Mẫu tờ khai đăng ký kiểu dáng công nghiệp mới năm 2022

20/09/2022
Mẫu tờ khai đăng ký kiểu dáng công nghiệp mới năm 2022
386
Views

Xin chào Luật sư 247. Công ty tôi vừa sáng tạo ra được một kiểu tay nắm cửa có kiểu dáng độc lạ, trên thị trường từ trước đến nay chưa từng xuất hiện. Công ty tôi muốn đăng ký bảo hộ cho sáng tạo này của mình thì cần nộp đon theo mẫu như thế nào? Đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp cần phải đáp ứng yêu cầu gì? Soạn thảo mẫu tờ khai đăng ký kiểu dáng công nghiệp hiện nay ra sao? Mong được Luật sư giải đáp, tôi xin chân thành cảm ơn!

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư 247. Tại bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc những quy định pháp luật về vấn đề nêu trên cho bạn. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn đọc.

Căn cứ pháp lý

Kiểu dáng công nghiệp là gì?

Kiểu dáng công nghiệp được hiểu là hình dáng bên ngoài của sản phẩm và được thể hiện bằng đường nét, hình khối, màu sắc, hoặc sự kết với của các yêu tố này, kiểu dáng công nghiệp là một trong những đối tượng bảo hộ của quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam.

Sau khi được cấp văn bằng bảo hộ, chủ sở hữu sẽ được phép sử dụng kiểu dáng đó độc quyền tại Việt Nam trong thời gian tối đa là 15 năm ( thời gian bảo hộ kiểu dáng là 5 năm và có thể tiến hành gia hạn thêm 2 lần, mỗi lần gia hạn 5 năm tiếp theo).

Đăng ký kiểu dáng công nghiệp là gì?

Theo quy định pháp luật, đăng ký kiểu dáng công nghiệp là việc chủ sở hữu kiểu dáng tiến hành thủ tục nộp đơn đăng ký độc quyền kiểu dáng công nghiệp tại Cục sở hữu trí tuệ để ghi nhận quyền sở hữu hợp pháp kiểu dáng công nghiệp cho chủ sở hữu trên toàn lãnh thổ Việt Nam.

Mẫu tờ khai đăng ký kiểu dáng công nghiệp
Mẫu tờ khai đăng ký kiểu dáng công nghiệp

Việc thực hiện đăng ký kiểu dáng công nghiệp rất quan trọng trong bối cảnh thị trường ngày càng cạnh tranh khốc liệt. Đăng ký kiểu dáng công nghiệp sẽ tạo cho cá nhân, tổ chức sẽ tạo nên một “bức tường” kiên cố, che chắn cho sản phẩm trí tuệ của mình là kiểu dáng công nghiệp khỏi các hành vi xâm phạm (sao chép, đạo nhái…).

Ai có quyền đăng ký kiểu dáng công nghiệp?

Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam quy định về quyền nộp đơn đăng ký, cụ thể như sau:

 Quyền nộp kiểu dáng, trước hết thuộc về tác giả hoặc người thừa kế hợp pháp của tác giả;

– Nếu kiểu dáng công nghiệp được tạo ra khi tác giả thực hiện nhiệm vụ do Tổ chức mà tác giả là thành viên giao cho. Hoặc được tác giả tạo ra chủ yếu do sử dụng kinh phí, phương tiện vật chất của Tổ chức, thì quyền nộp đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp đó thuộc về Tổ chức giao việc hoặc Tổ chức cung cấp kinh phí, phương tiện vật chất cho tác giả;

– Nếu kiểu dáng được tạo ra do tác giả thực hiện Hợp đồng thuê việc với Tổ chức hoặc cá nhân khác, và trong Hợp đồng không có thoả thuận nào khác, thì quyền nộp đơn kiểu dáng công nghiệp thuộc về Tổ chức hoặc cá nhân đã ký Hợp đồng đó với tác giả.

– Người nộp đơn kiểu dáng công nghiệp có thể chuyển giao quyền nộp đơn, kể cả đơn đã nộp, cho cá nhân, pháp nhân hoặc các chủ thể khác thông qua văn bản chuyển giao quyền nộp đơn.

Đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp cần phải đáp ứng yêu cầu gì?

Căn cứ theo Điều 103 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định như sau:

“Điều 103. Yêu cầu đối với đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp

1. Tài liệu xác định kiểu dáng công nghiệp cần bảo hộ trong đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp gồm bản mô tả kiểu dáng công nghiệp và bộ ảnh chụp, bản vẽ kiểu dáng công nghiệp. Bản mô tả kiểu dáng công nghiệp gồm phần mô tả kiểu dáng công nghiệp và phạm vi bảo hộ kiểu dáng công nghiệp.

2. Phần mô tả kiểu dáng công nghiệp phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Bộc lộ đầy đủ tất cả các đặc điểm tạo dáng thể hiện bản chất của kiểu dáng công nghiệp và nêu rõ các đặc điểm tạo dáng mới, khác biệt so với kiểu dáng công nghiệp ít khác biệt nhất đã biết, phù hợp với bộ ảnh chụp hoặc bản vẽ;

b) Trường hợp đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp gồm nhiều phương án thì phần mô tả phải thể hiện đầy đủ các phương án và chỉ rõ các đặc điểm khác biệt giữa phương án cơ bản với các phương án còn lại;

c) Trường hợp kiểu dáng công nghiệp nêu trong đơn đăng ký là kiểu dáng của bộ sản phẩm thì phần mô tả phải thể hiện đầy đủ kiểu dáng của từng sản phẩm trong bộ sản phẩm đó.

3. Phạm vi bảo hộ kiểu dáng công nghiệp phải nêu rõ các đặc điểm tạo dáng cần được bảo hộ, bao gồm các đặc điểm mới, khác biệt với các kiểu dáng công nghiệp tương tự đã biết.

4. Bộ ảnh chụp, bản vẽ phải thể hiện đầy đủ các đặc điểm tạo dáng của kiểu dáng công nghiệp.”

Theo quy định trên, khi nộp đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp thì cần phải nộp kèm bản mô tả kiểu dáng công nghiệp và bộ ảnh chụp, bản vẽ kiểu dáng công nghiệp. Bản mô tả kiểu dáng công nghiệp và ảnh chụp, bản vẽ phải đáp ứng các yêu cầu của pháp luật.

Tải xuống mẫu tờ khai đăng ký kiểu dáng công nghiệp

Hướng dẫn cách điền thông tin tờ khai đăng ký kiểu dáng công nghiệp

Bạn cần phải điền đầy đủ thông tin vào Tờ khai theo hướng dẫn dưới đây:

Trang số 1:

  1. Dấu nhận đơn: Không cần điền (để trống), đây là nơi dành cho cơ quan có thẩm quyền làm thủ tục đăng ký.
  2. Tên Kiểu dáng công nghiệp: Đây là nơi chủ đơn tự đặt tên cho Kiểu dáng công nghiệp của mình, tên phải ngắn gọn, phải phản ánh được chính xác bản chất của sản phẩm mang kiểu dáng công nghiệp.
  3. Phân loại quốc tế: Là phần chủ đơn cần ghi chỉ số phân loại kiểu dáng công nghiệp theo Bảng phân loại quốc tế kiểu dáng công nghiệp Locarno. Nếu không phân loại không chính xác thì phải nộp lệ phí phân loại.
  4. Đại diện chủ đơn: Đánh dấu x vào ô phù hợp và ghi tên, địa chỉ cá nhân lập tờ khai. Nếu chủ đơn chính là cá nhân lập tờ khai thì không cần điền vào ô này.
  5. Người đại diện theo pháp luật của chủ đơn: Là người đứng đầu của tổ chức hoặc người giám hộ của người vị thành niên.
  6. Tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp được ủy quyền của chủ sở hữu: Là tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp đủ điều kiện hành nghề có giấy ủy quyền của chủ đơn.
  7. Người khác được ủy quyền của chủ đơn: Là cá nhân được ủy quyền người thuộc tổ chức được người đứng đầu chi nhánh, văn phòng đại diện Việt Nam của tổ chức nước ngoài.

Trang số 2

  1. Yêu cầu hưởng quyền ưu tiên: Đánh dấu x vào ô phù hợp và điền thông tin theo yêu cầu. Không cần điền (để trống) nếu không có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên.
  2. Loại phí và lệ phí theo quy định Thông tư số 263/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính.
  3. Kiểm tra danh mục tài liệu: Là phần dành cho cơ quan có thẩm quyền tiến hành đăng ký.
  4. Chữ ký, họ tên chủ đơn/đại diện chủ đơn: Là phần chữ ký và ghi rõ họ tên cá nhân lập tờ khai. Nếu cá nhân lập tờ khai là người thay mặt tổ chức là chủ đơn thì phải ghi rõ chức vụ và có dấu xác nhận của tổ chức đó.

Trang số 3:

  1. Chủ đơn khác: Ghi tên, địa chỉ chủ đơn thứ hai trở đi.
  2. Các tài liệu khác: Nếu có tài liệu bổ trợ thì ghi rõ tên và số trang tài liệu kèm theo tờ khai.
  3. Chủ đơn/Đại diện ký tên: Là phần chữ ký của cá nhân lập tờ khai.

Có thể bạn quan tâm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Mẫu tờ khai đăng ký kiểu dáng công nghiệp mới năm 2022″. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục giải thể công ty cổ phần; cách tra số mã số thuế cá nhân, thủ tục Xin giấy phép bay Flycam ; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Thời hạn bảo hộ kiểu dáng công nghiệp là bao lâu?

Thời gian bảo hộ kiểu dáng công nghiệp tính như sau:
– Lần 1: 5 năm tính từ ngày nộp đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp
– Lần 2: 5 năm (gia hạn lần 1 sau thời gian 5 năm đầu tiền)
– Lần 3: 5 năm (gia hạn lần 2 sau khi hết hạn gia hạn lần 1)
Như vậy, thời hạn bảo hộ kiểu dáng công nghiệp tối đa là 15 năm tính từ ngay đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp được nộp.

Pháp luật quy định về quyền đăng ký kiểu dáng công nghiệp như thế nào?

Quyền đăng ký kiểu dáng công nghiệp là quyền của tất cả các cá nhân, tổ chức có kiểu dáng công nghiệp muốn đăng ký tại Việt Nam.
Cá nhân, tổ chức Việt Nam, các nhân, tổ chức nước ngoài đều có thể đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại Việt Nam.
Đối với cá nhân, tổ chức nước ngoài nộp đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại Việt Nam phải được nộp thông qua tổ chức Đại diện sở hữu trí tuệ.

Vì sao phải nộp đơn đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp?

Phải nộp đơn đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp bởi:
– Chỉ khi nộp đơn đăng ký và được cấp giấy chứng nhận đăng ký, quyền đối với kiểu dáng công nghiệp của chủ sở hữu mới được phát sinh;
– Được độc quyền sử dụng kiểu dáng trong thời hạn 15 năm, do đó, tạo rất nhiều lợi thế cạnh tranh với bên khác;
– Được pháp luật bảo vệ khi có hành vi xâm phạm quyền đối với kiểu dáng công nghiệp đã đăng ký;
– Trong thời gian 15 năm độc quyền, chủ sở hữu có thể tiến hành chuyển nhượng, cho phép bên thứ 3 sử dụng trên cơ sở thu phí chuyển nhượng, sử dụng…vv. Do đó, sẽ mang lại hiệu quả về mặt kinh tế cho chủ sở hữu

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Biểu mẫu

Comments are closed.