Xin chào Luật sư 247, gia đình tôi thuộc diện hộ kinh doanh. Nay gia đình tôi muốn thay đổi chủ hộ kinh doanh. Luật sư cho tôi hỏi rằng mẫu giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh hiện nay được soạn thảo như thế nào? Mong được Luật sư giải đáp, tôi xin chân thành cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư 247. Tại bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn.
Căn cứ pháp lý
Hộ kinh doanh cá thể là gì?
Theo quy định tại điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP định nghĩa về hộ kinh doanh như sau: “Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ.”
Đối với trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh. Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh.
Hộ kinh doanh không được quy định trong Luật Doanh nghiệp 2020. Hộ kinh doanh và doanh nghiệp đều được coi là các tổ chức kinh tế, thực hiện các hoạt động thương mại, tuy nhiên hộ kinh doanh không phải là một loại hình doanh nghiệp.
Đặc điểm của hộ kinh doanh cá thể
Theo quy định tại Chương VIII Nghị định 01/2021/NĐ-CP, có thể rút ra một số đặc điểm của hộ kinh doanh cá thể như sau:
– Hộ kinh doanh không có tư cách pháp nhân như đa phần các loại hình doanh nghiệp khác;
– Đăng ký hộ kinh doanh cá thể là hộ gia đình hoặc cá nhân, nhưng các thành viên của hộ kinh doanh đều là người Việt Nam;
– Hộ kinh doanh được phép kinh doanh tại nhiều địa điểm nhưng phải đăng ký một địa điểm làm trụ sở chính;
– Hộ kinh doanh không bị giới hạn việc sử dụng lao động
– Hộ kinh doanh có thể thuê người quản lý hoạt động kinh doanh.
– Hộ kinh doanh phải nộp các loại thuế sau: Thuế giá trị gia tăng, Thuế thu nhập cá nhân, Lệ phí môn bài.
– Hộ kinh doanh không được phép sử dụng hoá đơn đỏ (hoá đơn VAT)
Điều kiện thành lập hộ kinh doanh cá thể
Theo quy định tại khoản 1 Điều 82 của Nghị định 01/2021/NĐ-CP, Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh chỉ được cấp cho hộ kinh doanh đáp ứng các điều kiện:
– Ngành, nghề đăng ký kinh doanh không bị cấm đầu tư kinh doanh;
– Tên của hộ kinh doanh được đặt theo đúng quy định tại Điều 88 Nghị định này, cụ thể:
+ Tên hộ kinh doanh bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây: cụm từ “Hộ kinh doanh” và Tên riêng của hộ kinh doanh.
Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, có thể kèm theo chữ số, ký hiệu.
+ Không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc để đặt tên riêng cho hộ kinh doanh.
+ Hộ kinh doanh không được sử dụng các cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp” để đặt tên hộ kinh doanh.
+ Tên riêng hộ kinh doanh không được trùng với tên riêng của hộ kinh doanh đã đăng ký trong phạm vi cấp huyện.
– Có hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh hợp lệ;
– Nộp đủ lệ phí đăng ký hộ kinh doanh theo quy định.
Thủ tục thành lập hộ kinh doanh cá thể
Căn cứ Điều 87 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh, cụ thể như sau:
“Điều 87. Đăng ký hộ kinh doanh
1. Đăng ký hộ kinh doanh được thực hiện tại Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt trụ sở hộ kinh doanh.
2. Hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh bao gồm:
a) Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh;
b) Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ hộ kinh doanh, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;
c) Bản sao biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc thành lập hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;
d) Bản sao văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh đối với trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh.
3. Khi tiếp nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao Giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.
Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện phải thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ hoặc người thành lập hộ kinh doanh biết. Thông báo phải nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ (nếu có).
4. Nếu sau 03 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh mà không nhận được Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc không nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh thì người thành lập hộ kinh doanh hoặc hộ kinh doanh có quyền khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
5. Định kỳ vào tuần làm việc đầu tiên hàng tháng, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện gửi danh sách hộ kinh doanh đã đăng ký tháng trước cho Cơ quan thuế cùng cấp, Phòng Đăng ký kinh doanh và cơ quan quản lý chuyên ngành cấp tỉnh.”
Tải xuống mẫu giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh
Hướng dẫn kê khai mẫu giấy đăng ký hộ kinh doanh
Việc kê khai thông tin trên mẫu đăng ký kinh doanh hộ cá thể tương đối đơn giản, dễ hiểu
Các bạn kê khai những thông tin cơ bản theo mẫu trên. Các thông tin cần được điền chính xác, rõ ràng.
Phòng Tái chính – Kế hoạch thuộc Uỷ ban nhân dân cấp Quận/huyện/thành phố nơi Hộ kinh doanh dự kiến đặt trụ sở.
Khi kê khai thông tin về ngành nghề, các bạn kê khia ngành nghề chính mà Hộ kinh doanh của bạn dự định kinh doanh. Ngành nghề sẽ được kê khai tại mã ngành cấp 4 thuộc danh mục Hệ thống ngành nghề Việt Nam (Quy định tại Quyết định 27/2018/QĐ-TTg)
Ví dụ:
STT | Tên ngành nghề | Mã ngành |
1 | Bán buôn đồ dùng khác cho gia đình | 4649 |
2 | …. | … |
Đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện, hộ kinh doanh cần phải đáp ứng các điều kiện đó trước khi tiến hành hoạt động kinh doanh.
Cuối cùng, người đứng đầu hộ kinh doanh ký, ghi rõ họ tên vào phần Đại diện hộ kinh doanh.
Có thể bạn quan tâm
- Đặc điểm của hộ kinh doanh
- Thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh như thế nào?
- Hiện nay hộ kinh doanh có phải là doanh nghiệp không?
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật Sư 247 về vấn đề “Mẫu giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh mới năm 2022“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến mua giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm; hợp thức hóa lãnh sự; giấy phép bay Flycam…. của Luật Sư 247, hãy liên hệ: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp không quy định Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) hoặc hợp đồng thuê địa điểm kinh doanh và bản sao chứng thực Sổ hộ khẩu của chủ hộ kinh doanh là một thành phần của hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh.
Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện là Phòng Tài chính – Kế hoạch thuộc UBND cấp huyện. Tuy nhiên, hiện nay với cơ chế “một cửa”, thủ tục đăng ký kinh doanh không phải nộp trực tiếp lên Phòng Tài – Kế hoạch mà nộp qua Bộ phận hành chính công (Bộ phận một cửa) của UBND cấp huyện.
Do HĐND cấp tỉnh quyết định (theo Thông tư 85/2019/TT-BTC). Thông thường, lệ phí giải quyết là 100.000 đồng/lần.