Mức phụ cấp độc hại ngành y tế năm 2023

28/02/2023
Phụ cấp độc hại ngành y tế
189
Views

Hiện nay, vì đặc tính ngành nghề nên có nhiều người lao động phải làm việc trong các môi trường độc hại, có yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe của người lao động nếu làm việc lâu dài. Khi đó, những đối tượng này sẽ được hưởng các khoản phụ cấp nhất định bên cạnh khoản lương cơ bản mà công ty chi trả. Nhiều độc giả băn khoăn không biết theo quy định, Nhân viên y tế làm việc trong khu vực độc hại có được hưởng phụ cấp độc hại không? Hệ số áp dụng các mức phụ cấp độc hại ngành y tế được quy định như thế nào? Bài viết sau đây của Luật sư 247 sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc trên và cung cấp những quy định liên quan đến vấn đề này. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn đọc nhé.

Căn cứ pháp lý

Phụ cấp độc hại là gì?

Hiện nay, không có văn bản nào quy định chi tiết phụ cấp độc hại là gì, mà thực tế thường được hiểu và áp dụng đối với những người lao động làm công việc hoặc làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại, đặc biệt nguy hiểm, độc hại.

Đây là khoản phụ cấp mà người sử dụng lao động dành cho người lao động nhằm bù đắp một phần tổn hại về sức khỏe, tinh thần, thậm chí là suy giảm khả năng lao động.

Mỗi ngành nghề, lĩnh vực đều có những tính chất đặc thù riêng. Chính vì vậy, mức phụ cấp sẽ phụ thuộc vào từng đối tượng lao động với những công việc khác nhau.

Nhân viên y tế làm việc trong khu vực độc hại có được hưởng phụ cấp độc hại?

Pháp luật quy định đối tượng được hưởng phụ cấp độc hại như sau:

  • Phạm vi và đối tượng áp dụng

Phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với cán bộ, công chức, viên chức làm việc trực tiếp ở nơi độc hại nguy hiểm mà yếu tố độc hại nguy hiểm cao hơn bình thường chưa được tính vào hệ số lương, bao gồm:

  • Cán bộ, công chức (kể cả công chức dự bị), viên chức, những người đang trong thời gian tập sự, thử việc thuộc biên chế trả lương của các cơ quan nhà nước và các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước.
  • Cán bộ, công chức, viên chức thuộc biên chế nhà nước và hưởng lương theo bảng lương do Nhà nước quy định được cử đến làm việc tại các hội, các tổ chức phi Chính phủ, các dự án và các cơ quan, tổ chức quốc tế đặt tại Việt Nam.

Do đó theo quy định này, thì nhân viên y tế làm trong môi trường độc hại sẽ được hưởng phụ cấp độc hại.

Mức phụ cấp độc hại ngành y tế năm 2023

Đối với cán bộ, công chức, viên chức

Theo quy định tại Thông tư 07/2005/TT-BNV, phụ cấp độc hại đối với cán bộ, công chức, viên chức được chia thành 04 mức: 0,1; 0,2; 0,3 và 0,4 so với mức lương cơ sở.

Mức phụ cấp độc hại, nguy hiểm từ ngày 01/01/2023 đến ngày 30/6/2023

Theo khoản 1 Mục II Thông tư 07/2005/TT-BNV, mức phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với cán bộ, công chức, viên chức được chia thành 4 mức 0,1; 0,2; 0,3 và 0,4 so với mức lương tối thiểu chung.

Với mức lương cơ sở hiện hành là 1.490.000 đồng/tháng (theo Nghị định 38/2019/NĐ-CP) thì mức phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với cán bộ, công chức, viên chức từ ngày 01/01/2023 đến ngày 30/6/2023.

MứcHệ sốMức tiền phụ cấp
10,1149.000 đồng/tháng
20,2298.000 đồng/tháng
30,3447.000 đồng/tháng
4 0,4596.000 đồng/tháng

Mức phụ cấp độc hại, nguy hiểm từ ngày 01/7/2023

Ngày 11/11/2022, Quốc hội thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2023.

Theo đó, tăng lương cơ sở lên 1,8 triệu đồng/tháng (tăng 20,8% so với mức lương cơ sở hiện hành).

Như vậy, với sự thay đổi trên, mức phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với cán bộ, công chức, viên chức sẽ tăng từ ngày 01/7/2023, cụ thể như sau:

MứcHệ sốMức tiền phụ cấp
10,1180.000 đồng/tháng
20,2360.000 đồng/tháng
30,3540.000 đồng/tháng
4 0,4720.000 đồng/tháng

Loại phụ cấp này được tính theo thời gian thực tế làm việc tại nơi có các yếu tố độc hại, nguy hiểm và được trả cùng kỳ lương hàng tháng:

Nếu làm việc dưới 04 giờ/ngày thì được tính bằng 1/2 ngày làm việc, nếu làm việc từ 04 giờ trở lên thì được tính bằng cả ngày làm việc.

Phụ cấp độc hại ngành y tế
Phụ cấp độc hại ngành y tế

Đối với người lao động trong công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu

Cách tính phụ cấp độc hại đối với những đối tượng này được hướng dẫn chi tiết tại Thông tư 17/2015/TT-BLĐTBXH. Cụ thể tại khoản 1 Điều 11:

– Mức phụ cấp đối với nghề, công việc có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm:

+ Thấp nhất bằng 5%

+ Cao nhất bằng 10%

– Mức phụ cấp đối với nghề, công việc có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm:

+ Thấp nhất bằng nhất 7%

+ Cao nhất bằng 15%.

Các mức phụ cấp nêu trên được so với mức lương của nghề, công việc có độ phức tạp tương đương, trong điều kiện lao động bình thường.

Thời gian tính phụ cấp độc hại cho những lao động này cũng được thực hiện tương tự như đối với cán bộ, công chức, viên chức

Đối với người lao động khác

Theo quy định tại Điều 103 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về Chế độ nâng lương, phụ cấp và trợ cấp ta có thể hiểu đối với chế độ phụ cấp độc hại sẽ được bên người sử dụng lao động và người lao động thỏa thuận trong hợp đồng hoặc thỏa ước lao động tập thể hoặc trong quy chế của người sử dụng lao động.

Tuy nhiên; theo quy định tại Điểm c, Khoản 3, Điều 7, Nghị định 49/2013/NĐ-CP; Mức lương của công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 5%; Công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 7%; so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương; làm việc trong điều kiện lao động bình thường.

Như vậy; tuy pháp luật luôn tôn trọng sự thỏa thuận của các bên; nhưng vẫn đề ra mức tối thiểu để hạn chế việc đơn vị sử dụng lao động chi trả phụ cấp độc hại cho người lao động thấp; không tương xứng với sức lao động mà người lao động bỏ ra.

Hệ số áp dụng các mức phụ cấp độc hại ngành y tế

(1) Mức 1, hệ số 0,1 áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức làm việc trực tiếp ở nơi có một trong các yếu tố độc hại, nguy hiểm sau:

– Tiếp xúc trực tiếp với chất độc, khí độc, bụi độc, làm việc ở môi trường dễ bị lây nhiễm, mắc bệnh truyền nhiễm.

– Làm việc trong môi trường chịu áp suất cao hoặc thiếu dưỡng khí, nơi quá nóng hoặc quá lạnh.

– Những công việc phát sinh tiếng ồn lớn hoặc làm việc ở nơi có độ rung liên tục với tần số cao vượt quá tiêu chuẩn an toàn lao động và vệ sinh lao động cho phép.

– Làm việc ở môi trường có phóng xạ, tia bức xạ hoặc điện từ trường vượt quá tiêu chuẩn cho phép.

(2) Mức 2, hệ số 0,2 áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức làm việc trực tiếp ở nơi có hai trong các yếu tố độc hại, nguy hiểm quy định tại (1).

(3) Mức 3, hệ số 0,3 áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức làm việc trực tiếp ở nơi có ba trong các yếu tố độc hại, nguy hiểm quy định tại (1).

(4) Mức 4, hệ số 0,4 áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức làm việc trực tiếp ở nơi có các yếu tố độc hại, nguy hiểm quy định tại (1).

Cách tính mức phụ cấp độc hại ngành y tế như thế nào?

Căn cứ Mục II Thông tư 07/2005/TT-BNV quy định mức phụ cấp như sau:

  • Cách tính và nguồn kinh phí chi trả phụ cấp:
  • Cách tính trả phụ cấp:

Phụ cấp độc hại, nguy hiểm được tính theo thời gian thực tế làm việc tại nơi có các yếu tố độc hại, nguy hiểm; nếu làm việc dưới 4 giờ trong ngày thì được tính bằng 1/2 ngày làm việc, nếu làm việc từ 4 giờ trở lên thì được tính cả ngày làm việc. Phụ cấp độc hại, nguy hiểm được trả cùng kỳ lương hàng tháng và không để dùng tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.

  • Nguồn kinh phí chi trả chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm:

Các đối tượng thuộc cơ quan, đơn vị được ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ, phụ cấp độc hại, nguy hiểm do ngân sách nhà nước chi trả theo phân cấp ngân sách hiện hành trong dự toán ngân sách được giao hàng năm cho cơ quan, đơn vị;

Các đối tượng thuộc cơ quan thực hiện khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính và các đối tượng thuộc các đơn vị sự nghiệp thực hiện tự chủ tài chính, phụ cấp độc hại, nguy hiểm do cơ quan, đơn vị chi trả từ nguồn kinh phí khoán và nguồn tài chính được giao tự chủ.

Trên đây là cách tính: nếu bạn làm việc dưới 4 giờ trong ngày thì được tính bằng 1/2 ngày làm việc, nếu làm việc

Mời bạn xem thêm bài viết:

Thông tin liên hệ

Luật sư 247 đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Phụ cấp độc hại ngành y tế”. Ngoài ra, chúng tôi  có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến tư vấn pháp lý về đăng ký mã số thuế cá nhân. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.

Câu hỏi thường gặp

Nguồn kinh phí chi trả chế độ phụ cấp độc hại ngành y tế được quy định ra sao?

Các đối tượng thuộc cơ quan, đơn vị được ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ, phụ cấp độc hại, nguy hiểm do ngân sách nhà nước chi trả theo phân cấp ngân sách hiện hành trong dự toán ngân sách được giao hàng năm cho cơ quan, đơn vị;
Các đối tượng thuộc cơ quan thực hiện khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính và các đối tượng thuộc các đơn vị sự nghiệp thực hiện tự chủ tài chính, phụ cấp độc hại, nguy hiểm do cơ quan, đơn vị chi trả từ nguồn kinh phí khoán và nguồn tài chính được giao tự chủ.

Mức phụ cấp độc hại nguy hiểm cho người lao động làm công tác quản trang tại nghĩa trang liệt sĩ là bao nhiêu?

Mức phụ cấp độc hại nguy hiểm cho người lao động làm công tác làm công tác quản trang tại nghĩa trang liệt sĩ được quy định tại Điều 3 Thông tư 30/2016/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với cán bộ, công, viên chức và người lao động làm công tác quản trang tại các nghĩa trang liệt sĩ do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành, theo đó:
Mức 1, hệ số 0,1 áp dụng đối với người lao động làm công việc gồm: Tổ chức đón tiếp, hướng dẫn thân nhân liệt sĩ đến thăm viếng mộ liệt sĩ; phục vụ lễ viếng nghĩa trang liệt sĩ của các đoàn đại biểu đến viếng; tiếp nhận, tổ chức an táng hài cốt liệt sĩ do các địa phương, đơn vị quy tập bàn giao; khai quật, lấy mẫu hài cốt liệt sĩ để làm giám định ADN theo quy định; bảo vệ, chăm sóc phần mộ liệt sĩ, vườn hoa, cây cảnh, khuôn viên và các công trình khác của nghĩa trang.

Điều kiện để được hưởng phụ cấp độc hại ngành y tế bằng hiện vật là gì?

Công chức, viên chức, người lao động, học sinh, sinh viên thực tập hay học nghề, tập nghề  được hưởng chế độ bồi dưỡng Phụ cấp bằng hiện vật khi có đủ các điều kiện sau:
– Làm các nghề, công việc thuộc danh mục nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành;
– Đang làm việc trong môi trường lao động có ít nhất một trong các yếu tố nguy hiểm, độc hại không đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép theo quy định của Bộ Y tế hoặc trực tiếp tiếp xúc với các nguồn gây bệnh truyền nhiễm.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.