Mức phạt chống người thi hành công vụ CSGT 2021 là bao nhiêu?

08/09/2022
Mức phạt chống người thi hành công vụ CSGT 2021
432
Views

Chống người thi hành công vụ là hành vi vi phạm pháp luật. Người nào có hành vi này đều bị xử lý theo quy định pháp luật. Vậy mức phạt chống người thi hành công vụ CSGT 2021 được quy định như thế nào? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Luật sư 247 để biết thêm chi tiết.

Căn cứ pháp lý

Tội chống người thi hành công vụ là gì?

Chống người thi hành công vụ là một tội phạm được quy định tại Điều 330 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017.

Trong đó hành vi chống người thi hành công vụ là hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật.

Tội chống người thi hành công vụ bị xử phạt như thế nào?

Hình phạt tội chống người thi hành công vụ được quy định tại Điều 330 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017. Theo đó, hình phạt đối với tội này là cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù tùy mức độ vi phạm, cụ thể:

1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Phạm tội 02 lần trở lên;

c) Xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội;

d) Gây thiệt hại về tài sản 50.000.000 đồng trở lên;

đ) Tái phạm nguy hiểm.

Mức phạt chống người thi hành công vụ CSGT 2021
Mức phạt chống người thi hành công vụ CSGT 2021

Mức xử phạt hành chính hành vi chống người thi hành công vụ

Đối với tội chống người thi hành công vụ, hình phạt nhẹ nhất là cải tạo không giam giữ. Do đó nếu phạm vào tội này, người phạm tội sẽ không bị áp dụng hình phạt tiền (xử phạt vi phạm hành chính).

Nếu bị hại (người thi hành công vụ) yêu cầu bồi thường thiệt hại thì đó là phần bồi thường thiệt hại (phần dân sự) trong vụ án hình sự chứ không phải mức xử phạt hành chính mà pháp luật quy định đối với loại tội này.

Cản trở người thi hành công vụ bị xử lý thế nào?

Chống người thi hành công vụ thì phải chịu trách nhiệm hình sự, vậy cản trở người thi hành công vụ.

Cản trở người thi hành công vụ mà không đến mức dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật (ví dụ: không để cho CSGT xử phạt bạn mình…) thì không cấu thành tội chống người thi hành công vụ.

Khi đó, người vi phạm sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính.

Nghị định 144/2021/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự an toàn xã hội… quy định mức phạt đối với tội cản trở người thi hành công vụ như sau:

Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi môi giới, giúp sức cho cá nhân, tổ chức vi phạm trốn tránh việc thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ.

Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

  • Cản trở hoặc không chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra, kiểm soát hoặc nhiệm vụ khác của người thi hành công vụ theo quy định của pháp luật;
  • Có lời nói, hành động đe dọa, lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người thi hành công vụ;
  • Tổ chức, xúi giục, giúp sức, lôi kéo hoặc kích động người khác không chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ.

Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

  • Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực chống người thi hành công vụ;
  • Gây thiệt hại về tài sản, phương tiện của cơ quan nhà nước, của người thi hành công vụ;
  • Đưa tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác hoặc lợi ích phi vật chất hối lộ cho người thi hành công vụ.

Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc xin lỗi công khai đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.

Mức phạt chống người thi hành công vụ CSGT 2021

Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định mức xử phạt hành vi không tuân theo hiệu lệnh của CSGT như sau:

Phạt tiền từ 18.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 7 Điều này mà không chấp hành hiệu lệnh dừng xe của người thi hành công vụ hoặc gây tai nạn giao thông.

Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

  • Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở;
  • Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ;
  • Điều khiển xe trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy;
  • Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về chất ma túy của người thi hành công vụ.

Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

  • Buông cả hai tay khi đang điều khiển xe; dùng chân điều khiển xe; ngồi về một bên điều khiển xe; nằm trên yên xe điều khiển xe; thay người điều khiển khi xe đang chạy; quay người về phía sau để điều khiển xe hoặc bịt mắt điều khiển xe;
  • Điều khiển xe lạng lách hoặc đánh võng trên đường bộ trong, ngoài đô thị;
  • Điều khiển xe chạy bằng một bánh đối với xe hai bánh, chạy bằng hai bánh đối với xe ba bánh;
  • Điều khiển xe thành nhóm từ 02 xe trở lên chạy quá tốc độ quy định;
  • Gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn;
  • Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở;
  • Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ;
  • Điều khiển xe trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy;
  • Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về chất ma túy của người thi hành công vụ.

Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 14.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a, điểm b, điểm c, điểm d khoản 8 Điều này mà gây tai nạn giao thông hoặc không chấp hành hiệu lệnh dừng xe của người thi hành công vụ.

Phạt từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

  • Khi làm nhiệm vụ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở;
  • Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn, chất kích thích khác mà pháp luật cấm sử dụng của người thi hành công vụ;
  • Khi làm nhiệm vụ mà trong cơ thể có chất kích thích khác mà pháp luật cấm sử dụng.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn về “Mức phạt chống người thi hành công vụ CSGT 2021”. Mong rằng các kiến thức trên có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sồng hằng ngày. Hãy theo dõi chúng tôi để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích. Và nếu quý khách có nhu cầu sử dụng dịch vụ thám tử theo dõi, giấy phép sàn thương mại điện tử, dịch vụ ly hôn nhanh chóng, dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, dịch vụ giải thể công ty cũng như các vấn đề pháp lý khác của chúng tôi mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Lạm quyền trong khi thi hành công vụ là gì?

Hiện nay đang có rất nhiều trường hợp lạm quyền trong khi thi hành công vụ; với thái độ hạch sách, nhũng nhiễu; và với mục đích vụ lợi hành vi lạm quyền đã ảnh hưởng xấu đến quyền và lợi ích hợp pháp của nhiều công dân.
Lạm quyền trong khi thi hành công vụ là hành vi của người có quyền hạn, có chức vụ; vì lợi ích của mình hoặc động cơ cá nhân khác vượt quá quyền hạn của mình làm trái công vụ gây nên thiệt hại cho lợi ích của xã hội, của nhà nước và những lợi ích hợp pháp khác của công dân. 

Mức phạt tù cao nhất cho hành vi chống người thi hành công vụ là bao lâu ?

Mức phạt tù cao nhất với hành vi chống người thi hành công vụ là 07 năm tù. Bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm khi thực hiện 1 trong các trường hợp sau.
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội;
d) Gây thiệt hại về tài sản 50.000.000 đồng trở lên;
đ) Tái phạm nguy hiểm.”

Ngoài hình phạt chính là phạt tiền khi bị xử lý hành chính, còn bị xử lý bổ xung gì không ?

Ngoài hình phạt chính là phạt tiền thì người đó sẽ bị tịch thu số tiền, tài sản hoặc lợi ích thu được từ hành vi đưa tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác cho người thi hành công vụ để trốn tránh việc xử lý vi phạm hành chính.
Còn các hành vi chống đối khác thì không bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung mà chỉ áp dụng phạt tiền.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.