Mức phạt vi phạm quy định về quản lý quốc tịch năm 2022 như thế nào?

30/09/2022
Mức phạt vi phạm quy định về quản lý quốc tịch năm 2022 như thế nào?
328
Views

Xin chào Luật sư 247. Tôi có tìm hiểu và được biết rằng Nghị định 16/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật quốc tịch Việt Nam quy định các hành vi bị nghiêm cấm. Vậy những hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động quản lý Quốc tịch là gì? Mức phạt vi phạm quy định về quản lý quốc tịch hiện nay ra sao? Bộ công an có những nhiệm vụ và quyền hạn gì trong việc quản lý quốc tịch? Mong được Luật sư giải đáp, tôi xin chân thành cảm ơn!

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư 247. Tại bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn đọc.

Căn cứ pháp lý

Những hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động quản lý Quốc tịch

Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 6 Nghị định 16/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật quốc tịch Việt Nam quy định các hành vi bị nghiêm cấm như sau:

a) Dùng giấy tờ giả, giấy tờ bị sửa chữa, tẩy xóa làm sai lệch nội dung; khai báo không trung thực, có hành vi gian dối để làm thủ tục giải quyết các việc về quốc tịch;

b) Dùng giấy tờ không còn giá trị chứng minh quốc tịch Việt Nam theo quy định tại khoản 1 Điều 4 của Nghị định này để chứng minh đang có quốc tịch Việt Nam;

c) Lợi dụng thẩm quyền được giao để cấp giấy tờ về quốc tịch Việt Nam, giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam hoặc giấy tờ khác có ghi quốc tịch Việt Nam trái quy định của pháp luật; xác nhận không có cơ sở, không đúng sự thật về người xin nhập, xin trở lại quốc tịch Việt Nam;

Mức phạt vi phạm quy định về quản lý quốc tịch
Mức phạt vi phạm quy định về quản lý quốc tịch

d) Lợi dụng việc nhập, trở lại, thôi quốc tịch Việt Nam và việc xin giữ quốc tịch nước ngoài khi được nhập, trở lại quốc tịch Việt Nam để xâm hại an ninh, lợi ích quốc gia, trật tự, an toàn xã hội của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; phương hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, công dân Việt Nam.

Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Công An trong việc quản lý quốc tịch

Tại Điều 36 Nghị định 16/2020/NĐ-CP quy định nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ công an về quản lý quốc tịch như sau:

Bộ Công an phối hợp với Bộ Tư pháp trong quá trình giải quyết các việc về quốc tịch, có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

1. Thẩm tra, xác minh hoặc chỉ đạo cơ quan công an có thẩm quyền trong việc xác minh về nhân thân của người xin nhập, xin trở lại, xin thôi quốc tịch Việt Nam; tước quốc tịch Việt Nam; hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam; xác định có quốc tịch Việt Nam.

2. Chỉ đạo cơ quan công an có thẩm quyền xác minh tính hợp lệ của các giấy tờ do cơ quan công an có thẩm quyền cấp có giá trị chứng minh quốc tịch Việt Nam theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 11 của Luật Quốc tịch Việt Nam theo đề nghị của Sở Tư pháp, Cơ quan đại diện hoặc cơ quan có thẩm quyền khác.

3. Chỉ đạo giải quyết việc đăng ký cư trú, cấp Hộ chiếu Việt Nam, Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân cho người được nhập, trở lại quốc tịch Việt Nam; xóa đăng ký cư trú, thu hồi và hủy giá trị sử dụng Hộ chiếu Việt Nam, Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân của người được thôi quốc tịch, bị tước quốc tịch, bị hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam theo quy định của pháp luật.

4. Phối hợp xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong giải quyết các việc về quốc tịch.

Mức phạt vi phạm quy định về quản lý quốc tịch

Căn cứ quy định tại Điều 46 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định xử phạt hành vi vi phạm quy định về quản lý quốc tịch, theo đó:

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy tờ do cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền cấp trong hồ sơ đề nghị xin nhập, xin trở lại, xin thôi quốc tịch Việt Nam; hồ sơ đăng ký để được xác định có quốc tịch Việt Nam; hồ sơ xin xác nhận có quốc tịch Việt Nam; hồ sơ xin xác nhận là người gốc Việt Nam.

2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Khai báo thông tin không đúng sự thật trong hồ sơ đề nghị xin nhập, xin trở lại, xin thôi quốc tịch Việt Nam; hồ sơ đăng ký để được xác định có quốc tịch Việt Nam; hồ sơ xin xác nhận có quốc tịch Việt Nam; hồ sơ xin xác nhận là người gốc Việt Nam;

b) Tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy tờ về quốc tịch;

c) Sử dụng giấy tờ không còn giá trị chứng minh quốc tịch Việt Nam để chứng minh đang có quốc tịch Việt Nam.

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi huỷ hoại giấy tờ về quốc tịch.

4. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu tang vật là giấy tờ, văn bản bị tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 và điểm b khoản 2 Điều này; giấy tờ không còn giá trị chứng minh quốc tịch Việt Nam đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 2 Điều này.

5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Kiến nghị cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xem xét, xử lý đối với giấy tờ, văn bản đã cấp do có hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, các điểm a và c khoản 2 Điều này; giấy tờ, văn bản bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung quy định tại khoản 1 và điểm b khoản 2 Điều này.

Theo đó, khi có những hành vi vi phạm quản lý quốc tịch nêu trên, công dân sẽ phải chịu hành phạt tương ứng.

Căn cứ tước quốc tịch Việt Nam

Theo điều 31 Luật Quốc tịch Việt Nam, các trường hợp công dân bị tước quốc tịch Việt Nam, cụ thể như sau:

– Công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài có thể bị tước quốc tịch Việt Nam, nếu có hành vi:

+ Gây phương hại nghiêm trọng đến nền độc lập dân tộc, đến sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam;

+ Đến uy tín của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

– Người đã nhập quốc tịch Việt Nam theo quy định tại Điều 19 Luật Quốc tịch Việt Nam dù cư trú ở trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam cũng có thể bị tước quốc tịch Việt Nam, nếu có hành vi quy định thuộc căn cứ tước quốc tịch Việt Nam nêu trên.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Mức phạt vi phạm quy định về quản lý quốc tịch năm 2022 như thế nào?. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như thủ tục đăng ký khai sinh, tìm hiểu quy định pháp luật về lệ phí đăng ký lại khai sinh hay sử dụng dịch vụ đổi tên trong giấy khai sinh… của chúng tôi. Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư 247 để được hỗ trợ, giải đáp. 

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Lệ phí nhập quốc tịch Việt Nam là bao nhiêu?

Căn cứ Thông tư  281/2016/TT-BTC, lệ phí xin nhập quốc tịch Việt Nam là 03 triệu đồng/trường hợp.
Các trường hợp sau đây được miễn lệ phí xin nhập quốc tịch Việt Nam:
– Người có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam: được tặng thưởng Huân chương, Huy chương, danh hiệu cao quý khác của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam xác nhận về công lao đặc biệt đó.
– Người không quốc tịch xin nhập quốc tịch Việt Nam;
– Người di cư từ Lào được phép cư trú xin nhập quốc tịch Việt Nam.

Điều kiện để nhập quốc tịch Việt Nam?

– Công dân nước ngoài và người không quốc tịch đang thường trú ở Việt Nam có đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam thì có thể được nhập quốc tịch Việt Nam, nếu có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật Việt Nam;
b) Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật Việt Nam; tôn trọng truyền thống, phong tục, tập quán của dân tộc Việt Nam;
c) Biết tiếng Việt đủ để hoà nhập vào cộng đồng Việt Nam;
d) Đã thường trú ở Việt Nam từ 5 năm trở lên tính đến thời điểm xin nhập quốc tịch Việt Nam;
đ) Có khả năng bảo đảm cuộc sống tại Việt Nam.

Cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết việc nhập quốc tịch?

Để có thể được nhập quốc tịch Việt Nam thì người có yêu cầu nhập quốc tịch cần đến cơ quan có thẩm quyền. Thẩm quyền giải quyết được quy định tại khoản 1 Điều 21 Luật quốc tịch:
Người xin nhập quốc tịch Việt Nam nộp hồ sơ cho Sở Tư pháp nơi cư trú….”

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.