Mẫu quyết định gia hạn tạm giữ mới năm 2023

05/04/2023
Mẫu quyết định gia hạn tạm giữ mới năm 2023
394
Views

Một trong những biện pháp để đảm bảo cho hoạt động của các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng được diễn ra nhanh chóng, thuận lợi đó chính là biện pháp tạm giữ người, biện pháp này có ý nghĩa quan trọng, nâng cao hiệu quả trong việc đấu tranh phòng chống tội phạm. Về trình tự, thủ tục, thẩm quyền của việc tạm giữ hay gia hạn việc tạm giữ sẽ phải tuân theo quy định pháp luật. Theo đó, khi có đề nghị gia hạn tạm giữ thì phải được cơ quan có thẩm quyền phê chuẩn. Vậy việc soạn thảo mẫu quyết định gia hạn tạm giữ như thế nào và cơ quan nào có thẩm quyền này? Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu tại nội dung dưới đây.

Căn cứ pháp

Bộ luật Tố tụng hình sự 2015

Tạm giữ là gì?

Căn cứ Điều 117 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, tạm giữ là biện pháp ngăn chặn do người có thẩm quyền áp dụng đối với người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang, người phạm tội tự thú, đầu thú hoặc đối với người bị bắt theo quyết định truy nã.

Trong đó, theo khoản 2 Điều 117, người có thẩm quyền ra quyết định tạm giữ là:

a) Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp;

Mẫu quyết định gia hạn tạm giữ mới năm 2023
Mẫu quyết định gia hạn tạm giữ mới năm 2023

b) Thủ trưởng đơn vị độc lập cấp trung đoàn và tương đương, Đồn trưởng Đồn biên phòng, Chỉ huy trưởng Biên phòng Cửa khẩu cảng, Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng tỉnh, thành phố trực truộc trung ương, Cục trưởng Cục trinh sát biên phòng Bộ đội biên phòng, Cục trưởng Cục phòng, chống ma túy và tội phạm Bộ đội biên phòng, Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng, chống ma túy và tội phạm Bộ đội biên phòng; Tư lệnh vùng lực lượng Cảnh sát biển, Cục trưởng Cục Nghiệp vụ và pháp luật lực lượng Cảnh sát biển, Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng, chống tội phạm ma túy lực lượng Cảnh sát biển; Chi cục trưởng Chi cục Kiểm ngư vùng;

c) Người chỉ huy tàu bay, tàu biển khi tàu bay, tàu biển đã rời khỏi sân bay, bến cảng.

Bên cạnh đó, quyết định tạm giữ phải ghi rõ họ tên, địa chỉ của người bị tạm giữ, lý do tạm giữ, giờ, ngày bắt đầu và giờ, ngày hết thời hạn tạm giữ và các nội dung về: Số, ngày, tháng, năm, địa điểm ban hành quyết định; Căn cứ ban hành quyết định; Nội dung; Họ tên, chức vụ, chữ ký của người ban hành quyết định và đóng dấu.

Quyết định tạm giữ phải giao cho người bị tạm giữ. Đồng thời, người thi hành quyết định tạm giữ phải thông báo, giải thích quyền và nghĩa vụ của người bị tạm giữ.

Trong thời hạn 12 giờ kể từ khi ra quyết định tạm giữ, người ra quyết định tạm giữ phải gửi quyết định tạm giữ kèm theo các tài liệu làm căn cứ tạm giữ cho Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền.

Nếu xét thấy việc tạm giữ không có căn cứ hoặc không cần thiết thì Viện kiểm sát ra quyết định hủy bỏ quyết định tạm giữ và người ra quyết định tạm giữ phải trả tự do ngay cho người bị tạm giữ.

Thời hạn tạm giữ là bao lâu?

Điều 118 Bộ luật Tố tụng hình sự quy định về thời hạn tạm giữ như sau:

– Thời hạn tạm giữ không quá 03 ngày kể từ khi Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra nhận người bị giữ, người bị bắt hoặc áp giải người bị giữ, người bị bắt về trụ sở của mình hoặc kể từ khi Cơ quan điều tra ra quyết định tạm giữ người phạm tội tự thú, đầu thú.

– Trường hợp cần thiết, người ra quyết định tạm giữ có thể gia hạn tạm giữ nhưng không quá 03 ngày. Trường hợp đặc biệt, người ra quyết định tạm giữ có thể gia hạn tạm giữ lần thứ hai nhưng không quá 03 ngày.Mọi trường hợp gia hạn tạm giữ đều phải được Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền phê chuẩn. Trong thời hạn 12 giờ kể từ khi nhận hồ sơ đề nghị gia hạn tạm giữ, Viện kiểm sát phải ra quyết định phê chuẩn hoặc quyết định không phê chuẩn.

– Trong khi tạm giữ, nếu không đủ căn cứ khởi tố bị can thì Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải trả tự do ngay cho người bị tạm giữ; trường hợp đã gia hạn tạm giữ thì Viện kiểm sát phải trả tự do ngay cho người bị tạm giữ.

– Thời gian tạm giữ được trừ vào thời hạn tạm giam. Một ngày tạm giữ được tính bằng một ngày tạm giam.

Người bị tạm giữ có quyền gì?

Điều 59 Bộ luật Tố tụng hình sự quy định:

Người bị tạm giữ là người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang, bị bắt theo quyết định truy nã hoặc người phạm tội tự thú, đầu thú và đối với họ đã có quyết định tạm giữ.

Trong đó, người bị tạm giữ có quyền:

– Được biết lý do mình bị tạm giữ; nhận quyết định tạm giữ, quyết định gia hạn tạm giữ, quyết định phê chuẩn quyết định gia hạn tạm giữ và các quyết định tố tụng khác;

– Được thông báo, giải thích về quyền và nghĩa vụ của mình;

– Trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội;

– Tự bào chữa, nhờ người bào chữa;

– Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;

– Trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá;

– Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng về việc tạm giữ.

Ngoài ra, người bị tạm giữ có nghĩa vụ chấp hành quyết định, yêu cầu, hướng dẫn của cơ quan, người có thẩm quyền quản lý, thi hành tạm giữ; Chấp hành nội quy của cơ sở tạm giữ (theo khoản 2 Điều 9 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 2015).

Mẫu quyết định gia hạn tạm giữ mới năm 2023

Loader Loading…
EAD Logo Taking too long?

Reload Reload document
| Open Open in new tab

Download [162.00 B]

Hướng dẫn soạn thảo mẫu quyết định gia hạn tạm giữ

1): Ghi tên Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp hoặc Viện kiểm sát nhân dân tối cao

(2):  Ghi tên Viện kiểm sát ban hành. Trường hợp Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành thì bỏ mục này

(3): Viết tắt tên Viện kiểm sát ban hành – đơn vị phụ trách (nếu có)

(4): Ghi tên Cơ quan ra Quyết định gia hạn tạm giữ

(5):  Ghi rõ họ, tên người bị tạm giữ

(6): Nêu lý do, căn cứ phê chuẩn Quyết định gia hạn tạm giữ

(7): Trường hợp Phó Viện trưởng được Viện trưởng ủy quyền ký thay thì ghi như sau: “KT. VIỆN TRƯỞNG/ PHÓ VIỆN TRƯỞNG”.

Khuyến nghị

Đội ngũ luật sư, luật gia cùng chuyên viên, chuyên gia tư vấn pháp lý với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chúng tôi có cung cấp dịch vụ Luật sư X với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn” chúng tôi đảm bảo với quý khách hàng sự UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – CHUYÊN NGHIỆP.

Thông tin liên hệ:

Vấn đề “Mẫu quyết định gia hạn tạm giữ mới năm 2023” đã được Luật sư 247 giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư 247 chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan đến soạn thảo khai giấy xác nhận tình trạng hôn nhân. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102

Mời bạn xem thêm bài viết:

Câu hỏi thường gặp:

Đối tượng nào bị tạm giam?

Theo khoản 2 Điều 3 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 quy định về: Người bị tạm giam là người đang bị quản lý tại cơ sở giam giữ trong thời hạn tạm giam, gia hạn tạm giam theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự, bao gồm bị can; bị cáo; người bị kết án phạt tù, người bị kết án tử hình mà bản án chưa có hiệu lực pháp luật hoặc đang chờ thi hành án; người bị tạm giam để thực hiện việc dẫn độ.

Thời gian tạm giam là bao lâu?

Theo khoản 1, khoản 2 Điều 173 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về thời hạn tạm giam để điều tra, cụ thể:
– Thời hạn tạm giam bị can để điều tra không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá 03 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá 04 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
– Trường hợp vụ án có nhiều tình tiết phức tạp, xét cần phải có thời gian dài hơn cho việc điều tra và không có căn cứ để thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp tạm giam thì chậm nhất là 10 ngày trước khi hết thời hạn tạm giam, Cơ quan điều tra phải có văn bản đề nghị Viện kiểm sát gia hạn tạm giam.

Việc chăm nom người thân thích và bảo quản tài sản của người bị tạm giữ, tạm giam được thực hiện như thế nào?

Việc chăm nom người thân thích và bảo quản tài sản của người bị tạm giữ, tạm giam
1. Khi người bị tạm giữ, tạm giam có con chưa thành niên dưới 14 tuổi hoặc có người thân thích là người tàn tật, già yếu mà không có người chăm sóc, thì cơ quan ra quyết định tạm giữ, lệnh tạm giam giao những người đó cho người thân thích chăm nom. Trong trường hợp người bị tạm giữ, tạm giam không có người thân thích thì cơ quan ra quyết định tạm giữ, lệnh tạm giam giao những người đó cho chính quyền sở tại chăm nom.
2. Trong trường hợp người bị tạm giữ, tạm giam có nhà hoặc tài sản khác mà không có người trông nom, bảo quản thì cơ quan ra quyết tạm giữ, lệnh tạm giam phải áp dụng những biện pháp trông nom, bảo quản thích đáng.
 3. Cơ quan ra quyết định tạm giữ, lệnh tạm giam thông báo cho người bị tạm giữ, tạm giam biết những biện pháp đã được áp dụng.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Biểu mẫu

Comments are closed.