Mẫu hợp đồng tài trợ mới năm 2022

30/08/2022
Mẫu hợp đồng tài trợ mới năm 2022
699
Views

Tài trợ là một hoạt động rất có ý nghĩa trong cuộc sống, mang lại nguồn lực giá trị và hiệu quả cho việc hoạch định và cơ hội phát triển các dự án tiềm năng. Giá trị tài trợ có thể được hoàn trả hoặc không được hoàn trả cho cá nhân / nhà tài trợ tùy thuộc vào thỏa thuận của các bên về quyền lợi tài trợ mong muốn. Để tránh rủi ro thì khi tài trợ nên lập thành hợp đồng. Bài viết dưới đây của Luật sư 247 sẽ hướng đãn bạn đọc lập mẫu hợp đồng tài trợ mới năm 2022.

Hợp đồng tài trợ là gì?

Hợp đồng tài trợ là loại hợp đồng được xếp vào hợp đồng dân sự, vối nội dung chính là ghi nhận sự thỏa thuận, nhất trí của các bên đối với vấn đề tài trợ để thực hiện chương trình hoặc sự kiện.

Nội dung của hợp đồng tài trợ sẽ chủ yếu là các thỏa thuận giữa chủ thể là nhà tài trợ với chủ thể là bên tổ chức sự kiện về hình thức tài trợ, số tiền tài trợ, chương trình cụ thể…mà không yêu cầu hoàn lại hoặc thanh toán lãi suất cho khoản tài trợ đó.

Cũng giống như các loại hợp đồng dân sự khác, hợp đồng hợp tác được ký kết được xem như là một biện pháp đảm bảo để các bên thực hiện các quyền và nghĩa vụ đối với nhau theo đúng như nội dung đã cam kết trước đó.

Trong quan hệ dân sự này phải đảm bảo hai bên đều có lợi. Bên nhà tài trợ hỗ trờ tài chính, sản phẩm…cho bên nhận tài trợ để thực hiện chương trình, Đổi lại bên nhận tài trợ có nghĩa vụ PR, giới thiệu, quảng bá sản phẩm, dịch vụ cho bên nhà tài trợ.

Quy định của pháp luật về hoạt động tài trợ như thế nào?

Đây có thể xem là một loại mới của hợp đồng dân sự theo nghĩa rộng, do vậy pháp luật nước ta vẫn chưa có các quy định cụ thể đối với hợp đồng tài trợ.

Tuy nhiên nhìn chung, hợp đồng tài trợ vẫn phải tuân thủ các quy định của pháp luật dân sự đối với hợp đồng, cụ thể như sau:

Hình thức hợp đồng

Pháp luật dân sự thừa nhận hợp đồng có thể được thể hiện dưới ba dạng: văn bản, lời nói hoặc thông qua hành vi trên thực tế.

Đối với hợp đồng tài trợ thì các chủ thể không nhất thiết phải lập thành văn bản, và đây cũng không thuộc trường hợp hợp đồng bát buộc phải đi công chứng. Do vậy, các chủ thể có thể giao kết hợp đồng tài trợ thông qua lời nói hoặc thực hiện ngay các hành vi cụ thể.

Nội dung hợp đồng

Hợp đồng sẽ bao gồm tất cả các điều khoản do hai bên tự thỏa thuận với nhau dựa trên nguyên tắc bình đẳng với nhau.

Trong hợp đồng tài trợ cũng vậy, nội dung hợp đồng chủ yếu sẽ đề cập đến các quyền và nghĩa vụ mà hai bên phải thực hiện đối với nhau, nội dung thực hiện cần đảm bảo là phù hợp với khả năng của mỗi bên, không vi phạm quy định của pháp luật và trái với đạo đức xã hội.

Hiệu lực hợp đồng

Đa số các hợp đồng dân sự thông thường sẽ quy định hợp đồng chính thức phát sinh hiệu lực kể từ thời điểm giao kết. Tuy nhiên, hiệu lực phát sinh cũng có thể do các bên tự thảo luận với nhau vầ một thời điểm hợp lý hoặc căn cứ theo quy định của pháp luật dân sự như:

Hợp đồng bằng lời nói sẽ chính thức phát sinh hiệu lực kể từ khi các bên hoàn thành xong việc thỏa thuận về nội dung hợp đồng.

Hợp đồng bằng văn bản sẽ phát sinh hiệu lực kể từ thời điểm bà bên chủ thể cuối cùng ký kết.

Trường hợp hợp đồng văn bản bắt buộc phải công chứng, chứng thực thì thời gian phát sinh hiệu lực sẽ bắt đầu từ ngày hợp đồng được công chứng, chứng thực theo quy định pháp luật.

Mẫu hợp đồng tài trợ mới năm 2022
Mẫu hợp đồng tài trợ mới năm 2022

Hướng dẫn soạn hợp đồng tài trợ

Vì hợp đồng tài trợ là một loại hợp đồng còn khá mới mẻ hiện nay, do đó các cá nhân, tổ chức gặp nhiều khó khăn trong việc soạn thảo về hình thức và nội dung của hợp đồng. Chính vì vậy, dưới đây Luật Hoàng Phi sẽ hướng dẫn Qúy khách cách soạn thảo hợp đồng tài trợ theo quy định pháp luật dân sự 2015.

Vì nội dung của hợp đồng là những gì mà các bên đã thỏa thuận với nhau, tuy nhiên cần lưu ý một số điểm như sau:

Trên thực tế, các chủ thể nên thể hiện hợp đồng tài trợ dưới dạng văn bản và đi công chứng tại cơ quan có thẩm quyền để đảm bảo giá trị pháp lý cũng như là đảm bảo các bên đều phải thực hiện quyền và nghĩa vụ.

Cũng giống như tất cả các loại hợp đồng khác, về hình thức thì hợp đồng tài trợ bắt buộc phải có phần Quốc hiệu, tiêu ngữ được sử dụng phông chữ và cỡ chữ theo đúng quy định của pháp luật.

Nội dung trong hợp đồng do các bên tự do thỏa thuận, nhưng phải có đủ các yếu tố cơ bản như: Phần thông tin của 2 bên chủ thể trong hợp đồng, thông tin cơ bản về chương trình được tài trợ, số tiền tài trợ, hình thức tài trợ, quyền và nghĩa vụ của các bên khi tham hia hợp đồng…

Để trình bày khoa học, dễ quan sát thì hợp đồng cần phải chia thành các điều khoản tương ứng với những nội dung nhất định trong hợp đồng.

Về phần ký, trường hợp các chủ thể tham gia vào hợp đồng tài trợ này là tổ chức, pháp nhân thì ngoài phần chữ ký của người đại diện theo pháp luật thì còn cần thêm con dấu của tổ chức, pháp nhân đó.

Tải xuống mẫu hợp đồng tài trợ năm 2022

Loader Loading…
EAD Logo Taking too long?

Reload Reload document
| Open Open in new tab

Download [162.00 B]

Doanh nghiệp xã hội được tiếp nhận tài trợ từ những nguồn nào?

Căn cứ Điều 3 Nghị định 96/2015/NĐ-CP quy định doanh nghiệp xã hội được tiếp nhận viện trợ, tài trợ từ các đối tượng sau:

– Doanh nghiệp xã hội tiếp nhận viện trợ phi chính phủ nước ngoài để thực hiện mục tiêu giải quyết các vấn đề xã hội, môi trường theo quy định của pháp luật về tiếp nhận viện trợ phi chính phủ nước ngoài.

– Ngoài ra, doanh nghiệp xã hội được tiếp nhận tài trợ bằng tài sản, tài chính hoặc hỗ trợ kỹ thuật từ các cá nhân, cơ quan, tổ chức trong nước và tổ chức nước ngoài đã đăng ký hoạt động tại Việt Nam để thực hiện mục tiêu giải quyết vấn đề xã hội, môi trường.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung Luật sư 247 tư vấn về vấn đề “Mẫu hợp đồng tài trợ mới năm 2022“. Mong rằng mang lại thông tin hữu ích cho bạn đọc. Nếu quý khách hàng có thắc mắc về các vấn đề pháp lý liên quan như: Gửi file đăng ký mã số thuế cá nhân, ủy quyền đăng ký mã số thuế cá nhântra cứu thông báo phát hành hóa đơn điện tử, hồ sơ quyết toán thuế tncn, mẫu thông báo hủy hóa đơn giấy… Mời các bạn tham khảo thêm bài viết tiếng anh của Luật sư 247 tại trang web: Lsxlawfirm. Xin vui lòng liên hệ qua hotline: 0833102102 để nhận được sự tư vấn nhanh chóng. Hoặc liên hệ qua:

Câu hỏi thường gặp

Ai có quyền phê duyệt khoản tài trợ của cá nhân trong nước do Quỹ phát triển DN nhỏ và vừa?

Theo Khoản 2 Điều 5 Thông tư 08/2020/TT-BKHĐT (Có hiệu lực từ 15/1/2021) quy định như sau:
Chủ tịch Hội đồng thành viên Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (sau đây gọi tắt là Chủ tịch HĐTV) có thẩm quyền phê duyệt các khoản tài trợ, đóng góp, ủy thác của các tổ chức, cá nhân trong nước.

Quy định về việc tiếp nhận viện trợ, tài trợ của DN xã hội?

Điều 4 Nghị định 47/2021/NĐ-CP quy định việc tiếp nhận viện trợ, tài trợ của DN xã hội như sau:
Doanh nghiệp xã hội tiếp nhận viện trợ phi chính phủ nước ngoài để thực hiện mục tiêu giải quyết các vấn đề xã hội, môi trường theo quy định của pháp luật về tiếp nhận viện trợ phi chính phủ nước ngoài.
Doanh nghiệp xã hội được tiếp nhận tài trợ bằng tài sản, tài chính hoặc hỗ trợ kỹ thuật để thực hiện mục tiêu giải quyết vấn đề xã hội, môi trường từ các cá nhân, cơ quan, tổ chức trong nước và tổ chức nước ngoài đã đăng ký hoạt động tại Việt Nam như sau:
a) Doanh nghiệp lập Văn bản tiếp nhận tài trợ gồm các nội dung: Thông tin về cá nhân, tổ chức tài trợ, loại tài sản, giá trị tài sản hoặc tiền tài trợ, thời điểm thực hiện tài trợ; yêu cầu đối với doanh nghiệp tiếp nhận tài trợ và họ, tên và chữ ký của người đại diện của bên tài trợ (nếu có).
b) Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận tài trợ, doanh nghiệp phải thông báo cho cơ quan quản lý viện trợ, tài trợ thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp có trụ sở chính về việc tiếp nhận tài trợ; kèm theo thông báo phải có bản sao Văn bản tiếp nhận tài trợ.

Quy trình thẩm định tài trợ của Quỹ DN nhỏ và vừa do chủ tịch HĐTV phê duyệt?

Bước 1: Quỹ thực hiện đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ thẩm định trên cơ sở quy định tại khoản 5 Điều 8 Thông tư này;
Bước 2: Lấy ý kiến các cơ quan, đơn vị có liên quan
Sau khi nhận được đủ bộ hồ sơ hợp lệ, Quỹ gửi bộ hồ sơ kèm theo văn bản đề nghị góp ý kiến tới các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư đối với khoản tài trợ, đóng góp, nhận ủy thác.
Bước 3: Thẩm định
Trường hợp hồ sơ chưa hoàn thiện, Quỹ bổ sung, chỉnh sửa, hoàn thiện hồ sơ và tiến hành các bước như đã nêu trên.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Biểu mẫu

Comments are closed.