Mẫu đơn xin vắng mặt tại phiên tòa ly hôn mới 2022

28/10/2022
Mẫu đơn xin vắng mặt tại phiên tòa ly hôn
434
Views

Ly hôn dựa trên sự tự nguyện của vợ chồng, nó là kết quả của hành vi có ý chí của vợ chồng khi thực hiện quyền ly hôn của mình. Pháp luật của Nhà nước ta công nhận quyền tự do ly hôn chính đáng của vợ chồng, không thể cấm hoặc đặt ra những điều kiện nhằm hạn chế quyền tự do ly hôn. Việc giải quyết ly hôn là tất yếu đối với quan hệ hôn nhân đã thực sự tan vỡ. Điều đó hoàn toàn có lợi cho vợ chồng, các con, các thành viên trong gia đình. Vì thế, khi vắng mặt cần viết đơn xin vắng mặt tại phiên tòa ly hôn. Vậy mẫu đơn xin vắng mặt tại phiên tòa ly hôn hiện nay ra sao? Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu nhé.

Căn cứ pháp lý

Luật hôn nhân và gia đình mới nhất áp dụng năm 2022

Ly hôn vắng mặt là gì?

Theo quy định tại khoản 14 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.

Quá trình giải quyết vụ việc ly hôn, cần phải có sự có mặt của hai bên. Vậy, có thể ly hôn không cần ra tòa hay không?

Trên thực tế, vẫn có những trường hợp giải quyết ly hôn vắng mặt một bên đương sự vì lý do khách quan hoặc chủ quan nào đó.

Như vậy, ly hôn vắng mặt được hiểu là việc một bên đương sự không có mặt tại phiên tòa.

Giải quyết ly hôn vắng mặt sẽ được thực hiện theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.

Ly hôn vắng mặt thường gặp hơn ở trường hợp ly hôn đơn phương, tức ly hôn theo yêu cầu của một bên.

Tuy nhiên, trong 1 vài ly hôn thuận tình, dù đã thỏa thuận cùng thực hiện thủ tục, đôi khi vẫn có một bên không đến Tòa án giải quyết.

Ly hôn, không được ủy quyền cho người khác. Bởi quyền ly hôn là quyền nhân thân của mỗi người nên không thể chuyển giao cho người khác được. Do đó, nếu muốn giải quyết ly hôn, vợ hoặc chồng hoặc cả vợ chồng đều phải trực tiếp tham gia mà không được ủy quyền cho người khác làm thay mình.

Đây cũng là quy định nêu tại khoàn 4 Điều 85 Bộ luật Tố tụng dân sự (TTDS) năm 2015:

Đối với việc ly hôn, đương sự không được ủy quyền cho người khác thay mặt mình tham gia tố tụng. Trường hợp cha, mẹ, người thân thích khác yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn thì họ là người đại diện

Căn cứ quy định trên, vợ, chồng không thể ủy quyền cho người khác tham gia tố tụng. Tuy nhiên, nếu nộp đơn ly hôn, nộp án phí … thì vẫn có thể ủy quyền được.

Vắng mặt khi xét xử ly hôn có sao không?

Nhiều người cho rằng, nếu không có mặt tại phiên tòa thì phiên xử sẽ không được thực hiện. Thế nhưng thực tế lại không phải vậy. Khi tòa triệu tập lần đầu tiên, vắng mặt thì phiên tòa sẽ hoãn lại chờ đến lần triệu tập tiếp theo.

Sau đó, toà án sẽ triệu tập hợp lệ lần thứ hai. Đương sự hoặc người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt tại phiên tòa. Nếu không đến, phải có đơn đề nghị xét xử vắng mặt; nếu vắng mặt vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan. Khi đó thì Tòa án có thể hoãn phiên tòa. Nếu đương sự không tưới mà không vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan nào thì sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Như vậy có thể thấy, nếu phía bị đơn được triệu tập lần thứ hai mà không có mặt, không có lý do chính đáng thì Tòa án vẫn tiến hành xét xử theo đúng quy định của pháp luật. Vì thế hãy hợp tác xử lý để được khoan hồng từ toà án.

Mẫu đơn xin vắng mặt tại phiên tòa ly hôn
Mẫu đơn xin vắng mặt tại phiên tòa ly hôn

Có thể ly hôn vắng mặt ở những giai đoạn nào?

Thuận tình ly hôn nhưng vắng mặt

Theo Điều 379 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, trong thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu ly hôn, Tòa án sẽ tiến hành hòa giải để vợ chồng đoàn tụ.

Nếu vợ, chồng hòa giải thành thì Tòa án sẽ đình chỉ giải quyết yêu cầu ly hôn. Nếu không hòa giải thành thì Tòa án sẽ công nhận ly hôn thuận tình khi có các điều kiện:

  • Hai bên thực sự tự nguyện ly hôn;
  • Hai bên đã thỏa thuận được với nhau về việc chia tài sản chung, chăm sóc, nuôi dưỡng con…
  • Sự thỏa thuận bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ, con.

Do đó, nếu muốn hòa giải thì phải có sự có mặt của hai bên.

Bởi vậy, nếu thuận tình ly hôn thì phải có mặt của cả hai người để đảm bảo yếu tố thuận tình.

Tuy nhiên, nếu cả hai bên đều mong muốn ly hôn nhưng điều kiện lại không cho phép thì hai bên có thể cùng làm đơn xin ly hôn vắng mặt yêu cầu Tòa án xử lý ly hôn vắng mặt.

Trên thực tế, khi thực hiện thủ tục ly hôn thuận tình, Tòa án sẽ không giải quyết nếu vợ, chồng vắng mặt.

Đối với đơn phương ly hôn vắng mặt

Theo Điều 228 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, nếu đương sự vắng mặt, Tòa vẫn tiến hành giải quyết ly hôn đơn phương khi:

  • Người yêu cầu ly hôn, vợ/chồng của người đó có đơn đề nghị Tòa án xét xử vắng mặt;
  • Vợ, chồng vắng mặt nhưng có người đại diện tham gia phiên tòa;
  • Nếu vợ, chồng vắng mặt vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan.

Đồng thời, nếu sau hai lần triệu tập mà nguyên đơn vẫn không có mặt tại Tòa thì sẽ bị coi là từ bỏ việc khởi kiện và Tòa sẽ ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án với yêu cầu xin ly hôn đơn phương.

Nếu bị đơn vắng mặt khi Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ 1 thì phiên tòa sẽ bị hoãn nhưng nếu đến lần thứ 2 mà vẫn không có mặt thì Tòa sẽ xét xử vắng mặt.

Các trường hợp xét xử vắng mặt và cần sử dụng mẫu đơn ly hôn vắng mặt

Việc ly hôn đôi lúc gặp khó khăn khi giải quyết nếu:

– Một trong các bên không tham gia phiên hòa giải, phiên tòa để giải quyết việc ly hôn;

– Việc rời khỏi nơi cư trú;

– Mất tích mất liên lạc;

– Bất khả kháng: bệnh tật, tai nạn.

Việc ly hôn không thể ủy quyền nhưng khi có mẫu đơn đề nghị xét xử vắng mặt thì Tòa vẫn giải quyết theo Điều 228 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015:

– Vợ hoặc chồng của bên gửi yêu cầu ly có đơn đề nghị xét xử ly hôn vắng mặt Tòa xét xử vắng mặt;

– Vợ, chồng vắng mặt nhưng có người đại diện tham gia phiên tòa;

– Nếu sự vắng mặt do sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan.

Tuy nhiên căn cứ Điều 227 Bộ luật này, nếu sau hai lần triệu tập mà nguyên đơn vẫn không có mặt tại Tòa án thì sẽ bị coi là từ bỏ việc khởi kiện. Đồng thời, Tòa sẽ ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án với yêu cầu xin ly hôn đơn phương.

Trường hợp, bị đơn vắng mặt khi Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất thì sẽ hoãn phiên tòa, đến lần thứ 2 mà vẫn không có mặt thì Tòa sẽ xét xử vắng mặt.

Mẫu đơn xin vắng mặt tại phiên tòa ly hôn

Loader Loading…
EAD Logo Taking too long?

Reload Reload document
| Open Open in new tab

Download [162.00 B]

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật Sư 247 về vấn đề “Mẫu đơn xin vắng mặt tại phiên tòa ly hôn”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Mọi câu hỏi về thủ tục pháp lý có liên quan hay các thắc mắc chưa có giải đáp như: ly hôn đơn phương nhanh mất bao nhiêu tiền hết bao nhiêu, xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm như nào, xin hợp pháp hóa lãnh sự ở Hà Nội, đăng ký lại khai sinh trực tuyến,… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư 247 để được hỗ trợ, giải đáp. 

Để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…

Hãy liên hệ: 0833.102.102.

Có thể bạn quan tâm

Câu hỏi thường gặp

Hồ sơ xin ly hôn bao gồm ?

– Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính);
– Chứng minh nhân dân của vợ và chồng (bản sao có chứng thực);
– Giấy khai sinh của các con (nếu có con chung, bản sao có chứng thực);
– Sổ hộ khẩu gia đình (bản sao có chứng thực);
– Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu đối với tài sản chung (nếu có tài sản chung, bản sao có chứng thực).

Thuận tình ly hôn, vắng mặt có bị đình chỉ giải quyết không?

Theo Điều 397 Bộ luật TTDS, trong thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu ly hôn, Tòa án sẽ tiến hành hòa giải để vợ chồng đoàn tụ. Nếu vợ, chồng hòa giải thành thì đình chỉ giải quyết yêu cầu ly hôn. Nếu không hòa giải thành thì Tòa án sẽ công nhận ly hôn thuận tình khi có các điều kiện:
– Hai bên thực sự tự nguyện ly hôn;
– Hai bên đã thỏa thuận được với nhau về việc chia tài sản chung, chăm sóc, nuôi dưỡng con…
– Sự thỏa thuận bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ, con.
Do đó, nếu muốn hòa giải thì phải có sự có mặt của hai bên. Bởi vậy, nếu thuận tình ly hôn thì bắt buộc phải có mặt của cả hai người.

Vắng mặt khi ly hôn đơn phương, Tòa án có xét xử không?

Theo Điều 228 Bộ luật TTDS, nếu đương sự vắng mặt, Tòa vẫn tiến hành giải quyết ly hôn đơn phương khi:
– Người yêu cầu ly hôn, vợ/chồng của người đó có đơn đề nghị Tòa án xét xử vắng mặt;
– Vợ, chồng vắng mặt nhưng có người đại diện tham gia phiên tòa;
– Nếu vợ, chồng vắng mặt vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan.
Đồng thời, nếu sau hai lần triệu tập mà nguyên đơn vẫn không có mặt tại Tòa thì sẽ bị coi là từ bỏ việc khởi kiện và Tòa sẽ ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án với yêu cầu xin ly hôn đơn phương.
Nếu bị đơn vắng mặt khi Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ 1 thì phiên tòa sẽ bị hoãn nhưng nếu đến lần thứ 2 mà vẫn không có mặt thì Tòa sẽ xét xử vắng mặt.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.