Bồi thường thiệt hại là một biện pháp kinh tế thông dụng; được áp dụng với nhiều loại quan hệ xã hội nhằm mục đích bù đắp một khoản vật chất, tinh thần và sức khoẻ cho chủ thể bị thiệt hại. Theo đó, khi một bên đơn chấm dứt hợp đồng lao động trái luật; thì phải có trách nhiệm bồi thường các tổn hại về vật chất và tinh thần cho bên còn lại. Từ năm 2021, khi Bộ luật Lao động năm 2019 có hiệu lực; các khoản phí phải bồi thường khi chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật là gì? Đồng thời Mức bồi thường khi chấm dứt hợp đồng lao động trái luật như thế nào? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây:
Căn cứ pháp lý
Thế nào là đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái luật?
Căn cứ quy định tại Điều 39 Bộ luật lao động 2019; thì đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật là trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động không đúng quy định tại các Điều 35, 36 và 37 của Bộ luật này.
Các trường hợp được chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật
Bộ luật lao động 2019 đã quy định cụ thể trường hợp các bên được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng (Điều 35, Điều 36); và các trường hợp nghiêm cấm đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động (Điều 37). Do đó, không thuộc các trường hợp được cho phép thì bị coi là chấm dứt hợp đồng trái luật như:
– Người sử dụng lao động tự ý chấm dứt hợp đồng lao động khi người lao động đang thực hiện nghĩa vụ quân sự;
– Người sử dụng lao động tự ý chấm dứt hợp đồng lao động khi người lao động mang thai hoặc đang nghỉ thai sản;
– Người sử dụng lao động tự ý chấm dứt hợp đồng với người lao động đủ tuổi nghỉ hưu mà không báo trước;
– Người lao động tự chấm dứt hợp đồng không báo trước mà không có lý do…
Ở đây, đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật được hiểu là trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động không tuân thủ các căn cứ chấm dứt; hoặc không tuân thủ thủ tục chấm dứt hợp đồng lao động.
Như vậy, khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động; phải đáp ứng đồng thời hai điều kiện là vừa phải có căn cứ chấm dứt hợp đồng lao động đúng pháp luật; vừa phải thực hiện thủ tục báo trước đúng pháp luật. Nếu vi phạm các quy định đó, việc chấm dứt hợp đồng lao động bị coi là trái pháp luật; và phải thực hiện nghĩa vụ bồi thường thiệt hại. Mục đích của việc đưa ra quy định này là nhằm đảm bảo cho hoạt động lao động luôn được duy trì; tránh thiệt hại cho các bên.
Mức bồi thường khi chấm dứt hợp đồng lao động trái luật như thế nào?
Bộ luật lao động 2019 đã đặt ra trách nhiệm bồi thường đối với bên đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái luật như sau:
Đối với người sử dụng lao động
Theo quy định tại Điều 41 Bộ luật lao động năm 2019; người sử dụng lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái luật; thì phải bồi thường tổn thất về vật chất lẫn tinh thần cho người lao động. Tùy vào từng trường hợp mà mức bồi thường sẽ là khác nhau. Cụ thể:
– Trường hợp 1: Nhận lại người lao động vào làm việc
Khi người sử dụng lao động nhận lại người lao động vào làm việc tại doanh nghiệp mình; thì cần thực hiện các nội dung sau:
– Thanh toán tiền lương, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; bảo hiểm thất nghiệp trong những ngày người lao động không được làm việc;
– Trả một khoản tiền tương ứng với tiền lương trong những ngày không báo trước (nếu vi phạm thời hạn báo trước);
– Trả thêm cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng 02 tháng tiền lương theo HĐLĐ.
Trường hợp 2: Công ty không muốn nhận lại và được sự đồng ý của người lao động
Trường hợp công ty chấm dứt hợp đồng trái pháp luật, sau đó không muốn nhận lại người lao động vào làm việc; người lao động đồng ý thì ngoài các khoản tiền như đã nêu ở trường hợp 1; người sử dụng lao động phải trả cho người lao động ít nhất 02 tháng tiền lương theo HĐLĐ theo thỏa thuận hai bên.
Trường hợp 3: Người lao động không muốn quay lại làm việc
Lúc này, người sử dụng lao động phải trả cho người lao động các khoản tiền đã nêu ở trường hợp 1; đồng thời thêm khoản trợ cấp thôi việc theo quy định người lao động được hưởng.
Ngoài ra, khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động; doanh nghiệp còn phải đóng bảo hiểm thất nghiệp trong những ngày người lao động không được làm việc; đảm bảo các mức bồi thường tổn thất về cả vật chất lẫn tinh thần cho người lao động.
Đồng thời, căn cứ khoản 3 Điều 48 BLLĐ 2019; khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ với người lao động, doanh nghiệp còn có trách nhiệm:
– Hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp; và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác đã giữ của người lao động (nếu có);
– Cung cấp bản sao các tài liệu liên quan đến quá trình làm việc của người lao động nếu người lao động có yêu cầu. Chi phí sao, gửi tài liệu do người sử dụng lao động trả.
Đối với người lao động
Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái luật; người lao động phải bồi thường cho người sử dụng lao động những khoản tiền sau:
- Nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động;
- Khoản tiền tương ứng với tiền lương theo hợp đồng lao động trong những ngày không báo trước; (nếu vi phạm thời hạn báo trước);
- Chi phí đào tạo (trường hợp người lao động được đào tạo nghề từ kinh phí của người sử dụng lao động).
Ngoài những khoản bồi thường theo phân tích ở trên; mức bồi thường trong thực tế còn phụ thuộc vào những quy định cụ thể trong hợp đồng lao động và thỏa thuận của các bên.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Các trường hợp được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao đồng
- Người lao động có quyền làm thêm ngoài giờ tại công ty khác không?
- Đuổi việc người lao động để né thưởng Tết có thể bị phạt tù 3 năm
- Trách nhiệm của người sử dụng lao động với lao động nữ như thế nào?
- Thủ tục khởi kiện khi bị đuổi việc trái pháp luật
- Ngược đãi người lao động bị phạt bao nhiêu tiền?
Trên dây là bài viết tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Mức bồi thường khi chấm dứt hợp đồng lao động trái luật như thế nào”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả. Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ: 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định tại Điều 11 Nghị định 28/2020/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực lao động; nếu doanh nghiệp vi phạm về mức bồi thường khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động sẽ bị xử phạt hành chính. Doanh nghiệp có thể bị phạt tiền đến 20 triệu đồng tùy thuộc vào mức độ vi phạm các quy định về thanh toán quyền lợi cho người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng với họ.
– Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc;
– Người lao động bị ốm đau; tai nạn đã điều trị trong thời gian quy định mà khả năng lao động chưa hồi phục. Khi sức khỏe bình phục; người lao động được xem xét để tiếp tục giao kết hợp đồng lao động;
– Do thiên tai, hỏa hoạn hoặc những lý do bất khả kháng khác; mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn phải thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc;
– Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau 15 ngày kể từ ngày hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng;
– Người lao động đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định, trừ trường hợp có thỏa thuận khác;
– Người lao động tự ý bỏ việc không có lý do chính đáng từ 05 ngày liên tục trở lên;
– Người lao động cung cấp không trung thực thông tin cá nhân khi ký hợp đồng làm ảnh hưởng đến việc tuyển dụng.