Mua đất không có sổ đỏ có bị phạt không?

17/10/2022
Mua đất không có sổ đỏ có bị phạt không?
339
Views

Xin chào Luật sư. Tôi dự định mua đất, tuy nhiên chủ sở hữu của của thửa đất lại không có sổ đỏ. Vậy việc tôi mua đất không có sổ đỏ có bị phạt không? Tôi rất mong nhận được sự phản hồi sớm nhất từ phía Luật sư. Tôi xin chân thành cảm ơn.

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật sư 247 chúng tôi. Dưới đây là bài viết Mua đất không có sổ đỏ có bị phạt không?. Mời bạn cùng đón đọc.

Cơ sở pháp lý

Nội dung tư vấn

Mua đất không có sổ đỏ có bị phạt không?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 188 Luật Đất đai 2013 quy định:

Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:

  • Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật Đất đai 2013;
  • Đất không có tranh chấp;
  • Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
  • Trong thời hạn sử dụng đất.

Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 18 Nghị định 91/2019/NĐ-CP về chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê, thế chấp bằng quyền sử dụng đất khi không đủ điều kiện bị phạt tiền với mức như sau:

Hành vi vi phạmNông thônĐô thị
– Chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê, cho thuê lại, góp vốn bằng quyền sử dụng đất không đủ một trong các điều kiện.Từ 3.000.000 đến 5.000.000 đồng.Từ 5.000.000 đến 10.000.000 đồng.
– Chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê, cho thuê lại, góp vốn bằng quyền sử dụng đất không đủ từ hai điều kiện trở lên.Từ 5.000.000 đến 10.000.000 đồng.Từ 10.000.000 đến 20.000.000 đồng.

Lưu ý: Mức phạt trên đây áp dụng đối với cá nhân, mức phạt đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân, tức là tối đa là 40.000.000 đồng.

Mua đất không có sổ đỏ có bị phạt không?
Mua đất không có sổ đỏ có bị phạt không?

Trường hợp nào không có sổ đỏ vẫn thực hiện được việc mua bán?

Các trường hợp không có sổ đỏ vẫn thực hiện được việc mua bán:

  • Người nhận thừa kế tài sản là quyền sử dụng đất nhưng là người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài không thuộc đối tượng mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất thì không được cấp Sổ đỏ nhưng được quyền bán cho người khác.
  • Trường hợp chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp thì người sử dụng đất được quyền bán đất sau khi có quyết định giao đất, cho thuê đất;
  • Trường hợp nhận thừa kế quyền sử dụng đất thì người sử dụng đất được thực hiện quyền bán khi có điều kiện để cấp Sổ đỏ (chưa cần có Sổ).

Bỏ hoang đất bị xử phạt như thế nào?

Theo khoản 1 Điều 32 Nghị định 91/2019, hành vi không sử dụng đất trồng cây hàng năm trong thời hạn 12 tháng liên tục, đất trồng cây lâu năm trong thời hạn 18 tháng liên tục, đất trồng rừng trong thời hạn 24 tháng liên tục mà không thuộc trường hợp bất khả kháng bị xử phạt như sau:

TTDiện tích không sử dụngMức phạt
1Dưới 0,5 héc taPhạt tiền từ 500.000 đồng – 01 triệu đồng.
2Từ 0,5 đến dưới 03 héc ta.Phạt tiền từ 01 – 03 triệu đồng.
3Từ 03 đến dưới 10 héc ta.Phạt tiền từ 03 – 05 triệu đồng.
4Từ 10 héc ta trở lên.Phạt tiền từ 05 – 10 triệu đồng.

Biện pháp khắc phục hậu quả:

  • Buộc sử dụng đất theo mục đích được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất;
  • Trường hợp đã bị xử phạt mà không đưa đất vào sử dụng thì sẽ bị Nhà nước thu hồi.

Lưu ý: Mức phạt trên đây áp dụng đối với cá nhân, mức phạt đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân (tối đa là 20 triệu đồng).

Không sang tên Sổ đỏ bị xử phạt như thế nào?

Sang tên Sổ đỏ là cách thường gọi của người dân để chỉ thủ tục đăng ký biến động khi chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất.

Khoản 4 Điều 95 Luật Đất đai 2013 quy định: Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thực hiện các quyền chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất phải đăng ký biến động trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày xảy ra biến động (thường sẽ là ngày hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho có hiệu lực).

Theo khoản 2, 3 Điều 17 Nghị định 91/2019, trường hợp không thực hiện đăng ký biến động đất đai theo quy định bị phạt tiền như sau:

Thời gianNông thôn
Trong thời gian 24 tháng kể từ ngày quá thời hạnPhạt tiền từ 01 – 03 triệu đồng
Quá thời hạn 24 tháng kể từ ngày quá thời hạnPhạt tiền từ 02 – 05 triệu đồng

Đối với đô thị, mức xử phạt bằng 02 lần mức xử phạt đối với từng trường hợp tương ứng theo quy định với khu vực nông thôn.

Lưu ý: Mức phạt trên đây áp dụng đối với cá nhân, mức phạt đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân (tối đa là 20 triệu đồng).

Lấn, chiếm đất bị phạt như thế nào?

Theo khoản 3 Điều 14 Nghị định 91/2019, trường hợp lấn, chiếm đất phi nông nghiệp tại khu vực nông thôn, trừ trường hợp lấn, chiếm đất thuộc hành lang bảo vệ an toàn công trình và đất công trình có hành lang bảo vệ, đất trụ sở làm việc và cơ sở hoạt động sự nghiệp của cơ quan, tổ chức thì bị xử phạt như sau:

STTDiện tích bị lấn, chiếm (héc ta)Nông thôn (triệu đồng)
1Dưới 0,05Từ 10 – 20
2Từ 0,05  đến dưới 0,1Từ 20 – 40
3Từ 0,1 đến dưới 0,5Từ 40 – 100
4Từ 0,5 đến dưới 01Từ 100 – 200
5Từ 01 héc ta trở lênTừ 200 – 500

Đối với đô thị thì mức xử phạt bằng 02 lần mức xử phạt đối với hành vi vi phạm tương ứng tại khu vực nông thôn và mức phạt tối đa không quá 500 triệu đồng đối với cá nhân, không quá 01 tỷ đồng đối với tổ chức.

Thông tin liên hệ Luật sư 247

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về Mua đất không có sổ đỏ có bị phạt không?. Chúng tôi hi vọng bạn có thể vận dụng kiến thức trên. để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến thủ tục chuyển đất nông nghiệp sang đất thổ cư; mẫu hợp đồng ủy quyền làm sổ đỏ; gia hạn thời hạn sử dụng đất; hoặc muốn biết thêm về giá đất đền bù giải tỏa,… của Luật sư 247, hãy liên hệ: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Tặng cho quyền sử dụng đất phải đăng ký biến động trong thời hạn bao nhiêu ngày?

Theo quy định tại khoản 4 Điều 95 Luật Đất đai 2013 quy định: Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thực hiện các quyền chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất phải đăng ký biến động trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày xảy ra biến động (thường sẽ là ngày hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho có hiệu lực).

Làm biến dạng địa hình là như thế nào?

Làm biến dạng địa hình trong các trường hợp:
– Thay đổi độ dốc bề mặt đất;
– Hạ thấp bề mặt đất do lấy đất mặt dùng vào việc khác hoặc làm cho bề mặt đất thấp hơn so với thửa đất liền kề;
– San lấp đất có mặt nước chuyên dùng, kênh, mương tưới, tiêu nước hoặc san lấp nâng cao bề mặt của đất sản xuất nông nghiệp so với các thửa đất liền kề.
Trừ trường hợp cải tạo đất nông nghiệp thành ruộng bậc thang và hình thức cải tạo đất khác phù hợp với mục đích sử dụng đất được giao, được thuê hoặc phù hợp với dự án đầu tư đã được UBND cấp có thẩm quyền giao đất, cho thuê đất phê duyệt hoặc chấp thuận.

Thế nào là làm suy giảm chất lượng đất?

Làm suy giảm chất lượng đất trong các trường hợp:
– Làm mất hoặc giảm độ dầy tầng đất đang canh tác;
– Làm thay đổi lớp mặt của đất sản xuất nông nghiệp bằng các loại vật liệu, chất thải hoặc đất lẫn sỏi, đá hay loại đất có thành phần khác với loại đất đang sử dụng;
– Gây xói mòn, rửa trôi đất nông nghiệp.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Đất đai

Comments are closed.