khoản 5 Điều 321 Bộ luật dân sự năm 2015 cũng nêu rõ:

“4. Được bán, thay thế, trao đổi tài sản thế chấp, nếu tài sản đó là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Trong trường hợp này, quyền yêu cầu bên mua thanh toán tiền, số tiền thu được, tài sản hình thành từ số tiền thu được, tài sản được thay thế hoặc được trao đổi trở thành tài sản thế chấp.

Trường hợp tài sản thế chấp là kho hàng thì bên thế chấp được quyền thay thế hàng hóa trong kho, nhưng phải bảo đảm giá trị của hàng hóa trong kho đúng như thỏa thuận.

  1. Được bán, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp không phải là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh, nếu được bên nhận thế chấp đồng ý hoặc theo quy định của luật”.

Từ các dẫn chứng nêu trên, chúng ta có thể thấy về nguyên tắc cần  phải có sự đồng ý của ngân hàng thì mới được phép sang tên, chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

Có thể bạn quan tâm:

Thông tin liên hệ:

Vấn đề “Năm 2023 vay thế chấp sổ đỏ của bố mẹ được hay không?” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư 247 chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới thủ tục chuyển đất ao sang đất sổ đỏ hiện nay. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102

Câu hỏi thường gặp:

Quy định pháp luật về sổ đỏ như thế nào?

Sổ đỏ (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất) là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền ở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Trường hợp nào không được vay thế chấp sổ đỏ?

Không đủ điều kiện thế chấp
Người đang có nghĩa vụ quản lý di sản là quyền sử dụng đất
Đất của cơ sở tôn giáo, công đồng dân cư
Đất phục vụ cho hàng không dân dụng
Quyền sử dụng đất hình thành trong tương lai

Có được thế chấp sổ đỏ khi chưa đủ 18 tuổi hay không?

Câu trả lời là Không. Chưa đủ 18 tuổi cũng là một trong các trường hợp bị hạn chế quyền. Họ vẫn có thể được thực hiện quyền thế chấp sổ đỏ nhưng không được tự mình thực hiện hoặc tự ý thực hiện mà phải thực hiện thông qua người đại diện.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Dân sự

Comments are closed.