Mẫu lệnh khởi công công trình xây dựng mới năm 2022

06/12/2022
Mẫu lệnh khởi công công trình xây dựng mới năm 2022
692
Views

Trong một số trường hợp nhất định, trước khi tiến hành việc khởi công xây dựng thì chủ đầu tư sẽ phải thực hiện thông báo ngày khởi công với cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng tại địa phương xây dựng công trình đó. Vậy việc soạn thảo mẫu lệnh khởi công công trình xây dựng hiện nay như thế nào? Hồ sơ, thủ tục thông báo khởi công xây dựng ra sao? Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu quy định pháp luật về vấn đề này tại nội dung bài viết dưới đây. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn đọc.

Căn cứ pháp lý

Luật Xây dựng sửa đổi, bổ sung năm 2020

Thông báo khởi công xây dựng gồm những nội dung gì? Trường hợp nào phải thông báo?

Thông báo khởi công xây dựng là văn bản được dùng để thông báo ngày khởi công cho cơ quan quản lý Nhà nước trong các trường hợp dưới đây (căn cứ khoản 30, 39 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020):

– Công trình xây dựng phải có giấy phép trước khi khởi công.

– Công trình thuộc dự án sử dụng vốn đầu tư công được Thủ tướng, người đứng đầu cơ quan trung ương của tổ chức chính trị, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chủ tịch nước, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan trung ương của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và của tổ chức chính trị – xã hội thành viên, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp quyết định đầu tư xây dựng.

– Công trình xây dựng nằm trên địa bàn 02 đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên, công trình xây dựng theo tuyến ngoài đô thị phù hợp với quy hoạch xây dựng hoặc quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

– Công trình đã được cơ quan chuyên môn về xây dựng thông báo kết quả thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở đủ điều kiện phê duyệt thiết kế xây dựng và đáp ứng các điều kiện về cấp giấy phép xây dựng theo quy định Luật Xây dựng.

– Nhà ở riêng lẻ có quy mô dưới 07 tầng thuộc dự án đầu tư xây dựng khu đô thị, dự án đầu tư xây dựng nhà ở có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

– Công trình xây dựng cấp IV mà không phải là nhà ở riêng lẻ quy định tại khoản 30 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020.

Theo đó, mẫu Thông báo sẽ gồm các nội dung:

– Tên hạng mục, công trình xây dựng;

– Địa điểm xây dựng;

Mẫu lệnh khởi công công trình xây dựng
Mẫu lệnh khởi công công trình xây dựng

– Tên và địa chỉ của chủ đầu tư;

–  Tên và số điện thoại liên lạc của cá nhân phụ trách trực tiếp;

– Quy mô hạng mục công trình, danh sách nhà thầu chính, nhà thầu phụ…

-Ngày khởi công và dự kiến ngày hoàn thành.

Tải xuống lệnh khởi công công trình xây dựng

Loader Loading…
EAD Logo Taking too long?

Reload Reload document
| Open Open in new tab

Download [162.00 B]

Điều kiện khởi công xây dựng

Khoản 39 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020 quy định khi khởi công xây dựng công trình phải bảo đảm các điều kiện sau:

(1) Có mặt bằng xây dựng để bàn giao toàn bộ hoặc từng phần theo tiến độ xây dựng.

(2) Có giấy phép xây dựng đối với công trình phải có giấy phép xây dựng.

(3) Có thiết kế bản vẽ thi công của hạng mục công trình, công trình khởi công đã được phê duyệt.

(4) Chủ đầu tư đã ký kết hợp đồng với nhà thầu thực hiện các hoạt động xây dựng liên quan đến công trình được khởi công theo quy định pháp luật.

(5) Có biện pháp bảo đảm an toàn, bảo vệ môi trường trong quá trình thi công xây dựng.

(6) Chủ đầu tư đã gửi thông báo về ngày khởi công xây dựng đến cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng tại địa phương (Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện) trước thời điểm khởi công xây dựng ít nhất là 03 ngày làm việc.

Lưu ý: Riêng nhà ở riêng lẻ chỉ cần có giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải có giấy phép.

Hồ sơ, thủ tục thông báo khởi công xây dựng

Theo quy định tại Nghị định 06/2021/NĐ-CP, hồ sơ thông báo khởi công xây dựng gồm:

– Thông báo khởi công xây dựng (theo Mẫu);

– Bản sao Giấy phép xây dựng;

– Các giấy tờ, tài liệu khác gửi kèm theo trong một số trường hợp nhất định.

Theo đó, Chủ đầu tư gửi thông báo tới cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng tại địa phương. Với mỗi loại công trình khác nhau, thông báo được gửi đến cơ quan khác nhau:

– Đối với nhà ở riêng lẻ: Gửi thông báo tới Ủy ban nhân dân cấp huyện (huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương).

– Đối với các công trình khác không thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân cấp huyện: Gửi đến Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Mức phạt khi vi phạm quy định về khởi công xây dựng

Điều 14 và khoản 5 Điều 15 Nghị định 139/2017/NĐ-CP quy định mức phạt vi phạm quy định về khởi công xây dựng như sau:

* Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 01 triệu đồng

Mức phạt này áp dụng với các trường hợp sau:

– Không thông báo, thông báo chậm cho cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng tại địa phương về thời điểm khởi công xây dựng hoặc có thông báo nhưng không gửi kèm hồ sơ thiết kế xây dựng theo quy định đối với trường hợp được miễn giấy phép xây dựng.

– Không gửi báo cáo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc gửi báo cáo không đầy đủ tên, địa chỉ liên lạc, tên công trình, địa điểm xây dựng, quy mô xây dựng, tiến độ thi công dự kiến sau khi khởi công xây dựng theo quy định.

* Phạt tiền từ 15 – 20 triệu đồng

Mức phạt này áp dụng đối với hành vi khởi công xây dựng công trình mà thiếu một trong các điều kiện sau đây (trừ trường hợp nhà ở riêng lẻ):

– Mặt bằng xây dựng để bàn giao toàn bộ hoặc từng phần theo tiến độ dự án.

– Thiết kế bản vẽ thi công của hạng mục công trình, công trình đã được phê duyệt.

– Hợp đồng thi công xây dựng được ký giữa chủ đầu tư và nhà thầu.

– Biện pháp bảo đảm an toàn, bảo vệ môi trường trong quá trình thi công xây dựng.

* Phạt tiền từ 80 – 100 triệu đồng: Áp dụng đối với chủ đầu tư không đảm bảo đủ vốn của dự án nhưng vẫn khởi công xây dựng.

* Mức phạt đối với trường hợp khởi công mà không có giấy phép xây dựng

(1) Xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa hoặc xây dựng công trình khác không thuộc phải nhà ở riêng lẻ tại khu vực đô thị bị phạt tiền từ 10 – 20 triệu đồng.

(2) Xây dựng nhà ở riêng lẻ tại đô thị không có giấy phép xây dựng bị phạt tiền từ 20 – 30 triệu đồng (đô thị gồm nội thành, ngoại thành của thành phố; nội thị, ngoại thị của thị xã; thị trấn).

(3) Xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng hoặc lập dự án đầu tư xây dựng phạt tiền từ 30 – 50 triệu đồng.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Thông tin liên hệ:

Trên đây là những vấn đề liên quan đến “Mẫu lệnh khởi công công trình xây dựng mới năm 2022” Luật sư 247 tự hào sẽ là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề cho khách hàng liên quan đến tư vấn pháp lý, thủ tục giấy tờ liên quan đến trình tự làm lại sổ đỏ hay tìm hiểu về tư vấn pháp lý về lệ phí cấp lại sổ đỏ hiện nay… Nếu quý khách hàng còn phân vân, hãy đặt câu hỏi cho Luật sư 247 thông qua số hotline 0833102102 chúng tôi sẽ tiếp nhận thông tin và phản hồi nhanh chóng.

Câu hỏi thường gặp:

Xây dựng công trình xây dựng tạm với mục đích gì?

Công trình xây dựng tạm là công trình được xây dựng có thời hạn phục vụ các mục đích sau:
+ Thi công xây dựng công trình chính;
+ Sử dụng cho việc tổ chức các sự kiện hoặc hoạt động khác. Đối với công trình này phải được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện chấp thuận về địa điểm, quy mô xây dựng công trình và thời gian tồn tại của công trình tạm.

Nếu dự án đầu tư xây dựng có nhiều công trình, giấy phép xây dựng cấp cho công trình nào?

Đối với dự án đầu tư xây dựng có nhiều công trình, giấy phép xây dựng được cấp cho một, một số hoặc tất cả các công trình thuộc dự án khi các công trình có yêu cầu thi công đồng thời, bảo đảm các yêu cầu về điều kiện, thời hạn cấp giấy phép xây dựng và yêu cầu đồng bộ của dự án.

Trường hợp nào sẽ phải phá dỡ công trình xây dựng?

Các trường hợp phải phá dỡ công trình xây dựng được quy định tại khoản 1 Điều 118 Luật Xây dựng 2014 (sửa đổi 2020), cụ thể:
– Để giải phóng mặt bằng xây dựng công trình mới hoặc công trình xây dựng tạm;
– Công trình có nguy cơ sụp đổ ảnh hưởng đến cộng đồng và công trình lân cận; công trình phải phá dỡ khẩn cấp nhằm kịp thời phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, các nhiệm vụ cấp bách để bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Công trình xây dựng trong khu vực cấm xây dựng theo quy định tại khoản 3 Điều 12 của Luật Xây dương;
– Công trình xây dựng sai quy hoạch xây dựng, công trình xây dựng không có giấy phép xây dựng đối với công trình theo quy định phải có giấy phép hoặc xây dựng sai với nội dung quy định trong giấy phép xây dựng;
– Công trình xây dựng lấn chiếm đất công, đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân; công trình xây dựng sai với thiết kế xây dựng được phê duyệt đối với trường hợp được miễn giấy phép xây dựng;
– Nhà ở riêng lẻ có nhu cầu phá dỡ để xây dựng mới.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Biểu mẫu

Comments are closed.