Mẫu giấy đăng ký kinh doanh mới năm 2022

23/07/2022
Mẫu giấy đăng ký kinh doanh mới năm 2022
704
Views

Giấy đăng ký kinh doanh được coi như giấy khai sinh của doanh nghiệp. Mỗi loại hình doanh nghiệp khác nhau thì mẫu giấy đăng ký kinh doanh có những thông tin khác nhau. Tại bài viết dưới đây, Luật sư 247 sẽ chia sẻ đến bạn mẫu giấy đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật, đang được sử dụng thông dụng hiện nay. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn.

Căn cứ pháp lý

Luật Doanh nghiệp năm 2020

Giấy đăng ký kinh doanh là gì?

Giấy phép kinh doanh (GPKD) là loại giấy được cấp cho các doanh nghiệp có kinh doanh ngành nghề có điều kiện, loại giấy này thông thường được cấp sau Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Theo khoản 1 điều 8 luật doanh nghiệp: Doanh nghiệp có nghĩa vụ đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh khi kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện theo quy định của Luật đầu tư và bảo đảm duy trì đủ điều kiện đầu tư kinh doanh đó trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh

Điều kiện kinh doanh là yêu cầu mà doanh nghiệp phải có hoặc phải thực hiện khi kinh doanh ngành, nghề cụ thể, được thể hiện bằng giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, chứng chỉ hành nghề, chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp, yêu cầu về vốn pháp định hoặc yêu cầu khác.). Trên thực tế chúng ta hay gọi tắt tất cả các loại giấy này gọi tắt là giấy phép kinh doanh.

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hay theo chúng ta vẫn hay gọi là giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh không hẳn là giấy phép kinh doanh. Vì giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là việc cá nhân, tổ chức đi đăng ký. Còn giấy phép kinh doanh là việc cá nhân, tổ chức đi xin phép.

Đối tượng cấp giấy đăng ký kinh doanh.

Đối tượng cấp giấy phép kinh doanh là doanh nghiệp, tổ chức kinh tế trong nước, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

Tổ chức doanh nghiệp trong nước kinh doanh có điều kiện. 

Tổ chức doanh nghiệp trong nước nếu đăng ký ngành nghề kinh doanh có điều kiện phải đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh của ngành nghề đó mới được phép kinh doanh.

Các ngành nghề kinh doanh có điều kiện như:

Bán lẻ rượu phải xin giấy phép bán lẻ rượu

Cơ sở kinh doanh thực phẩm, quán cà phê, nhà hàng phải xin giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 09/2018/NĐ-CP, GPKD được cấp cho tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện các hoạt động sau:

– Thực hiện quyền phân phối bán lẻ hàng hóa, trừ hàng hóa là gạo; đường; vật phẩm đã ghi hình; sách, báo và tạp chí;

– Thực hiện quyền nhập khẩu, quyền phân phối bán buôn hàng hóa là dầu, mỡ bôi trơn;

– Thực hiện quyền phân phối bán lẻ hàng hóa là gạo; đường; vật phẩm đã ghi hình; sách, báo và tạp chí;

– Cung cấp dịch vụ logistics; trừ các phân ngành dịch vụ logistics mà Việt Nam có cam kết mở cửa thị trường trong các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;

– Cho thuê hàng hóa, không bao gồm cho thuê tài chính; trừ cho thuê trang thiết bị xây dựng có người vận hành;

– Cung cấp dịch vụ xúc tiến thương mại, không bao gồm dịch vụ quảng cáo;

– Cung cấp dịch vụ trung gian thương mại;

– Cung cấp dịch vụ thương mại điện tử;

– Cung cấp dịch vụ tổ chức đấu thầu hàng hóa, dịch vụ.

Điều kiện cấp Giấy đăng ký kinh doanh.

Theo quy định tại Điều 27 Luật Doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp khi đáp ứng các điều kiện sau:

– Ngành, nghề đăng ký kinh doanh không bị cấm đầu tư kinh doanh;

– Tên của doanh nghiệp được đặt theo đúng quy định;

– Có hồ sơ đăng ký doanh nghiệp hợp lệ;

– Nộp đủ lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo quy định về phí và lệ phí.

Theo Điều 34 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, các thông tin trên Giấy chứng nhận có giá trị pháp lý kể từ ngày doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Doanh nghiệp đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới thì Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của các lần trước đó không còn hiệu lực.

Mẫu giấy đăng ký kinh doanh
Mẫu giấy đăng ký kinh doanh

Mẫu giấy đăng ký kinh doanh như sau

Hiện nay, Mẫu Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh được quy định tại Phụ lục IV Thông tư 01/2021/TT-BKHDT.

 Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp công ty tnhh 1 thành viên

Loader Loading…
EAD Logo Taking too long?

Reload Reload document
| Open Open in new tab

Download [162.00 B]

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp tư nhân

Loader Loading…
EAD Logo Taking too long?

Reload Reload document
| Open Open in new tab

Download [162.00 B]

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp công ty TNHH hai thành viên trở lên

Loader Loading…
EAD Logo Taking too long?

Reload Reload document
| Open Open in new tab

Download [162.00 B]

Nội dung giấy đăng ký kinh doanh gồm những gì?

– Tên Doanh nghiệp và mã số doanh nghiệp

Tên công ty sẽ gồm phần chung và phần riêng, phần chung là  loại hình doanh nghiệp “ Doanh nghiệp tư nhân”; “ Công ty Hợp danh”; “ Công ty trách nhiệm hữu hạn”; “ Công ty cổ phần” và cộng phần riêng. Phần riêng là phần để phân biệt giữa Doanh nghiệp này và Doanh nghiệp khác cho nên theo Luật quy định thì tên của doanh nghiệp không trùng nhau hoặc gây nhầm lẫn đối với loại hình doanh nghiệp.

Và trước khi đăng ký tên Doanh nghiệp thì Quí vị có thể kiểm tra trước tại Cổng thông tin Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp

Phần Mã số doanh nghiệp, Mã số doanh nghiệp sẽ tồn tại cùng với công ty. Và mã số này cùng là mã số thuế của Doanh nghiệp.

– Địa chỉ trụ sở chính của Doanh nghiệp

Trụ sở chính của Doanh nghiệp được đặt trên lãnh thổ Việt Nam là đại chỉ liên lạc  cụ thể của Doanh nghiệp. Ngoài ra còn có số điện thoại và số Fax nếu có.

– Thông tin về cá nhân, tổ chức được quy định trong Luật Doanh nghiệp 2020

– Vốn điều lệ.

Thẩm quyền cấp giấy đăng ký kinh doanh

Đối với các loại hình doanh nghiệp: Doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, công ty Hợp danh, công ty cổ phần sẽ đăng ký kinh doanh tại Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch và Đầu tư nơi công ty đặt trụ sở.

Đối với Hộ kinh doanh thì sẽ đăng ký kinh doanh tại Phòng Tài chính – Kế hoạch thuộc Uỷ ban nhân dân cấp huyện.

Ngoài ra Quí vị có thể đăng ký kinh doanh tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Trong Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp ngoài việc Quí vị đăng ký kinh doanh còn có thể xem hướng dẫn đăng kí kinh doanh với từng loại hình doanh nghiệp.

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung Luật sư 247 tư vấn về vấn đề “Mẫu giấy đăng ký kinh doanh mới năm 2022“. Mong rằng mang lại thông tin hữu ích cho bạn đọc. Nếu quý khách hàng có thắc mắc về các vấn đề pháp lý liên quan như: Hợp thức hóa lãnh sự, thủ tục tạm ngừng kinh doanh, Tra cứu thông tin quy hoạch, Xác nhận tình trạng hôn nhân, Xác nhận độc thân, Thành lập công ty… Mời các bạn tham khảo thêm bài viết tiếng anh của Luật sư 247 tại trang web: Lsxlawfirm. Xin vui lòng liên hệ qua hotline: 0833102102 để nhận được sự tư vấn nhanh chóng. Hoặc liên hệ qua:

Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Đặc điểm của giấy đăng ký kinh doanh?

Giấy phép kinh doanh là một trong những cơ sở pháp lý để cá nhân hay tổ chức được phép hoạt động kinh doanh một số ngành nghề nhất định.
Là văn bản do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp về việc doanh nghiệp đủ điều kiện kinh doanh ngành nghề nhất định, là cơ sở để cơ quan quản lý dễ dàng, kiểm soát được hoạt động kinh doanh của các ngành nghề có điều kiện kiểm soát nghĩa vụ thuế.

Thành lập doanh nghiệp trong thời gian bao lâu?

Thời gian cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: 3 – 5 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ hợp lệ;
Thời gian đăng bố cáo, khắc con dấu, thông báo mẫu con dấu: 3 – 5 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ hợp lệ;
Kê khai thuế ban đầu + đăng ký hóa đơn điện tử và thông báo phát hành hóa đơn: 15 – 20 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ hợp lệ.

Lệ phí đăng ký kinh doanh là bao nhiêu?

Điều 32 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp phải nộp phí, lệ phí đăng ký doanh nghiệp tại thời điểm nộp hồ sơ thành lập công ty.
Lệ phí đăng ký thành lập doanh nghiệp theo Thông tư 47/2019/TT-BTC là 200.000 đồng..
Tuy nhiên, theo Thông tư 47/2019/TT-BTC thay thế thông tư 215/2016/TT-BTC, lệ phí đăng ký thành lập doanh nghiệp được giảm còn 100.000 đồng/lần.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Biểu mẫu

Comments are closed.