Mua bán trẻ em bị đi tù bao nhiêu năm theo quy định mới?

15/04/2022
Mua bán trẻ em bị đi tù bao nhiêu năm theo quy định mới
667
Views

Tôi và chồng đã kết hôn cách đây 20 năm, tuy nhiên không có con. Bạn tôi sắp sinh nhưng không có đủ điều kiện để nuôi, vì vậy tôi muốn nhận nuôi đứa trẻ và sẽ gửi cho bạn ấy một khoản tiền. Mẹ đứa trẻ cũng đồng ý. Chúng tôi thỏa thuận thời điểm sinh xong, khi làm giấy chứng sinh sẽ viết tên người mẹ là tên tôi để tiện cho việc làm giấy khai sinh cho con sau này. Tuy nhiên một số người tư vấn cho tôi làm như vậy là mua bán trẻ con trái phép. Xin hỏi như vậy có đúng không? Mua bán trẻ em bị đi tù bao nhiêu năm theo quy định mới? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.

Mua bán trẻ em là gì?

Hành vi mua bán trẻ em là hành vi dùng tiền hoặc phương tiện thanh toán khác để trao đổi trẻ em như hàng hóa. Theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Nghị quyết 02/2019/NQ-HĐTP; hành vi mua bán người dưới 16 tuổi là những hành vi sau:

“2. Mua bán người dưới 16 tuổi là thực hiện một trong các hành vi sau đây:

a) Chuyển giao người dưới 16 tuổi để nhận tiền; tài sản hoặc lợi ích vật chất khác; trừ trường hợp vì mục đích nhân đạo;

b) Tiếp nhận người dưới 16 tuổi để giao tiền; tài sản hoặc lợi ích vật chất khác; trừ trường hợp vì mục đích nhân đạo;

c) Chuyển giao người dưới 16 tuổi để bóc lột tình dục; cưỡng bức lao động; lấy bộ phận cơ thể hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác;

Theo quy định của pháp luật, việc mua bán trẻ em, dù là mua để làm con nuôi là trái pháp luật và có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội mua bán người dưới 16 tuổi.

Mua bán trẻ em bị đi tù bao nhiêu năm theo quy định mới?

Trong trường hợp của bạn; nếu bạn hiếm muộn con và mẹ đứa trẻ không có điều kiện để nuôi bé; bạn có thể thỏa thuận hỗ trợ gia đình mẹ đứa trẻ và chấp thuận nhận con nuôi có đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì sẽ hợp tình; hợp lý hơn. Bởi mục đích của việc nuôi con nuôi cũng là nhằm xác lập quan hệ cha; mẹ và con lâu dài; bền vững; vì lợi ích tốt nhất của người được nhận làm con nuôi; bảo đảm cho con nuôi được nuôi dưỡng; chăm sóc; giáo dục trong môi trường gia đình.

Việc nhận nuôi con hợp pháp thì quyền và lợi ích của con nuôi không khác gì đối với con đẻ. Theo quy định của pháp luật hiện nay thì cha; mẹ nuôi có hoàn toàn có quyền thay đổi giấy khai sinh của con và thay đổi cả họ; tên của con; vì vậy nếu muốn sau nay bạn có thể thay đổi giấy khai sinh của bé mà bạn nhận nuôi.

Điều 151. Tội mua bán người dưới 16 tuổi

1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm:

a) Chuyển giao hoặc tiếp nhận người dưới 16 tuổi để giao, nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trừ trường hợp vì mục đích nhân đạo;

b) Chuyển giao hoặc tiếp nhận người dưới 16 tuổi để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác;

c) Tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp người dưới 16 tuổi để thực hiện hành vi quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản này.

 Các tình tiết định khung tăng nặng của tội mua bán người dưới 16 tuổi

Các tình tiết định khung tăng nặng gồm:

1. “Vì mục đích mại dâm” quy định của Bộ luật hình sự là trường hợp mua bán người để nhằm buộc họ bán dâm.

2. “Có tổ chức” quy định của Bộ luật hình sự là trường hợp có từ hai người trở lên cố ý cùng thực hiện tội phạm, có sự cấu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm.

3. “Có tính chất chuyên nghiệp” quy định của Bộ luật hình sự là trường hợp người phạm tội mua bán người từ 5 lần trở lên (không phân biệt đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chưa được xoá án tích) và người phạm tội đều lấy các lần mua bán người làm nghề sinh sống, lấy kết quả của việc mua bán người làm nguồn sống chính.

Mua bán trẻ em bị đi tù bao nhiêu năm theo quy định mới?

Các yếu tố cấu thành tội mua bán người dưới 16 tuổi

Mặt khách quan: Đối với tội mua bán trẻ em, được thể hiện qua hành vi sau:

– Mua đứa trẻ của ngưòi khác nhằm để bán thu lợi.

– Bán đứa trẻ sau khi mua hoặc sau khi bắt trộm để thu lợi.

Cần lưu ý:

Việc mua, bán trẻ em có thể được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Tuy nhiên dù dưới bất kỳ hình thức nào thì ngưòi có một trong các hành vi nêu trên vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi thực hiện đó.

+ Trẻ em là người bị hại trong trường hợp này là người chưa đủ 16 tuổi.

+ Tội phạm hoàn thành kể từ khi người phạm tội có hành vi nhằm vào việc mua, bán trẻ em. Nếu hậu quả việc mua bán trẻ em chưa xảy ra thì được cọi là phạm tội chưa đạt.

Khách thể:

Các hành vi nêu trên xâm phạm đến quan hệ về quyền được chăm sóc, nuôi và sống chung với cha mẹ, quyền được bảo vệ của trẻ em.

Mặt chủ quan:

Tội phạm nêu trên được thực hiện với lỗi cố ý.

Động cơ thực hiện hành vi mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt nêu trên không phải là dấu hiệu cấu thành cơ bản mà chỉ có ý nghĩa trong việc định khung tăng nặng, lượng hình.

Chủ thể:

Chủ thể của ba tội nêu trên là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự.

Mua bán trẻ em bị đi tù bao nhiêu năm theo quy định mới?

Về khung hình phạt đối với tội mua bán người dưới 16 tuổi

Mức hình phạt của các tội này được chia thành hai khung, cụ thể như sau:

– Khung một (khoản 1)

Có mức phạt tù từ ba năm đến mười năm. Được áp dụng đối với trường hợp phạm tội có đủ các dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này nêu ở mặt khách quan.

– Khung hai (khoản 2)

Có mức phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân. Được áp dụng đối với một trong các trường hợp phạm tội sau đây:

+ Có tổ chức. Được hiểu là có sự cấu kết chặt chẽ giữa những người (đồng phạm) cùng thực hiện tội phạm này.

+ Có tính chất chuyên nghiệp. Được hiểu là người phạm tội sinh sông chủ yếu dựa vào thu nhập từ việc mua bán trẻ em một cách thường xuyên.

+ Vì động cơ đê hèn (như để trả thù cha mẹ đứa trẻ).

+ Đối với nhiều trẻ em (từ hai trẻ em trở lên)

+ Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân.

+ Để đưa ra nước ngoài;

+ Để sử dụng vào mục đích vô nhân đạo (như sử dụng để bóc lột sức lao động, cho đi ăn xin…)

+ Để sử dụng vào mục đích mại dâm.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Mua bán trẻ em bị đi tù bao nhiêu năm theo quy định mới?”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể tận dụng những kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, giải thể công ty TNHH 1 thành viên, tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty, giấy phép bay flycam; xác nhận độc thân, đăng ký nhãn hiệu, … của Luật sư X. Hãy liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:

  1. FaceBook: www.facebook.com/luatsux
  2. Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
  3. Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Hình phạt bổ sung của tội mua bán người dưới 16 tuổi ra sao?

Ngoài việc bị áp dụng một trong các hình phạt chính nêu trên, tuỳ từng trường hợp cụ thể người phạm tội còn có thể bị:
+ Phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng.
+ Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Tội mua bán người bao gồm những hình phạt nào theo pháp luật hiện hành?

Theo quy định tại Điều 150 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), hình ohạt của tội mua bán người bao gồm có hai hình phạt: Phạt tù và phạt tiền

Hành vi buôn bán người hiện nay có thể chia thành bao nhiêu nhóm và bao gồm những nhóm nào?

Hành vi buôn bán người hiện nay có thể chia thành 03 nhóm hành vi phạm tội, đó là:
– Hành vi chuyển giao hoặc tiếp nhận người để chuyển giao có kèm theo việc nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác;
– Hành vi chuyển giao hoặc tiếp nhận người để bóc lột tinh dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể của họ hoặc nhằm mục đích vô nhân đạo khác;
– Hành vi tuyển mộ, vận năm đến 20 năm được quy định cho trường hợp phạm tội có một trong các tình tiết định khung hình phạt tăng nặng.
Ví dụ:  (Phạm tội) có tính chất chuyên nghiệp; (Phạm tội trong trường hợp) đã lấy bộ phận cơ thể của nạn nhăn…

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Comments are closed.