Ngày nay các tuyến đường cao tốc Bắc-Nam, các tuyến đường sắt được ra đời ngày càng nhiều. Đó là sản phẩm của các dự án đối tác công ty có sự hợp tác của cơ quan nhà nước với các doanh nghiệp tư nhân để xây dựng, vận hành, cải tạo các công trình, các dịch vụ công. Vậy dự án PPP thực chất là gì? Mở thầu với dự án PPP áp dụng sơ tuyển trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia như thế nào ? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Căn cứ pháp lý
Dự án PPP là gì?
Đầu tư theo hình thức đối tác công tư (sau đây gọi tắt là PPP) là hình thức đầu tư được thực hiện trên cơ sở hợp đồng dự án giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án để xây dựng, cải tạo, vận hành, kinh doanh, quản lý công trình hạ tầng, cung cấp dịch vụ công. Hợp đồng dự án có thể bao gồm:
- Hợp đồng Xây dựng – Kinh doanh – Chuyển giao (sau đây gọi tắt là hợp đồng BOT) là hợp đồng được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án để xây dựng công trình hạ tầng; sau khi hoàn thành công trình, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án được quyền kinh doanh công trình trong một thời hạn nhất định; hết thời hạn, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án chuyển giao công trình đó cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Hợp đồng Xây dựng – Chuyển giao – Kinh doanh (sau đây gọi tắt là hợp đồng BTO) là hợp đồng được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án để xây dựng công trình hạ tầng; sau khi hoàn thành công trình, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án chuyển giao cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được quyền kinh doanh công trình đó trong một thời hạn nhất định.
- Hợp đồng Xây dựng – Chuyển giao (sau đây gọi tắt là hợp đồng BT) là hợp đồng được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án (nếu có) để xây dựng công trình hạ tầng; sau khi hoàn thành công trình, nhà đầu tư chuyển giao công trình đó cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được thanh toán bằng quỹ đất, trụ sở làm việc, tài sản kết cấu hạ tầng hoặc quyền kinh doanh, khai thác công trình, dịch vụ để thực hiện Dự án khác.
- Hợp đồng Xây dựng – Sở hữu – Kinh doanh (sau đây gọi tắt là hợp đồng BOO) là hợp đồng được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án để xây dựng công trình hạ tầng; sau khi hoàn thành công trình, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án sở hữu và được quyền kinh doanh công trình trong một thời hạn nhất định; hết thời hạn, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư.
- Hợp đồng Xây dựng – Chuyển giao – Thuê dịch vụ (sau đây gọi tắt là hợp đồng BTL) là hợp đồng được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án để xây dựng công trình hạ tầng; sau khi hoàn thành công trình, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án chuyển giao cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được quyền cung cấp dịch vụ trên cơ sở vận hành, khai thác công trình đó trong một thời hạn nhất định; cơ quan nhà nước có thẩm quyền thuê dịch vụ và thanh toán cho nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án.
- Hợp đồng Xây dựng – Thuê dịch vụ – Chuyển giao (sau đây gọi tắt là hợp đồng BLT) là hợp đồng được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án để xây dựng công trình hạ tầng; sau khi hoàn thành công trình, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án được quyền cung cấp dịch vụ trên cơ sở vận hành, khai thác công trình đó trong một thời hạn nhất định; cơ quan nhà nước có thẩm quyền thuê dịch vụ và thanh toán cho nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án; hết thời hạn cung cấp dịch vụ, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án chuyển giao công trình đó cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Hợp đồng Kinh doanh – Quản lý (sau đây gọi tắt là hợp đồng O&M) là hợp đồng được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án để kinh doanh một Phần hoặc toàn bộ công trình trong một thời hạn nhất định.
- Hợp đồng hỗn hợp là hợp đồng dự án kết hợp các loại hợp đồng được quy định tại các Khoản 3, 4, 5, 6, 7, 8 và 9 Điều này.
- Hợp đồng khác theo quy định tại khoản 4 Điều 40 nghị định số 63/2018.
Nhà nước khuyến khích việc thực hiện đầu tư theo hình thức PPP trong các lĩnh vực sau
Lĩnh vực khuyến khích đầu tư hình thức PPP
Giao thông vận tải;
Nhà máy điện, đường dây tải điện;
Hệ thống chiếu sáng công cộng; hệ thống cung cấp nước sạch; hệ thống thoát nước; hệ thống thu gom, xử lý nước thải, chất thải; công viên; nhà, sân bãi để ô tô, xe, máy móc, thiết bị; nghĩa trang;
Trụ sở cơ quan nhà nước; nhà ở công vụ; nhà ở xã hội; nhà ở tái định cư;
Y tế; giáo dục, đào tạo, dạy nghề; văn hóa; thể thao; du lịch; khoa học và công nghệ, khí tượng thủy văn; ứng dụng công nghệ thông tin;
Hạ tầng thương mại; hạ tầng khu đô thị, khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu công nghệ thông tin tập trung; hạ tầng kỹ thuật công nghệ cao; cơ sở ươm tạo, cơ sở kỹ thuật, khu làm việc chung hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa;
Nông nghiệp và phát triển nông thôn; dịch vụ phát triển liên kết sản xuất gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp;
Các lĩnh vực khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Thành lập doanh nghiệp dự án
Sau khi có quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư, trừ trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều này, nhà đầu tư thành lập doanh nghiệp để thực hiện dự án. Hồ sơ, thủ tục thành lập doanh nghiệp dự án thực hiện theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.
Đối với dự án áp dụng loại hợp đồng BT hoặc dự án nhóm C, nhà đầu tư quyết định thành lập doanh nghiệp dự án theo quy định tại Khoản 1 Điều này hoặc trực tiếp thực hiện dự án nhưng phải tổ chức quản lý và hạch toán độc lập nguồn vốn đầu tư và các hoạt động của dự án.
Tổ chức quản lý, hoạt động, giải thể doanh nghiệp dự án thực hiện theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp, pháp luật về đầu tư và hợp đồng dự án.
Vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư được góp theo tiến độ thỏa thuận tại hợp đồng dự án. Tại thời điểm đăng ký thành lập doanh nghiệp dự án, nhà đầu tư xác định tỷ lệ vốn chủ sở hữu sẽ góp vào vốn Điều lệ của doanh nghiệp dự án phù hợp với quy định của pháp luật về doanh nghiệp. Trường hợp vốn Điều lệ của doanh nghiệp dự án thấp hơn mức vốn chủ sở hữu nhà đầu tư cam kết huy động, hợp đồng dự án phải bao gồm lộ trình tăng vốn Điều lệ của doanh nghiệp dự án, phù hợp với tiến độ triển khai dự án.
Phần Nhà nước tham gia trong dự án PPP được thực hiện theo một hoặc các hình thức sau đây:
Vốn nhà nước gồm:
Vốn góp của Nhà nước;
Vốn thanh toán cho nhà đầu tư;
Quỹ đất, trụ sở làm việc, tài sản kết cấu hạ tầng thanh toán cho nhà đầu tư hoặc quyền kinh doanh, khai thác công trình, dịch vụ được nhượng cho nhà đầu tư trong dự án áp dụng loại hợp đồng BT;
Vốn hỗ trợ xây dựng công trình phụ trợ, bồi thường, giải phóng mặt bằng và tái định cư.
Vốn góp của Nhà nước
Vốn góp của Nhà nước được sử dụng để hỗ trợ xây dựng công trình nhằm đảm bảo tính khả thi tài chính cho dự án;
Vốn góp của Nhà nước được bố trí từ nguồn vốn đầu tư công theo quy định của pháp luật về đầu tư công hoặc tài sản công theo quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng tài sản công;
Vốn góp của Nhà nước được bố trí từ nguồn vốn đầu tư công không áp dụng đối với dự án BT.
Vốn thanh toán cho nhà đầu tư:
Vốn thanh toán cho nhà đầu tư được sử dụng để thanh toán cho nhà đầu tư cung cấp dịch vụ theo hợp đồng BLT, BTL;
Vốn thanh toán cho nhà đầu tư được bố trí từ nguồn vốn đầu tư công, nguồn chi thường xuyên nhằm duy trì hoạt động cung cấp dịch vụ công, nguồn thu từ hoạt động cung cấp dịch vụ công.
Vốn hỗ trợ xây dựng công trình phụ trợ, bồi thường, giải phóng mặt bằng và tái định cư được bố trí từ nguồn vốn đầu tư công.
Trường hợp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sử dụng vốn vay nước ngoài của Chính phủ để làm phần Nhà nước tham gia trong dự án PPP, việc sử dụng nguồn vốn này thực hiện theo quy định của pháp luật về cho vay lại nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ đối với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Đối với dự án do nhà đầu tư đề xuất, Phần Nhà nước tham gia trong dự án PPP quy định tại Khoản 2 và 3 Điều này chỉ được bố trí khi dự án không áp dụng hình thức chỉ định thầu đối với nhà đầu tư theo quy định của pháp luật về đấu thầu.
Mở thầu với dự án PPP áp dụng sơ tuyển trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia như thế nào?
Mở thầu đối với dự án PPP áp dụng sơ tuyển trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia như thế nào?
Căn cứ Điều 23 Thông tư 10/2022/TT-BKHĐT (Có hiệu lực từ 01/08/2022) quy định mở thầu đối với dự án PPP áp dụng sơ tuyển như sau:
Bên mời thầu phải tiến hành mở thầu và công khai biên bản mở thầu trên Hệ thống trong thời hạn không quá 02 giờ, kể từ thời điểm đóng thầu
Trình, thẩm định và phê duyệt kết quả sơ tuyển dự án PPP trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia ra sao?
Theo Điều 24 Thông tư 10/2022/TT-BKHĐT (Có hiệu lực từ 01/08/2022) quy định trình, thẩm định và phê duyệt kết quả sơ tuyển dự án PPP như sau:
1. Bên mời thầu trình cơ quan có thẩm quyền kết quả sơ tuyển và đồng thời gửi đơn vị thẩm định.
2. Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt kết quả sơ tuyển trên cơ sở tờ trình, báo cáo đánh giá E-HSDST, báo cáo thẩm định kết quả sơ tuyển.
Lộ trình áp dụng lựa chọn nhà đầu tư qua mạng đấu thầu quốc gia như thế nào?
Tại Điều 25 Thông tư 10/2022/TT-BKHĐT (Có hiệu lực từ 01/08/2022) quy định lộ trình áp dụng lựa chọn nhà đầu tư qua mạng như sau:
Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức lựa chọn nhà đầu tư qua mạng theo lộ trình như sau:
1. Từ ngày 01 tháng 6 năm 2023, việc cung cấp, đăng tải thông tin đối với dự án phải đấu thầu theo pháp luật chuyên ngành, pháp luật về xã hội hóa được thực hiện trên Hệ thống.
2. Từ ngày 15 tháng 8 năm 2023, việc phát hành E-KSQT, E-HSMST, E-YCSBNLKN và nộp E-HSQT, E-HSDST, E-HSĐKTHDA đối với dự án PPP, dự án đầu tư có sử dụng đất được thực hiện trên Hệ thống.
Mời bạn xem thêm
- Gia hạn thời điểm đóng thầu trong lựa chọn nhà đầu tư trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia như thế nào?
- Thời gian phát hành hồ sơ mời thầu theo quy định mới nhất năm 2022
- Trong hoạt động đấu thầu, hộ kinh doanh có được tham gia không?
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Mở thầu với dự án PPP áp dụng sơ tuyển trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia như thế nào ?″. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục giải thể công ty cổ phần; ; cách tra số mã số thuế; phát hành hoá đơn điện tử hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Câu hỏi thường gặp
Tại Điều 25 Thông tư 10/2022/TT-BKHĐT (Có hiệu lực từ 01/08/2022) quy định lộ trình áp dụng lựa chọn nhà đầu tư qua mạng như sau:
Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức lựa chọn nhà đầu tư qua mạng theo lộ trình như sau:
1. Từ ngày 01 tháng 6 năm 2023, việc cung cấp, đăng tải thông tin đối với dự án phải đấu thầu theo pháp luật chuyên ngành, pháp luật về xã hội hóa được thực hiện trên Hệ thống.
2. Từ ngày 15 tháng 8 năm 2023, việc phát hành E-KSQT, E-HSMST, E-YCSBNLKN và nộp E-HSQT, E-HSDST, E-HSĐKTHDA đối với dự án PPP, dự án đầu tư có sử dụng đất được thực hiện trên Hệ thống.
Căn cứ Điều 23 Thông tư 10/2022/TT-BKHĐT (Có hiệu lực từ 01/08/2022) quy định mở thầu đối với dự án PPP áp dụng sơ tuyển như sau:
Bên mời thầu phải tiến hành mở thầu và công khai biên bản mở thầu trên Hệ thống trong thời hạn không quá 02 giờ, kể từ thời điểm đóng thầuTheo Điều 24 Thông tư 10/2022/TT-BKHĐT (Có hiệu lực từ 01/08/2022) quy định trình, thẩm định và phê duyệt kết quả sơ tuyển dự án PPP như sau:
1. Bên mời thầu trình cơ quan có thẩm quyền kết quả sơ tuyển và đồng thời gửi đơn vị thẩm định.
2. Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt kết quả sơ tuyển trên cơ sở tờ trình, báo cáo đánh giá E-HSDST, báo cáo thẩm định kết quả sơ tuyển.