Xin chào Luật sư 247, tôi có một câu hỏi muốn được luật sư giải đáp. Chồng tôi năm nay 35 tuổi thường xuyên uống rượu xong đánh tôi. Tôi đã cố chịu đựng và cho qua nhưng hiện tại tôi không thể chịu nổi được nữa. Vì vậy tôi muốn tố cáo hành vi của chồng mình và muốn biết cụ thể việc chồng tôi ngược đãi vợ mình như thế có thể phải chịu mức án bao nhiêu năm tù và cao nhất là bao nhiêu ạ? Xin cảm ơn Luật sư.
Cảm ơn bạn đã liên hệ với chúng tôi, Luật sư 247 xin tư vấn thông qua bài viết dưới đây:
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Chồng bạn có hành vi đánh bạn, như vậy chồng bạn có thể có bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi đủ yếu tố cấu thành tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình.
Thế nào là vợ chồng?
Hành vi ngược đãi, hành hạ thông thường được thể hiện qua các hành động:
- Đối xử tồi tệ về ăn, mặc, ở và về các mặt sinh hoạt hàng ngày khác đối với người thân như: nhiếc móc, bắt nhịn ăn, nhịn uống, bắt chịu rét, mặc rách một cách không bình thường;
- Hoặc có hành vi bạo lực xâm phạm thân thể người bị hại như: đánh đập, giam hãm,… làm cho người bị hại bị đau đớn về thể xác và tinh thần.
Theo Thông tư liên tịch trên; đối tượng của hành vi ngược đãi ông bà, cha mẹ bao gồm:
- Ông bà nội, ông bà ngoại;
- Cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, cha dượng, mẹ kế.
Bên cạnh đó, khoản 2 Điều 71 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định; con có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ; đặc biệt khi cha mẹ mất năng lực hành vi dân sự; ốm đau, già yếu, khuyết tật; trường hợp gia đình có nhiều con thì các con phải cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ.
Như vậy, hành vi ngược đãi ông bà, cha mẹ là trái pháp luật. Người thực hiện hành vi này có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
Cấu thành tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình
Khách thể của tội phạm
Khách thể của tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ; vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình là quan hệ gia đình và các quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ giữa ông bà, cha mẹ, vợ chồng; con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng người phạm tội.
Ông bà gồm cả ông bà nội, ông bà ngoại. Nhưng nghĩa vụ pháp lý và trách nhiệm hình sự đối với cháu rể hoặc cháu dâu thì lại là vấn đề khác. Cháu dâu, cháu rẻ chỉ có nghĩa vụ pháp lý khi mà họ vẫn đang trong thời kì hôn nhân còn nếu cháu dâu, cháu rể đã ly hôn với cháu trai cháu gái của ông bà thì giữa cháu dâu; cháu rể và ông bà bên cháu trai cháu gái không còn quan hệ gì nữa.
Cha mẹ bao gồm cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, cha mẹ vợ, cha mẹ chồng. Tuy nhiên, đối với cha mẹ vợ hoặc cha mẹ chồng chỉ có thể là đối tượng của tội phạm này khi quan hệ hôn nhân vợ chồng vẫn còn tồn tại hoặc một trong hai người đã chết; nếu quan hệ hôn nhân chấm dứt do ly hôn và người vợ hoặc người chồng đã kết hôn với người khác thì cha mẹ vợ hoặc cha mẹ chồng cũ không còn là đối tượng tác động của tội phạm này nữa.
Người có công nuôi dưỡng mình là người có công nuôi dưỡng người có hành vi ngược đãi, hành hạ. Đối tượng này không phụ thuộc vào quan hệ huyết thống hoặc quan hệ hôn nhân; mà hoàn toàn phụ thuộc vào quan hệ nuôi dưỡng giữa người nuôi dưỡng với người được nuôi dưỡng.
Mặt khách quan của tội phạm
Hành vi thuộc mặt khách quan của tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà; cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình có thể có một trong hai hành vi, đó là hành vi đối xử tồi tệ hoặc có hành vi bạo lực xâm phạm thân thể ông bà, cha mẹ; vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình hoặc cả hai hành vi này.
Ngược đãi ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình là hành vi đối xử một cách tàn nhẫn, trái với lẽ phải; với đạo đức của cháu đối với ông bà; của con đối với bố mẹ, của vợ đối với chồng hoặc của chồng đối với vợ; cha hoặc mẹ đối với con, người được nuôi dưỡng đối với người có công nuôi dưỡng mình.
Hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu; người có công nuôi dưỡng mình là hành vi đối xử tàn ác của cháu đối với ông bà, của con đối với bố mẹ; của vợ đối với chồng hoặc của chồng đối với vợ, cha hoặc mẹ đối với con; người được nuôi dưỡng đối với người có công nuôi dưỡng mình.
Một số hành vi khác:
Hành vi đối xử tồi tệ được thể hiện bằng không hành động như không cho người bị hại; ăn no, không cho mặc ấm; không thể tự do đi lại hay làm những điều không trái pháp luật mà người bị hại mong muốn hoặc có thể bằng hành động như chửi bới; làm cho tinh thần bị hại bị ảnh hưởng.
Hành vi bạo lực xâm phạm thân thể là hành vi hành động; xâm phạm trực tiếp đến thân thể người bị hại như đánh, đấm, nhốt,… người bị hại.
Thường xuyên làm cho nạn nhân bị đau đớn về thể xác, tinh thần. Thông thường, hành vi hành hạ, ngược đãi được lặp đi lặp lại và kéo dài vài ngày; vài tuần, thậm chí hàng tháng, hàng năm. Hành vi này không chỉ gây đau đớn về thể xác mà còn gây đau khổ về tinh thần cho người bị hành hạ, nếu hành vi này có gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người bị hành hạ, thì cũng chỉ là thương tích nhẹ chưa tới mức bị tuy cứu về tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác theo Điều 134 Bộ luật hình sự .
Hành vi của chồng bạn là ngược đãi bạn, xâm hại cả về thể xác và tinh thần.
Xử phạt hành chính:
Đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm là trước đó đã có lần ngược đãi hoặc hành hạ ông bà; cha mẹ, vợ chồng, con, cháu; người có công nuôi dưỡng mình đã bị xử phạt hành chính bằng một trong những hình thức xử phạt hành chính hoặc bằng một trong những hình thức xử lý hành chính khác theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Theo Nghị định số 82/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực…hôn nhân và gia đình… và chưa hết thời hạn được coi là chưa bị xử lý hành chính; nay lại có hành vi ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình. Nếu trước đó người phạm tội tuy có bị xử lý hành chính; nhưng về hành vi khác không phải là hành vi ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng; con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình thì cũng không cấu thành tội phạm này.
Hậu quả:
Hậu quả của hành vi ngược đãi ngược đãi vợ của mình hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ; con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình gây ra là những thiệt hại cho ông bà; cha mẹ, vợ chồng, con, cháu; người có công nuôi dưỡng mình như: tính mạng, sức khoẻ, do bị bệnh tật, do tự sát; hoặc những thiệt hại khác cho người bị hại như: phải bỏ học đi lang thang bị người khác rủ rê lôi kéo vào con đường tội phạm.
Hậu quả không phải dấu hiệu bắt buộc trong mọi trường hợp. Trường hợp người phạm tội đã bị xử phạt hành chính mà còn vi phạm; không cần biết hậu quả của tội phạm có xảy ra không, tội phạm hoàn thành khi hành vi ngược đãi, hành hạ nạn nhân xảy ra. Trường hợp nạn nhân bị ngược đãi trong một thời gian dài thì tỷ lệ thương tổn cơ thể hay thương tổn về tinh thần là những yếu tố để xác định nạn nhân có bị ngược đãi; hành hạ trong một thời gian dài hay không. Trong trường hợp này, hậu quả lại là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm.
Chủ thể của tội phạm
Chủ thể của tội là người thực hiện hành vi ngược đãi vợ của mình hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình nhưng không phải ai thực hiện hành vi này cũng là chủ thể của tội phạm, mà chỉ những người có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo luật định mới là chủ thể của tội phạm.
Chủ thể của tội phạm phải là người từ đủ 16 tuổi trở lên vì, ngược đãi vợ của mình hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình thuộc loại tội ít nghiêm trọng và nghiêm trọng. Theo Điều 12 Bộ luật Hình sự, người từ đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi loại tội còn người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng.
Chủ thể của tội phạm cũng phải có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự gồm năng lực nhận thức hoặc năng lực làm chủ hành vi. Trường hợp người phạm tội thực hiện hành vi khi không có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự đầy đủ có thể được xem xét loại trừ trách nhiệm hình sự theo Điều 21 Bộ luật Hình sự.
Chồng bạn hoàn toàn có đủ năng lực trách nhiệm hình sự.
Ngoài ra:
Đối với tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà; cha mẹ, vợ chồng; con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình, tuy không phải là chủ thể đặc biệt nhưng trong từng trường hợp cụ thể thì người phạm tội phải là người có quan hệ nhất định với người bị hại. Ví dụ: Chỉ người con của người bị hại mới là chủ thể của tội ngược đãi cha mẹ; chỉ người cháu (cháu nội hoặc cháu ngoại) của người bị hại mới là chủ thể của tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà; chỉ người vợ của người bị hại mới là chủ thể của tội ngược đãi hoặc hành hạ chồng; chỉ người chồng của người bị hại mới là chủ thể của tội ngược đãi hoặc hành hạ vợ…
Mặt chủ quan của tội phạm
Người phạm tội thực hiện hành vi ngược đãi ngược đãi vợ của mình là do lỗi cố ý; có thể là cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián tiếp. Tức là người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là hành vi ngược đãi; hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình.
Tuy nhiên, tội phạm là tội xâm phạm quan hệ gia đình; nên thực tế có nhiều trường hợp người phạm tội không nhận thức rõ là hành vi ngược đãi vợ của mình; thậm chí một số bậc cha mẹ còn cho rằng đánh đập con cái là quyền của bố mẹ và đó là phương pháp dạy dỗ; giáo dục con cái.
Hành vi của chồng bạn là hoàn toàn cố ý.
Hình phạt
Xử phạt vi phạm hành chính
Người có hành vi ngược đãi ông bà, cha mẹ có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 50 Nghị định 167/2013/NĐ-CP.
Cụ thể Điều 50 quy định, phạt tiền từ 1,5 – 02 triệu đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
- Đối xử tồi tệ với ông bà, cha mẹ như: bắt nhịn ăn, nhịn uống, bắt chịu rét, mặc rách, không cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân;
- Bỏ mặc không chăm sóc ông bà, cha mẹ là người già, yếu, tàn tật.
Ngoài ra, người vi phạm buộc xin lỗi công khai ông bà, cha mẹ khi có yêu cầu.
Theo quy định trên, việc ngược đãi cha mẹ, ông bà nhưng chưa đến mức xử lý hình sự thì bị phạt đến 02 triệu đồng.
Truy cứu trách nhiệm hình sự
Người thực hiện hành vi ngược đãi ông bà, cha mẹ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với một trong các tội sau:
Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ
Tại Điều 185 Bộ luật Hình sự 2015 quy định như sau:
- Phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm khi đối xử tồi tệ hoặc có hành vi bạo lực xâm phạm thân thể ông bà, cha mẹ mình, ngược đãi vợ của mình thuộc một trong những trường hợp sau đây:
Thường xuyên làm cho nạn nhân bị đau đớn về thể xác, tinh thần;
Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.
- Phạt tù từ 02 năm đến 05 năm khi phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây:
Đối với người già yếu;
Đối với người khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng hoặc người mắc bệnh hiểm nghèo.
Giải quyết tình huống
Hành vi ngược đãi vợ của mình có thể chỉ bị xử phạt hành chính; những có thể xử lý hình sự nếu thỏa mãn những yếu tố bài viết phân tích ở trên. Trường hợp xử lý hình sự, chồng bạn có phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm
Việc chồng của bạn phải chịu mức án bao nhiêu năm tù; trên thực tế còn phải phụ thuộc rất nhiều yếu tố về tình tiết tăng nặng; tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm nên trước khi ra quyết định mức hình phạt đối với người phạm tội; thẩm phán phải cân nhắc rất nhiều yếu tố để ra bản án. Vì thế với những thông tin bạn cung cấp cho chúng tôi không đủ căn cứ để đưa ra mức hình phạt đối với em trai của bạn.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Con cái ngược đãi bố mẹ bị xử phạt như thế nào?
- Đánh đập, ngược đãi chó mèo có vi phạm pháp luật không?
Trên đây là tư vấn của chúng tôi, hy vọng giúp ích cho bạn. Nếu bạn cần hỗ trợ các dịch vụ pháp lý, vui lòng liên hệ chúng tôi: 0833 102 102
Câu hỏi thường gặp
Cấp dưỡng là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình mà có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp người đó là người chưa thành niên, người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình hoặc người gặp khó khăn, túng thiếu
Trong trường hợp vợ; chồng kinh doanh chung thì vợ; chồng trực tiếp tham gia quan hệ kinh doanh là người đại diện hợp pháp của nhau trong quan hệ kinh doanh đó; trừ trường hợp trước khi tham gia quan hệ kinh doanh, vợ có thỏa thuận khác hoặc Luật này và các luật liên quan có quy định khác
Trong trường hợp vợ; chồng đưa tài sản chung vào kinh doanh thì áp dụng quy định tại Điều 36 của Luật này
Căn cứ Khoản 1 Điều 24 Luật nuôi con nuôi 2010 quy định như sau:
Kể từ ngày giao nhận con nuôi, giữa cha mẹ nuôi và con nuôi có đầy đủ các quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con; giữa con nuôi và các thành viên khác của gia đình cha mẹ nuôi cũng có các quyền, nghĩa vụ đối với nhau theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, pháp luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Như vậy chị là thành viên khác gia đình cha mẹ nuôi thì cũng có nghĩa vụ chăm sóc, yêu thương em nuôi.