Mẫu kế hoạch xác minh tài sản thu nhập mới năm 2023

07/03/2023
Mẫu kế hoạch xác minh tài sản, thu nhập mới năm 2023
443
Views

Có thể thấy rằng thời gian vừa qua, nhiều vụ việc tham nhũng với số tiền lớn đã được cơ quan điều tra bộ công an làm sáng tỏ. Theo đó vấn đề kê khai tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức luôn nhận được sự quan tâm lớn của dư luận, đây là một biện pháp cần thiết và quan trọng để phòng ngừa việc tham nhũng. Tư khi Luật Phòng chống tham nhũng năm 2018 có hiệu lực đã quy định nhiều đối tượng phải tiến hành kê khai tài sản, thu nhập hàng năm. Việc này cùng cho thấy sự nần cao trách nhiệm báo cáo, công khai, kiểm soát tài sản thu nhập của những người có trách vụ quyền hạn. Vậy quy định về việc xác minh tài sản, thu nhập như thế nào? Mẫu kế hoạch xác minh tài sản, thu nhập được sử dụng hiện nay ra sao? Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu tại nội dung bài viết dưới đây.

Căn cứ pháp lý

Những người nào phải thực hiện kê khai tài sản, thu nhập hàng năm?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 36 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 và Điều 10 Nghị định 130/2020/NĐ-CP thì những người sau đây phải thực hiện kê khai tài sản, thu nhập hàng năm:

(1) Người giữ chức vụ từ Giám đốc sở và tương đương trở lên.

Thời gian thực hiện kê khai: Phải hoàn thành trước ngày 31 tháng 12 hàng năm.

(2) Người không thuộc quy định tại mục (1) làm công tác tổ chức cán bộ, quản lý tài chính công, tài sản công, đầu tư công hoặc trực tiếp tiếp xúc và giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân khác theo quy định của Chính phủ. Bao gồm:

– Các ngạch công chức và chức danh sau đây:

+ Chấp hành viên;

+ Điều tra viên;

+ Kế toán viên;

+ Kiểm lâm viên;

+ Kiểm sát viên;

+ Kiểm soát viên ngân hàng;

+ Kiểm soát viên thị trường;

+ Kiểm toán viên;

+ Kiểm tra viên của Đảng;

+ Kiểm tra viên hải quan;

+ Kiểm tra viên thuế;

+ Thanh tra viên;

+ Thẩm phán.

– Những người giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý từ Phó trưởng phòng và tương đương trở lên công tác trong một số lĩnh vực được xác định trong danh mục tại Phụ lục III được ban hành kèm theo Nghị định này.

– Người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Thời gian thực hiện kê khai: Phải hoàn thành trước ngày 31 tháng 12 hàng năm.

Trường hợp nào phải thực hiện xác minh tài sản, thu nhập?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 41 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 thì cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập xác minh tài sản, thu nhập khi có một trong các căn cứ sau đây:

– Có dấu hiệu rõ ràng về việc kê khai tài sản, thu nhập không trung thực;

– Có biến động tăng về tài sản, thu nhập từ 300.000.000 đồng trở lên so với tài sản, thu nhập đã kê khai lần liền trước đó mà người có nghĩa vụ kê khai giải trình không hợp lý về nguồn gốc;

– Có tố cáo về việc kê khai tài sản, thu nhập không trung thực và đủ điều kiện thụ lý theo quy định của Luật Tố cáo;

– Thuộc trường hợp xác minh theo kế hoạch xác minh tài sản, thu nhập hằng năm đối với người có nghĩa vụ kê khai được lựa chọn ngẫu nhiên;

– Có yêu cầu hoặc kiến nghị của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền theo quy định tại Điều 42 của Luật này.

Trình tự thực hiện xác minh tài sản, thu nhập như thế nào?

Đối với quy định về trình tự thực hiện xác minh tài sản, thu nhập thì tại Mục 1 Phần II thủ tục hành chính được thay thế thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Thanh tra Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định 70/QĐ-TTCP năm 2021 quy định cụ thể như sau:

Bước 1: Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ban hành quyết định xác minh và thành lập Tổ xác minh

Mẫu kế hoạch xác minh tài sản, thu nhập mới năm 2023
Mẫu kế hoạch xác minh tài sản, thu nhập mới năm 2023

+ Người đứng đầu Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập ra quyết định xác minh tài sản, thu nhập trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày có căn cứ xác minh quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 41 của Luật Phòng chống tham nhũng hoặc 15 ngày kể từ ngày có căn cứ xác minh quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 41 của Luật Phòng chống tham nhũng.

+ Quyết định xác minh tài sản, thu nhập bao gồm các nội dung sau đây: Căn cứ ban hành quyết định xác minh; Họ, tên, chức vụ, nơi công tác của người được xác minh tài sản, thu nhập; Họ, tên, chức vụ, nơi công tác của Tổ trưởng và thành viên Tổ xác minh tài sản, thu nhập; Nội dung xác minh; Thời hạn xác minh; Nhiệm vụ, quyền hạn của Tổ trưởng và thành viên Tổ xác minh tài sản, thu nhập; Các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân phối hợp (nếu có).

+ Quyết định xác minh tài sản, thu nhập phải được gửi cho Tổ trưởng và thành viên Tổ xác minh tài sản, thu nhập, người được xác minh và cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định xác minh.

Bước 2: Tổ xác minh yêu cầu người được xác minh giải trình về tài sản, thu nhập của mình.

Yêu cầu người được xác minh giải trình về tính trung thực, đầy đủ, rõ ràng của bản kê khai, nguồn gốc của tài sản, thu nhập tăng thêm so với tài sản, thu nhập đã kê khai lần liền trước đó.

Bước 3: Tiến hành xác minh tài sản, thu nhập

+ Yêu cầu cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan đến nội dung xác minh theo quy định tại khoản 3 Điều 31 của Luật Phòng chống tham nhũng;

+ Kiến nghị cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền hoặc cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân đang quản lý tài sản, thu nhập áp dụng biện pháp cần thiết theo quy định của pháp luật để ngăn chặn việc tẩu tán, hủy hoại, chuyển dịch tài sản, thu nhập hoặc hành vi khác cản trở hoạt động xác minh tài sản, thu nhập;

+ Đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền định giá, thẩm định giá, giám định tài sản, thu nhập phục vụ cho việc xác minh.

+ Giữ bí mật thông tin, tài liệu thu thập được trong quá trình xác minh.

Bước 4: Báo cáo kết quả xác minh tài sản, thu nhập.

+ Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày ra quyết định xác minh, Tổ trưởng Tổ xác minh tài sản, thu nhập phải báo cáo kết quả xác minh tài sản, thu nhập bằng văn bản cho người ra quyết định xác minh; trường hợp phức tạp thì thời hạn có thể kéo dài nhưng không quá 90 ngày.

+ Báo cáo kết quả xác minh tài sản, thu nhập bao gồm các nội dung sau đây:

++ Nội dung được xác minh, hoạt động xác minh đã được tiến hành và kết quả xác minh;

++ Đánh giá về tính trung thực, đầy đủ, rõ ràng của bản kê khai; tính trung thực trong việc giải trình về nguồn gốc của tài sản, thu nhập tăng thêm;

++ Kiến nghị xử lý vi phạm quy định của pháp luật về kiểm soát tài sản, thu nhập.

Bước 5: Kết luận xác minh tài sản, thu nhập.

+ Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được Báo cáo kết quả xác minh tài sản, thu nhập, người ra quyết định xác minh phải ban hành Kết luận xác minh tài sản, thu nhập; trường hợp phức tạp thì thời hạn có thể kéo dài nhưng không quá 20 ngày.

+ Kết luận xác minh tài sản, thu nhập bao gồm các nội dung sau đây:Tính trung thực, đầy đủ, rõ ràng của việc kê khai tài sản, thu nhập; tính trung thực trong việc giải trình về nguồn gốc của tài sản, thu nhập tăng thêm;kiến nghị người có thẩm quyền xử lý vi phạm quy định của pháp luật về kiểm soát tài sản, thu nhập.

+ Người ban hành Kết luận xác minh tài sản, thu nhập phải chịu trách nhiệm về tính khách quan, trung thực của Kết luận xác minh.

+ Kết luận xác minh tài sản, thu nhập phải được gửi cho người được xác minh và cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân yêu cầu, kiến nghị xác minh quy định tại Điều 42 của Luật Phòng chống tham nhũng.

Bước 6: Công khai kết luận xác minh tài sản, thu nhập.

+ Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày ban hành Kết luận xác minh tài sản, thu nhập, người ra quyết định xác minh tài sản, thu nhập có trách nhiệm công khai Kết luận xác minh.

+ Việc công khai Kết luận xác minh tài sản, thu nhập được thực hiện như việc công khai bản kê khai quy định tại Điều 39 của Luật Phòng chống tham nhũng

Thành phần và số lượng hồ sơ xác minh tài sản, thu nhập gồm những gì?

Căn cứ theo quy định tại Mục 1 Phần II thủ tục hành chính được thay thế thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Thanh tra Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định 70/QĐ-TTCP năm 2021 quy định về thành phần và số lượng hồ sơ xác minh tài sản, thu nhập cụ thể như sau:

Hồ sơ gồm có:

– Các văn bản chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện việc kê khai;

– Danh sách đối tượng phải kê khai theo quy định;

– Bản kê khai tài sản, thu nhập của các đối tượng thuộc diện phải kê khai (02 bản);

– Sổ theo dõi việc giao, nhận Bản kê khai.

Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

Yêu cầu về điều kiện thực hiện xác minh tài sản, thu nhập cán bộ, công chức là gì?

Căn cứ theo quy định tại Mục 1 Phần II thủ tục hành chính được thay thế thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Thanh tra Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định 70/QĐ-TTCP năm 2021 thì yêu cầu về điều kiện thực hiện xác minh tài sản, thu nhập cán bộ, công chức là

– Người có nghĩa vụ kê khai phải kê khai trung thực về tài sản, thu nhập, giải trình trung thực về nguồn gốc của tài sản, thu nhập tăng thêm theo trình tự, thủ tục quy định tại Luật này và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc kê khai tài sản, thu nhập.

– Việc kê khai lần đầu, kê khai hàng năm, kê khai phục vụ công tác cán bộ được thực hiện theo Mẫu bản kê khai và hướng dẫn tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 130/2020/NĐ-CP .

– Việc kê khai bổ sung được thực hiện theo Mẫu bản kê khai và hướng dẫn việc kê khai bổ sung tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 130/2020/NĐ-CP .

Tải xuống mẫu kế hoạch xác minh tài sản, thu nhập

Hướng dẫn ghi mẫu kế hoạch xác minh tài sản, thu nhập

Theo Phụ lục II được ban hành kèm theo Nghị định 130/2020/NĐ-CP thì việc kê khai tài sản, thu nhập bổ sung được thực hiện theo quy định sau đây:

(1) Ghi ngày hoàn thành việc kê khai.

(2) Ghi như phần thông tin chung trong Mẫu bản kê khai tại Phụ lục I kèm theo Nghị định này.

(3) Nếu tài sản tăng thì ghi dấu cộng (+) và số lượng tài sản tăng vào cột “số lượng tài sản”, ghi giá trị tài sản tăng vào cột “giá trị tài sản, thu nhập” và giải thích nguyên nhân tăng vào cột “nội dung giải trình nguồn gốc tài sản tăng thêm và tổng thu nhập”.

(4) Nếu tài sản giảm thì ghi dấu trừ (-) vào cột “số lượng tài sản”, ghi giá trị tài sản giảm vào cột “giá trị tài sản, thu nhập” và giải thích nguyên nhân giảm tài sản vào cột “Nội dung giải trình nguồn gốc tài sản tăng thêm và tổng thu nhập”.

(5) Ghi tổng thu nhập giữa 02 lần kê khai vào cột “giá trị tài sản, thu nhập” và ghi rõ từng khoản thu nhập có được trong kỳ kê khai (xem ví dụ tại điểm 32 phần hướng dẫn tại Phụ lục I kèm theo Nghị định này).

(6) Ghi như mục II “Thông tin mô tả về tài sản” theo mẫu bản kê khai và hướng dẫn tại Phụ lục I kèm theo Nghị định này. Lưu ý chỉ kê khai về những tài sản mới tăng thêm, không kê khai lại những tài sản đã kê khai trước đó.

Trên đây là chú thích từng mục trong bản kê khai tài sản, thu nhập bổ sung. Người kê khai có thể đối chiếu với bản kê khai để thực hiện điền thông tin kê khai cho chính xác.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Khuyến nghị

Với đội ngũ nhân viên là các luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý của Luật sư X, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý toàn diện về vấn đề luật dân sự đảm bảo chuyên môn và kinh nghiệm thực tế. Ngoài tư vấn online 24/7, chúng tôi có tư vấn trực tiếp tại các trụ sở Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bắc Giang.

Thông tin liên hệ:

Luật sư 247 đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề Mẫu kế hoạch xác minh tài sản, thu nhập mới năm 2023” Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến tư vấn pháp lý về max số thuế cá nhân nhanh chóng. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.

Câu hỏi thường gặp:

Công chức có nghĩa vụ kê khai có phải kê khai tài sản thu nhập của vợ hay không?

Căn cứ Điều 33 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 quy định nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập như sau:
Người có nghĩa vụ kê khai phải kê khai tài sản, thu nhập và biến động về tài sản, thu nhập của mình, của vợ hoặc chồng, con chưa thành niên theo quy định của Luật này.
Người có nghĩa vụ kê khai phải kê khai trung thực về tài sản, thu nhập, giải trình trung thực về nguồn gốc của tài sản, thu nhập tăng thêm theo trình tự, thủ tục quy định tại Luật này và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc kê khai tài sản, thu nhập.
Tại Điều 34 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 sửa đổi bởi Khoản 3 Điều 217 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định người có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập như sau:
Cán bộ, công chức.
Sĩ quan Công an nhân dân; sĩ quan Quân đội nhân dân, quân nhân chuyên nghiệp.
Người giữ chức vụ từ Phó trưởng phòng và tương đương trở lên công tác tại đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, người được cử làm đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Người ứng cử đại biểu Quốc hội, người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân.

Hiện nay có những hình thức nào để kê khai tài sản đối với cán bộ, công chức?

Hiện nay có 3 hình thức kê khai tài sản là kê khai lần đầu, kê khai bổ sung và kê khai hàng năm. Căn cứ vào đây hình thức thông báo nào áp dụng chủ yếu đối với cán bộ, công chức.
Kê khai lần đầu: Những người đang giữ vị trí công tác hoặc lần đầu giữ vị trí công tác gồm: Cán bộ, công chức; Sĩ quan Công an và Quân đội, quân nhân chuyên nghiệp; Người giữ chức vụ từ Phó trưởng phòng và tương đương trở lên công tác tại đơn vị sự nghiệp công lập……
Kê khai bổ sung: Người có nghĩa vụ kê khai có biến động về tài sản, thu nhập trong năm có giá trị từ 300 triệu đồng trở lên;
Kê khai hằng năm: Người giữ chức vụ từ Giám đốc Sở trở lên; người công tác tổ chức cán bộ, quản lý tài chính công, tài sản công, đầu tư công hoặc trực tiếp tiếp xúc và giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân khác không phải giữ chức vụ từ Giám đốc Sở trở lên.

Thời gian hoàn thành việc kê khai tài sản bổ sung đối với cán bộ, công chức là khi nào?

Khi người có nghĩa vụ kê khai có biến động về tài sản, thu nhập trong năm có giá trị từ 300.000.000 đồng trở lên. Việc kê khai phải hoàn thành trước ngày 31 tháng 12 của năm có biến động về tài sản, thu nhập.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Biểu mẫu

Comments are closed.