Mẫu giấy ủy quyền nhận trợ cấp xã hội mới 2023

22/12/2022
Mẫu giấy ủy quyền nhận trợ cấp xã hội
535
Views

Khi không thể tự mình thực hiện một công việc nào đó thì chúng ta có thể ủy quyền cho người khác làm hộ. Việc ủy quyền đã được pháp luật cho phép thực hiện trong một số trường hợp. Người được ủy quyền có thể tự mình đưa ra những quyết định trong phạm vi đã được người khác ủy quyền. Việc ủy quyền phải được thực hiện bằng ý chí các bên, hình thức bắt buộc là văn bản (hay còn gọi là giấy ủy quyền). Điều này đảm bảo cho việc các bên có quyền và nghĩa vụ ràng buộc với nhau trong nội dung và phạm vi ủy quyền. Theo quy định của pháp luật hiện nay, việc nhận tiền trợ cấp xã hội cũng đã được phép ủy quyền cho người khác nhận hộ. Việc ủy quyền này cũng cần phải lập thành văn bản. Vậy mẫu giấy ủy quyền nhận trợ cấp xã hội như thế nào? Cách làm giấy ủy quyền nhận thay tiền trợ cấp xã hội ra sao? Thủ tục ủy quyền nhận trợ cấp xã hội như thế nào? Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết sau đây nhé! Hy vọng bài viết sẽ thực sự hữu ích đối với bạn.

Căn cứ pháp lý

Luật Công chứng năm 2014

Giấy ủy quyền là gì?

Giấy ủy quyền là mẫu giấy được sử dụng khá phổ biến trong các cơ quan, doanh nghiệp muốn ủy quyền cho các cá nhân hay tập thể nào đó thực hiện công việc được bàn giao. 

Giấy này ghi nhận việc người ủy quyền chỉ định một người khác/tổ chức khác được đại diện cho mình thực hiện một hoặc một vài công việc trong phạm vi ủy quyền.

Theo quy định hiện nay, việc lập giấy ủy quyền không đòi hỏi các nguyên tắc, quy định nghiêm ngặt, không đòi hỏi bên nhận ủy quyền phải đồng ý và không có giá trị bắt buộc bên nhận ủy quyền phải thực hiện các công việc ghi trong giấy (khác với hợp đồng ủy quyền phải có mặt và sự đồng ý của cả 02 bên, bên nhận ủy quyền phải làm công việc được ủy quyền một cách bắt buộc).

Bởi vậy, những công việc được thực hiện bằng Giấy ủy quyền thường có tính chất đơn giản. Những công việc phức tạp, đòi hỏi bắt buộc phải thực hiện nên sử dụng hợp đồng ủy quyền.

Ngoài ra, pháp luật cũng quy định một số trường hợp không được phép ủy quyền, gồm:

– Đăng ký kết hôn, ly hôn

– Gửi tiền tiết kiệm tại các tổ chức tín dụng

– Lập di chúc của mình

– Cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2.

Giấy ủy quyền là hành vi pháp lý đơn phương

Hiện nay, văn bản ủy quyền thường được xác lập với 2 hình thức là Hợp đồng ủy quyền và Giấy ủy quyền. Tuy nhiên, Giấy ủy quyền là hình thức tồn tại trong thực tế mà không được pháp luật quy định.

Theo Điều 55 của Luật Công chứng năm 2014, việc giao kết Hợp đồng ủy quyền đòi hỏi phải có sự tham gia ký kết của cả bên ủy quyền và bên nhận ủy quyền. Còn Giấy ủy quyền thì không cần sự tham gia của bên nhận ủy quyền bởi lẽ:

– Giấy ủy quyền là một hình thức đại diện theo ủy quyền do chủ thể bằng hành vi pháp lý đơn phương thực hiện, không cần người được ủy quyền đồng ý. Trong đó, ghi nhận việc người ủy quyền chỉ định người được ủy quyền nhân danh mình thực hiện công việc trong phạm vi ủy quyền;

– Bản chất của Giấy ủy quyền là một giao dịch dân sự (hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự).

Mà theo đó, Giấy ủy quyền là hành vi pháp lý đơn phương của bên ủy quyền không phải là sự thỏa thuận giữa các bên (Điều 562 Bộ luật Dân sự số 91/2015/QH13) nên người nhận ủy quyền không cần ký vào Giấy ủy quyền.

Mẫu giấy ủy quyền nhận trợ cấp xã hội
Mẫu giấy ủy quyền nhận trợ cấp xã hội

Mẫu giấy ủy quyền nhận trợ cấp xã hội

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

GIẤY ỦY QUYỀN LĨNH THAY LƯƠNG HƯU, TRỢ CẤP BHXH

(Mẫu 18-CBH)

1. Người ủy quyền (Người hưởng chế độ BHXH):

– Họ và tên:……Năm sinh:……..

– Nơi cư trú…….Số điện thoại:……..

– Số sổ BHXH/mã định danh:……..Loại chế độ BHXH đang hưởng……….

– Nơi đang lĩnh chế độ BHXH: ……

Tôi đồng ý ủy quyền cho Ông (Bà) …… nêu tại mục 2 dưới đây lĩnh thay lương hưu, trợ cấp BHXH.

2. Người được ủy quyền (Người lĩnh thay chế độ BHXH):

– Họ và tên:……..

– Số CMND:……..

– Nơi cư trú…….Số điện thoại………

– Thời hạn ủy quyền: Từ tháng….năm…. đến tháng…….  năm….

– Nơi lĩnh:…….

Chúng tôi cam kết chấp hành đúng quy định về việc lĩnh tiền chế độ BHXH. Trong trường hợp Người ủy quyền (Người hưởng chế độ BHXH) xuất cảnh trái phép hoặc bị Tòa án tuyên bố là mất tích hoặc chết hoặc có căn cứ xác định việc hưởng BHXH không đúng quy định của pháp luật thì Người được ủy quyền (Người lĩnh thay chế độ BHXH) có trách nhiệm thông báo kịp thời cho Đại diện chi trả hoặc BHXH cấp huyện, nếu vi phạm phải trả lại số tiền đã nhận và bị xử lý theo quy định của pháp luật./.

……, ngày … tháng … năm …

Người ủy quyền

(Ký, ghi rõ họ tên)

……, ngày … tháng … năm …

Xác nhận của chính quyền địa phương;hoặc Giám đốc trại giam; hoặc Đại sứ quán Việt Nam hoặc cơ quan đại diện Việt Nam hoặc Chính quyền địa phương ở nước nơi người hưởng đang cư trú

(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

Ghi chú:

– Người lĩnh thay khi đến nhận tiền phải xuất trình Giấy ủy quyền, chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ tùy thân có ảnh;

– Giấy ủy quyền bằng tiếng nước ngoài phải kèm theo bản dịch sang tiếng Việt của phòng công chứng để cơ quan BHXH biết, giải quyết.

– Thời hạn ủy quyền do các bên thỏa thuận, trường hợp không thỏa thuận thì thời hạn ủy quyền có hiệu lực là một năm kể từ ngày xác lập việc ủy quyền.

Tải Mẫu giấy ủy quyền nhận trợ cấp xã hội tại đây.

Loader Loading…
EAD Logo Taking too long?

Reload Reload document
| Open Open in new tab

Download [162.00 B]

Cách làm giấy ủy quyền nhận thay tiền trợ cấp xã hội

Mẫu giấy ủy quyền nhận tiền lương hưu, tiền trợ cấp xã hội được quy định tại Quyết định số 166/QĐ – BHXH. Được thể hiện chung trong hình thức của mẫu giấy ủy quyền. Tùy từng nhu cầu thực tế, người ủy quyền cung cấp thông tin về nội dung và thời hạn ủy quyền. Để triển khai trong nhu cầu ủy quyền nhận tiền lương hưu, hay ủy quyền nhận tiền trợ cấp xã hội.

Trong đó, các thông tin cần triển khai trong giấy ủy quyền bao gồm:

– Ghi đầy đủ địa chỉ:

Các chủ thể có liên quan phải cung cấp đầy đủ các thông tin cá nhân.

+ Các thông tin trong Chứng minh thư nhân dân. Địa chỉ thường trú, tạm chú. Cung cấp số nhà, ngõ (ngách, hẻm), đường phố, tổ (thôn, xóm, ấp), xã (ph­ường, thị trấn), huyện (quận, thị xã, thành phố), tỉnh (thành phố).

Trường hợp người ủy quyền đang chấp hành hình phạt tù. Ghi tên trại giam, huyện (quận, thị xã, thành phố), tỉnh(thành phố). Qua đó giúp nhận diện nhanh chóng và chân thực nhất lý do ủy quyền.

– Ghi rõ nội dung ủy quyền như:

Làm loại thủ tục gì: Nhận lương hưu hoặc loại trợ cấp gì? Đây là nội dung để xác định quyền lợi, chế độ mà bên ủy quyền đang được hưởng. Từ đó giấy ủy quyền mới mang ý nghĩa chuyển một phần quyền cho người được ủy quyền.

Nếu nội dung ủy quyền phải xác định quyền, nghĩa vụ và các công việc người ủy quyền đảm nhận. Trong trường hợp muốn nhận tiền chế độ phải mất thêm thủ tục giấy tờ phải cung cấp. Nếu người ủy quyền cả làm đơn, làm hồ sơ thì cũng phải ghi rõ làm ủy quyền làm đơn. Hoặc chỉ ủy quyền để nhận tiền lương hưu, tiền trợ cấp. Việc xác định nội dung giúp khoanh vùng các quyền lợi cho bên được ủy quyền. Để thực hiện đúng, đủ và hiệu quả theo giấy ủy quyền.

– Thời hạn ủy quyền:

Thời hạn có ý nghĩa xác định thời điểm kết thúc trao quyền. Có ý nghĩa quan trọng ràng buộc quyền, nghĩa vụ của các bên, do các bên tự thỏa thuận. Phải ghi rõ từ ngày/tháng/năm đến ngày/tháng/năm. Hoặc trường hợp để trống thì thời hạn ủy quyền là 01 năm kể từ ngày xác lập việc ủy quyền. Nếu ủy quyền thực hiện một công việc duy nhất, thì sau khi hoàn thành công việc giấy ủy quyền cũng hết hiệu lực. Các quy ước đó giúp xác định thời điểm, quyền và nghĩa vụ tương ứng. Làm cơ sở theo dõi, giải quyết tranh chấp phát sinh nếu có.

– Chứng thực chữ ký của người ủy quyền:

Là chứng thực được thực hiện bởi một cơ quan sau:

+ Chính quyền địa phương.

+ Phòng Công chứng.

+ Của Thủ trưởng trại giam, trại tạm giam.

+ Của Đại sứ quán Việt Nam, cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài hoặc của chính quyền địa phương của nước ngoài nơi người hưởng đang cư trú (chỉ cần xác nhận chữ ký của người ủy quyền).

Tùy thuộc vào thực tế hoàn cảnh của người ủy quyền để xác định cơ quan có thẩm quyền xác thực. Các chứng thực chữ ký đảm bảo thể hiện đúng nhu cầu, tự nguyện ủy quyền. Người ủy quyền đang tỉnh táo, tin tưởng người được ủy quyền. Muốn người được ủy quyền cần thay họ thực hiện nhận tiền cho chế độ được hưởng.

Thủ tục ủy quyền nhận trợ cấp xã hội

Căn cứ Quyết định 166/QĐ-BHXH ban hành quy trình giải quyết hưởng các chế độ BHXH, chi trả các chế độ BHXH, BHTN

Con cái có quyền nhận lương hưu, trợ cấp BHXH cho cha mẹ khi cha mẹ ủy quyền cho con lĩnh thay lương hưu, và cần thực hiện các công việc sau:

Chuẩn bị hồ sơ:

– Giấy ủy quyền hoặc Hợp đồng ủy quyền nhận thay lương hưu theo quy định pháp luật.

+ Điền đầy đủ thông tin về người được hưởng lương hưu và con của người đó.

+ Nội dung ủy quyền ghi rõ: Nhận thay lương lương hưu

+ Thời hạn ủy quyền do các bên tự thỏa thuận và ghi rõ từ ngày/tháng/năm đến ngày/tháng/năm. Ví dụ: Từ 01/01/2021 đến hết 31/12/2023.

+ Trường hợp để trống thì thời hạn ủy quyền là một năm kể từ ngày xác lập việc ủy quyền.

Giấy ủy quyền phải được chứng thực chữ ký của người ủy quyền:

Người được hưởng lương hưu có thể đến một trong các cơ quan sau để chứng thực chữ ký:

+ Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn;

+ Phòng Công chứng;

– Chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu của người được ủy quyền nhận thay lương hưu.

Cơ quan tiếp nhận hồ sơ:

– Cơ quan BHXH tỉnh/huyện

– Cơ quan Bưu điện được cơ quan BHXH ký hợp đồng để thực hiện chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH và quản lý người hưởng.

Thời hạn giải quyết: Con của người được hưởng lương hưu sẽ chỉ cần nộp Giấy ủy quyền nhận thay lương hưu hoặc Hợp đồng ủy quyền; đồng thời xuất trình được Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu sẽ được cơ quan tiếp nhận trả tiền chi trả luôn.

Nếu nộp tại Cơ quan Bưu điện, thì nơi này có trách nhiệm cập nhật thông tin, thời hạn, nội dung ủy quyền tại Mẫu số 13-HSB hoặc Hợp đồng ủy quyền vào hệ thống công nghệ thông tin sau đó nộp Mẫu số 13-HSB hoặc Hợp đồng ủy quyền cho cơ quan BHXH.

Theo đó, khi người lao động nghỉ hưu mà không có đủ điều kiện về sức khỏe hoặc tinh thần không được minh mẫn sẽ có quyền ủy quyền lại cho con cái thay mặt đi nhận lương hưu qua thủ tục ủy quyền.

Khuyến nghị

Luật sư X tự hào là hệ thống công ty Luật cung cấp các dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Với vấn đề trên, công ty chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn luật lao động đảm bảo hiệu quả với chi phí hợp lý nhằm hỗ trợ tối đa mọi nhu cầu pháp lý của quý khách hàng, tránh các rủi ro phát sinh trong quá trình thực hiện.

Mời bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Mẫu giấy ủy quyền nhận trợ cấp xã hội” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới dịch vụ ly hôn thuận tình. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Cần phải lưu ý gì khi viết giấy ủy quyền?

– Phải viết đầy đủ thông tin 02 bên: ủy quyền và nhận ủy quyền để làm căn cứ cho người được ủy quyền thực hiện công việc được ủy quyền;
– Bắt buộc ghi rõ thời gian thực hiện ủy quyền để tránh việc lạm dụng ủy quyền ở thời điểm khác;
– Ghi rõ nội dung ủy quyền để người được ủy quyền không lạm dụng Giấy ủy quyền mà thực hiện công việc khác;
– Nên thỏa thuận rõ trách nhiệm trong trường hợp xảy ra tranh chấp;
– Nếu có căn cứ ủy quyền thì nên trình bày chi tiết để làm căn cứ hợp lý cho việc ủy quyền…

Giấy ủy quyền, hợp đồng ủy quyền có phải công chứng không?

Hiện nay, Luật Công chứng 2014 không hề quy định bắt buộc trường hợp nào ủy quyền phải công chứng. Tuy nhiên, một số văn bản chuyên ngành lại yêu cầu cụ thể. Chẳng hạn, ủy quyền của vợ chồng cho nhau về việc thỏa thuận mang thai hộ phải lập thành văn bản có công chứng. Việc ủy quyền cho người thứ ba không có giá trị pháp lý (khoản 2 Điều 96 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014).
Như vậy, hợp đồng ủy quyền không mặc nhiên phải công chứng mới có giá trị pháp lý trừ một số trường hợp bắt buộc.
Tuy nhiên, để đảm bảo tính pháp lý của hợp đồng ủy quyền, có cơ sở pháp lý vững chắc để giải quyết các tranh chấp sau này, các bên có thể thỏa thuận công chứng hoặc chứng thực hợp đồng ủy quyền. Trong trường hợp không bắt buộc công chứng, chứng thực và 02 bên không có điều kiện làm việc này thì có thể nhờ bên thứ 03 không liên quan đến quyền và lợi ích trong hoạt động ủy quyền ký xác nhận với vai trò là người làm chứng…

Phân biệt giấy ủy quyền và hợp đồng ủy quyền như thế nào?

Nếu như giấy ủy quyền chỉ được thừa nhận trong thực tế không có văn bản nào quy định cụ thể thì hợp đồng uy quyền được quy định rất rõ ràng tại Bộ luật Dân sự. Giấy ủy quyền là hành vi pháp lý đơn phương của bên ủy quyền và áp dụng nhiều trong trường hợp cấp trên ủy quyền cho cấp dưới thực hiện công việc thông qua giấy ủy quyền. Hợp đồng ủy quyền lại có sự thỏa thuận thống nhất ý chí giữa các bên.Người được ủy quyền trong giấy ủy quyền không được ủy quyền lại. Tuy nhiên, đối với hợp đồng ủy quyền thì khác. Bên được uỷ quyền được uỷ quyền lại cho người thứ ba, nếu được bên uỷ quyền đồng ý hoặc pháp luật có quy định…
Điều quan trọng nhất là trách nhiệm của bên được ủy quyền. Sau khi giấy ủy quyền được lập mà bên nhận ủy quyền không thực hiện công việc thì bên ủy quyền cũng không có quyền yêu cầu bên nhận ủy quyền phải thực hiện, kể cả việc bồi thường thiệt hại. Còn hợp đồng ủy quyền quy định rõ ràng về nghĩa vụ của bên được ủy quyền, và nếu có thiệt hại thì phải bồi thường nếu đơn phương chấm dứt hợp đồng ủy quyền…

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.