Xin chào Luật sư 247. Em tôi năm nay 13 tuổi, khi theo dõi Facebook thì em tôi bị người khác dụ dỗ mua thuốc lá điện tử hút. Tôi có thắc mắc rằng hành vi mua bán thuốc lá điện tử có bị cấm không? Những hành vi buôn bán thuốc lá điện tử nào bị xử lý? Và mức xử phạt khi bán thuốc lá điện tử cho trẻ em hiện nay là bao nhiêu? Mong được Luật sư giải đáp, tôi xin chân thành cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư 247. Tại bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Thuốc lá điện tử là gì?
Tại khoản 1 và khoản 2 Điều 3 Nghị định 67/2013/NĐ-CP quy định như sau:
– Lá thuốc lá là lá của cây thuốc lá có tên khoa học là Nicotiana tabacum L và Nicotiana rustica L là nguyên liệu đầu vào của quá trình chế biến nguyên liệu thuốc lá.
– Sản phẩm thuốc lá là sản phẩm được sản xuất từ toàn bộ hay một phần nguyên liệu thuốc lá và được chế biến dưới dạng thuốc điếu, xì gà, thuốc lá sợi dùng để hút tẩu và các dạng sản phẩm khác dùng để hút, nhai, ngửi.
Hiện nay, pháp luật không có quy định cụ thể về khái niệm của thuốc lá điện tử nhưng ta có thể hiểu thuốc lá điện tử cũng là một dạng của sản phẩm thuốc lá được quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 67/2012/NĐ-CP.
Mua bán thuốc lá điện có bị cấm không?
Khoản 2 Điều 3 Nghị định 67/2013/NĐ-CP quy định về giải thích từ ngữ như sau:
2. “Sản phẩm thuốc lá” là sản phẩm được sản xuất từ toàn bộ hay một phần nguyên liệu thuốc lá và được chế biến dưới dạng thuốc điếu, xì gà, thuốc lá sợi dùng để hút tẩu và các dạng sản phẩm khác đùng để hút, nhai, ngửi.
Theo quy định trên, thuốc lá điện tử tạo khói mà người dùng hít vào phổi bằng cách đốt nóng dịch lỏng, dịch lỏng này có chứa chắc thành phần của thuốc nên thuốc lá điện tử được coi là một sản phẩm thuốc lá.
Thuốc lá điện tử được xem là một dạng của thuốc lá nên việc mua bán, kinh doanh mua bán thuốc lá điện tử phải đáp ứng các điều kiện như khi kinh doanh mua bán thuốc lá.
Ngành nghề kinh doanh thuốc lá theo quy định pháp luật là một ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Khi thực hiện hoạt động kinh doanh mua, bán chủ thể phải đáp ứng các điều kiện sau tại khoản 3 Điều 26 Nghị định 67/2013/NĐ-CP được sửa đổi bởi Nghị định 106/2017/NĐ-CP và Nghị định 08/2018/NĐ-CP về điều kiện cấp Giấy phép bán lẻ sản phẩm thuốc lá, cụ thể như sau:
3. Điều kiện cấp Giấy phép bán lẻ sản phẩm thuốc lá:
a) Thương nhân được thành lập theo quy định của pháp luật;
b) CĐịa điểm kinh doanh không vi phạm quy định về địa điểm không được bán thuốc lá theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá năm 2012;
c) (bãi bỏ)
d) Có văn bản giới thiệu của các thương nhân phân phối hoặc thương nhân bán buôn sản phẩm thuốc lá ghi rõ địa bàn dự kiến kinh doanh;
đ) (bãi bỏ)
Chủ thể phải lập hồ sơ đề nghị cấp giấy phép mua bán sản phẩm của thuốc lá theo quy định tại Khoản 3 Điều 27 Nghị định 67/2013/NĐ-CP được sửa đổi bởi Nghị định 106/2017/NĐ-CP và Nghị định 08/2018/NĐ-CP như sau:
3. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép bán lẻ sản phẩm thuốc lá:
a) Đơn đề nghị cấp Giấy phép bán lẻ sản phẩm thuốc lá;
b) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và Giấy chứng nhận mã số thuế;
c) Bản sao các văn bản giới thiệu của các thương nhân phân phối hoặc thương nhân bán buôn sản phẩm thuốc lá ghi rõ địa bàn dự kiến kinh doanh;
d) (bãi bỏ).
Theo đó, pháp luật Việt Nam không cấm hành vi mua bán thuốc lá điện tử. Tuy nhiên không phải chủ thể nào cũng được phép kinh doanh mua bán thuốc lá, mà chỉ có những chủ thể đáp ứng được những điều kiện pháp luật mới được phép kinh doanh.
Những hành vi buôn bán thuốc lá điện tử nào bị xử lý?
Khoản 2, Khoản 6, Khoản 7 Điều 6 Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định về hành vi vi phạm về hoạt động kinh doanh theo giấy phép kinh doanh:
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện mà không có giấy phép kinh doanh theo quy định;
b) Kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện khi giấy phép kinh doanh được cấp đã hết hiệu lực;
c) Kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện nhưng không đáp ứng điều kiện đầu tư kinh doanh theo quy định trong quá trình hoạt động kinh doanh;
d) Sử dụng giấy phép kinh doanh của thương nhân khác để kinh doanh.
6. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật vi phạm quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1, khoản 2 và điểm c khoản 3 Điều này trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm.
7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1, khoản 2, 3, 4 Điều này.
Mua bán thuốc lá điện tử nói riêng và thuốc lá nói chung theo quy định của pháp luật là ngành nghề kinh doanh có điều kiện do đó chủ thể phải có giấy phép kinh doanh nếu không sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 – 15.000.000 đồng, kèm theo các hình thức phạt bổ sung là tước quyền sử dụng giấy phép và buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp.
Bên cạnh đó, trong trường hợp buôn bán thuốc lá không có nguồn gốc tùy thuộc vào giá trị của lô hàng hóa mà không đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì có số tiền phạt tương ứng theo quy định tại Điều 17 Nghị định 98/2020/NĐ-CP.
Mua bán thuốc lá điện tử nhập lậu được pháp luật coi là hành vi buôn bán hàng cấm. Người có hành vi kinh doanh thuốc lá điếu nhập lậu có thể bị xử lý hình sự về tội “Sản xuất, buôn bán hàng cấm” theo quy định tại Điều 190 Bộ luật hình sự 2015. Theo đó, người có hành vi buôn bán thuốc lá điện tử nhập lậu có thể bị xử lý hình sự với hình phạt tù cao nhất lên đến 15 năm, nếu pháp nhân vi phạm có thể bị xử lý hình sự với mức phạt tiền lên đến 200.000.000 đồng.
Như vậy, tùy tính chất mức độ mà hành vi vi phạm kinh doanh mua bán thuốc lá điện tử bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
Mức xử phạt khi bán thuốc lá điện tử cho trẻ em hiện nay
Tại Điều 26 Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về bán, cung cấp thuốc lá được quy định cụ thể như sau:
– Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không có biển thông báo không bán thuốc lá cho người chưa đủ 18 tuổi tại điểm bán của đại lý bán buôn, đại lý bán lẻ thuốc lá.
– Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
+ Trưng bày quá một bao hoặc một tút hoặc một hộp của một nhãn hiệu thuốc lá tại đại lý bán lẻ, điểm bán lẻ thuốc lá;
+ Bán, cung cấp thuốc lá cho người chưa đủ 18 tuổi;
+ Bán, cung cấp thuốc lá không ghi nhãn, không in cảnh báo sức khỏe trên bao bì thuốc lá theo quy định của pháp luật. Trường hợp bán thuốc lá không ghi nhãn, không in cảnh báo sức khỏe trên bao bì thuốc lá là thuốc lá nhập lậu, thuốc lá giả thì thực hiện xử phạt theo quy định của pháp luật về hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
– Hình thức xử phạt bổ sung: đình chỉ hoạt động kinh doanh có liên quan đến hành vi vi phạm trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với các hành vi quy định tại khoản 2 Điều này.
– Biện pháp khắc phục hậu quả: buộc thu hồi và loại bỏ yếu tố vi phạm đối với thuốc lá không ghi nhãn, không in cảnh báo sức khỏe trên bao bì thuốc lá đối với hành vi quy định tại điểm c khoản 2 Điều này. Trường hợp không loại bỏ được yếu tố vi phạm thì buộc tiêu hủy.
Theo quy định trên, người bán thuốc lá cho em trai bạn có thể sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 26 Nghị định 117/2020/NĐ-CP, còn đối với tổ chức thì mức phạt tiền sẽ gấp đôi theo khoản 5 Điều 4 Nghị định 117/2020/NĐ-CP.
Có thể bạn quan tâm:
- Vận chuyển ma túy mà không biết có phạm tội không
- Hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ bị xử phạt như thế nào?
- Hút thuốc lá điện tử trên máy bay có bị phạt không?
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về nội dung “Mức xử phạt khi bán thuốc lá điện tử cho trẻ em năm 2022“. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến dịch vụ: thành lập công ty cổ phần, tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp, tải xuống mẫu giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, tra cứu thông tin quy hoạch, xin phép bay flycam, mẫu trích lục khai tử bản chính, hợp pháp hóa lãnh sự bộ ngoại giao…của luật sư 247, hãy liên hệ 0833102102.
Câu hỏi thường gặp
Kinh doanh thuốc lá là một ngành nghề kinh doanh có điều kiện nên chủ thể phải đáp ứng các điều kiện được quy định tại khoản 2, Điều 26, Nghị định 67/2013/NĐ-CP, sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 106/2017/NĐ-CP
Bộ Công Thương cấp, cấp lại, sửa đổi, bổ sung Giấy phép phân phối sản phẩm thuốc lá;
Sở Công Thương cấp, cấp lại, sửa đổi, bổ sung Giấy phép bán buôn sản phẩm thuốc lá;
Phòng Công Thương hoặc Phòng Kinh tế (cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh – sau đây gọi chung là Phòng Công Thương) cấp, cấp lại, sửa đổi, bổ sung Giấy phép bán lẻ sản phẩm thuốc lá.
Mua bán thuốc lá điếu nhập lậu (bao gồm xì gà, các dạng thuốc lá thành phẩm khác) được pháp luật coi là hành vi buôn bán hàng cấm. Do đó tùy theo tính chất mức độ, giá trị lô hàng hóa mà có các mức phạt tiền hoặc tù khác nhau theo căn cứ tại điểm b, e, Khoản 1, điểm e, khoản 2, Điều 190, Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017.