Quá trình tiến hành giải quyết vụ án hình sự trải qua nhiều giai đoạn khác nhau, trong đó việc xét xử vụ án hình sự đóng vai trò quan trọng. Tại phiên tòa, trên cơ sở những chứng cứ đã được kiểm tra công khai, tòa án sẽ ra bản án xác định bị cáo có tội hay không có tội. Vậy trong trường hợp vắng mặt tại phiên tòa thì những người tham gia phiên tòa phải làm như thế nào? Mẫu đơn xin vắng mặt tại phiên tòa hình sự đúng quy định như thế nào? Bài viết dưới đây của Luật sư X sẽ giúp các bạn giải đáp.
Căn cứ pháp lý
Người tham gia tố tụng hình sự
Khác với cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng là những chủ thể đại diện cho công quyền, người tham gia tố tụng hình sự là những người có quyền, lợi ích liên quan đến vụ án, hoặc có nghĩa vụ tham gia để làm sáng tỏ các tình tiết của vụ án thông qua việc cung cấp chứng cứ, đưa ra các yêu cầu, lập luận về tội phạm và người phạm tội. Trong vụ án hình sự có nhiều người tham gia tố tụng, mỗi loại người tham gia tố tụng có vị trí, quyền và nghĩa vụ khác nhau trong quá trình tố tụng hình sự.
Luật tố tụng hình sự quy định quyền và nghĩa vụ của từng loại người tham gia tố tụng tùy theo từng vị trí, vai trò khác nhau trong tố tụng hình sự. Những quyền và nghĩa vụ tố tụng phải được người tham gia tố tụng, Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng thực hiện nghiêm chỉnh, đồng thời nó cũng là cơ sở để người tham gia tố tụng bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình trogn quá trình giải quyết vụ án
=> Như vậy người tham gia tố tụng là những người có quyền, lợi ích liên quan hoặc người có nghĩa vụ pháp lý tham gia vụ án để bảo vệ quyền, lợi ích của mình hoặc góp phần làm sáng tỏ các tình tiết của vụ án.
Phân loại người tham gia tố tụng
Trong lĩnh vực khoa học pháp lý tố tụng hình sự có nhiều cách phân loại người tham gia tố tụng khác nhau tùy thuộc vào việc xác định mô hình tố tụng hình sự và xác định các loại chủ thể của Tố tụng hình sự được phân chia thành ba loại:
– Chủ thể buộc tội;
– Chủ thể gỡ tội;
– Chủ thể xét xử tương ứng với các chức năng buộc tội, gỡ tội và xét xử của tố tụng hình sự.
Điều 55 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định những người tham gia tố tụng bao gồm các đối tượng sau:
– Người tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố.
– Người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố.
– Người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp.
– Người bị bắt.
– Người bị tạm giữ.
– Bị can.
– Bị cáo.
– Bị hại.
– Nguyên đơn dân sự.
– Bị đơn dân sự.
– Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án.
– Người làm chứng.
– Người chứng kiến.
– Người giám định.
– Người định giá tài sản.
– Người phiên dịch, người dịch thuật.
– Người bào chữa.
– Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự.
– Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác, bị kiến nghị khởi tố.
– Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân phạm tội, người đại diện khác theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.
Căn cứ vào vị trí, vai trò, quyền và nghĩa vụ của những người tham gia tố tụng đối với việc giải quyết vụ án, khoa học pháp lý tố tụng hình sự phân chia thành hai loại đó là:
– Người tham gia tố tụng có quyền và lợi ích liên quan đến vụ án
– Người tham gia tố tụng theo nghĩa vụ.
Người tham gia tố tụng có được vắng mặt tại phiên tòa không?
Theo quy định tại Điều 26 về Tranh tụng trong xét xử được bảo đảm
Trong quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, Điều tra viên, Kiểm sát viên, người khác có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người bị buộc tội, người bào chữa và người tham gia tố tụng khác đều có quyền bình đẳng trong việc đưa ra chứng cứ, đánh giá chứng cứ, đưa ra yêu cầu để làm rõ sự thật khách quan của vụ án.
Tài liệu, chứng cứ trong hồ sơ vụ án do Viện kiểm sát chuyển đến Tòa án để xét xử phải đầy đủ và hợp pháp. Phiên tòa xét xử vụ án hình sự phải có mặt đầy đủ những người theo quy định của Bộ luật này, trường hợp vắng mặt phải vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan hoặc trường hợp khác do Bộ luật này quy định. Tòa án có trách nhiệm tạo điều kiện cho Kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa, những người tham gia tố tụng khác thực hiện đầy đủ quyền, nghĩa vụ của mình và tranh tụng dân chủ, bình đẳng trước Tòa án.
Mọi chứng cứ xác định có tội, chứng cứ xác định vô tội, tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, áp dụng điểm, khoản, điều của Bộ luật hình sự để xác định tội danh, quyết định hình phạt, mức bồi thường thiệt hại đối với bị cáo, xử lý vật chứng và những tình tiết khác có ý nghĩa giải quyết vụ án đều phải được trình bày, tranh luận, làm rõ tại phiên tòa.
Bản án, quyết định của Tòa án phải căn cứ vào kết quả kiểm tra, đánh giá chứng cứ và kết quả tranh tụng tại phiên tòa.
Theo quy định tại Điều 187 Bộ luật Tố tụng hình sự thì:
1. Bị cáo phải có mặt tại phiên tòa theo giấy triệu tập của tòa án; nếu vắng mặt không có lý do chính đáng thì bị áp giải theo thủ tục quy định tại điều 130 của Bộ luật này; nếu bị cáo vắng mặt có lý do chính đáng thì phải hoãn phiên tòa.
Nếu bị cáo bị bệnh tâm thần hoặc bị bệnh hiểm nghèo khác thì Hội đồng xét xử tạm đình chỉ vụ án cho đến khi bị cáo khỏi bệnh. Nếu bị cáo trốn tránh thì Hội đồng xét xử tạm đình chỉ vụ án và yêu cầu cơ quan điều tra truy nã bị cáo.
2. Tòa án chỉ có thể xử vắng mặt bị cáo trong những trường hợp sau đây:
a) Bị cáo trốn tránh và việc truy nã không có kết quả;
b) Bị cáo đang ở nước ngoài và không thể triệu tập đến phiên tòa;
c) Nếu sự vắng mặt của bị cáo không trở ngại cho việc xét xử và họ đã được giao giấy triệu tập hợp lệ.
Như vậy, nếu sự vắng mặt của bị cáo không trở ngại cho việc xét xử và họ đã được giao giấy triệu tập hợp lệ thì tòa án có thể xét xử vắng mặt bị cáo.
Toà án nhân dân tối cao đã hướng dẫn về vấn đề này như sau: “Trong trường hợp bị cáo đã được giao giấy triệu tập hợp lệ nhưng vắng mặt tại phiên toà với lý do “bị ốm”. Tùy từng trường hợp mà tòa án quyết định như sau:
1. Nếu đúng là bị cáo ốm (có bệnh án, có chứng nhận của cơ sở khám chữa bệnh,…) và sự vắng mặt của bị cáo không trở ngại cho việc xét xử (như phạm tội quả tang, chứng cứ đã đầy đủ rõ ràng…) Tòa án có thể tiến hành xét xử vắng mặt bị cáo.
Nếu sự vắng mặt của bị cáo có trở ngại cho việc xét xử (như: cần đối chất, cần kiểm tra một số tình tiết nào đó của vụ án, thì tòa án phải hoãn phiên tòa.
2. Nếu gia đình bị cáo thông báo cho tòa án về việc bị cáo bị ốm, nhưng không có căn cứ chứng minh là bị cáo bị ốm (như: không có bệnh án, không có chứng nhận của cơ sở khám chữa bệnh,…) thì sự vắng mặt của bị cáo là không có lý do chính đáng và bị cáo sẽ bị áp giải đến phiên tòa. Tuy nhiên, trong trường hợp vắng mặt bị cáo không trở ngại cho việc xét xử thì tòa án có thể tiến hành xét xử vắng mặt bị cáo.
=> Như vậy, người tham gia tố tụng phải chứng minh được lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan thì mới có thể được xét xử vắng mặt tại phiên tòa.
Mẫu đơn xin vắng mặt tại phiên tòa hình sự
Hướng dẫn cách viết đơn xin xét xử vắng mặt.
– Nơi gửi đơn: Tại Tòa án đang xem xét giải quyết vụ án của người làm đơn;
– Thông tin người làm đơn: Ghi đầy đủ thông tin gồm: Họ và tên; năm sinh; số Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân; địa chỉ liên hệ; số điện thoại…
– Lý do vắng mặt. Cần ghi rõ các lý do không thể tham dự phiên tòa, có thể là:
+ Do thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh, …;
+ Lý do sức khỏe;
+ Do thân nhân bị ốm trong trường hợp cấp cứu và có xác nhận của cơ sở y tế được thành lập hợp pháp tiếp nhận khám và điều trị.
Thân nhân bị ốm của đương sự bao gồm: Bố, mẹ đẻ; bố, mẹ vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con cái; …
Khi vắng mặt tại phiên tòa, đương sự cần nộp cho Tòa án các giấy tờ, tài liệu, văn bản chứng minh việc vắng mặt của mình là đúng đắn có lý do chính đáng và hợp pháp.
– Đưa ra yêu cầu của mình với phiên tòa: Tùy vào từng vụ việc cụ thể, người viết đơn đưa ra yêu cầu đối với phiên tòa xét xử.
– Cam kết và chữ ký của người làm đơn.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật Sư 247 về vấn đề “Mẫu đơn xin vắng mặt tại phiên tòa hình sự ”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Mọi câu hỏi về thủ tục pháp lý có liên quan hay các thắc mắc chưa có giải đáp như: giá dịch vụ thám tử hết bao nhiêu, xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm như nào, xin hợp pháp hóa lãnh sự ở Hà Nội, đăng ký lại khai sinh trực tuyến,… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư 247 để được hỗ trợ, giải đáp.
Để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…
Hãy liên hệ: 0833.102.102.
Có thể bạn quan tâm
- Giải quyết thế nào khi Tòa án triệu tập hợp lệ lần 2 mà bị đơn vắng mặt?
- Người bị kiện vắng mặt bao nhiêu lần thì không tiến hành đối thoại tại Tòa?
- Người nước ngoài có được mang vàng trang sức vào Việt Nam không?
Câu hỏi thường gặp
Người tham gia tố tụng theo nghĩa vụ (pháp lý) là người bắt buộc phải tham gia tố tụng theo yêu cầu của các cơ quan tiến hành tố tụng. Họ có trách nhiệm cung cấp cho các cơ quan tiến hành tố tụng các tài liệu, chứng cứ có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án. Nếu trong trường hợ họ không thực hiện quy định của pháp luật tố tụng hình sự đặt ra đối với họ thì họ có thể phải chịu các biện pháp cưỡng chế nhà nước hoặc phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Bị can là một loại người tham gia tố tụng, là cá nhân hoặc pháp nhân bị cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng quyết định khởi tố bị can do đã có dấu hiệu thực hiện hành vi phạm tội. Khi xác định hành vi của người, pháp nhân có dấu hiệu tội phạm, Cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền sẽ ra quyết định khởi tố bị can. Bị can có các quyền được quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự, cụ thể được quy định tại Khoản 2 và 3 Điều 60 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015
Khi khám xét chỗ ở thì phải có mặt người đó hoặc người từ đủ 18 tuổi trở lên cùng chỗ ở, có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn và người chứng kiến; trường hợp người đó, người từ đủ 18 tuổi trở lên cùng chỗ ở cố tình vắng mặt, bỏ trốn hoặc vì lý do khác họ không có mặt mà việc khám xét không thể trì hoãn thì việc khám xét vẫn được tiến hành nhưng phải có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi khám xét và hai người chứng kiến.
Không được bắt đầu việc khám xét chỗ ở vào ban đêm, trừ trường hợp khẩn cấp nhưng phải ghi rõ lý do vào biên bản.