Xã hội càng hiện đại phát triển, người dân càng am hiểu hơn về pháp luật và muốn nắm rõ về những quyền lợi chính đáng của bản thân mình. Trong đó, thuế thu nhập cá nhân hay khoản giảm trừ gia cảnh thuế thu nhập cá nhân đều là những lĩnh vực người dân hết sức quan tâm bởi lẽ những vấn đề này ảnh hưởng trực tiếp đến kinh tế của họ. Vậy, hãy cũng Luật sư 247 tìm hiểu chi tiết về vấn đề này thông qua bài viết dưới đây!
Căn cứ pháp lý:
Thuế thu nhập cá nhân là gì?
Hiện, pháp luật không có một định nghĩa cụ thể về thuế thu nhập cá nhân. Tuy nhiên, dựa trên các quy định pháp luật, Nghị định, Thông tư liên quan, có thể hiểu Thuế TNCN là thuế trực thu, tính trên thu nhập của người nộp thuế sau khi đã trừ các thu nhập miễn thuế và các khoản được giảm trừ gia cảnh.
Giảm trừ gia cảnh là gì?
Giảm trừ gia cảnh đã được quy định rõ trong khoản 1 Điều 19 Luật Thuế thu nhập cá nhân sửa đổi bổ sung 2012. Theo đó, Giảm trừ gia cảnh là số tiền được trừ vào thu nhập chịu thuế trước khi tính thuế đối với thu nhập từ kinh doanh, tiền lương, tiền công của đối tượng nộp thuế là cá nhân cư trú
Quy định pháp luật về mức giảm trừ gia cảnh
Luật Thuế thu nhập cá nhân sửa đổi bổ sung 2012đã quy định mức giảm trừ gia cảnh cho người nộp thuế và người phụ thuộc. Tuy nhiên, quy định này đã được sửa đổi theo Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14. Theo đó, từ ngày 01/07/2020 mức giảm trừ gia cảnh được quy định như sau:
- Mức giảm trừ đối với người nộp thuế là 11 triệu đồng/tháng hoặc 132 triệu đồng/năm.
- Mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng/tháng.
Quy định pháp luật về người phụ thuộc trong quy định về giảm trừ gia cảnh
Đối tượng là người phụ thuộc theo quy định của pháp luật
Người phụ thuộc được quy định tại khoản 3 Điều 19 Luật Thuế thu nhập cá nhân sửa đổi bổ sung 2012. Theo đó, người phụ thuộc là người mà đối tượng nộp thuế có trách nhiệm nuôi dưỡng, bao gồm:
- Con chưa thành niên; con bị tàn tật, không có khả năng lao động;
- Các cá nhân không có thu nhập hoặc có thu nhập không vượt quá mức quy định, bao gồm con thành niên đang học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp hoặc học nghề; vợ hoặc chồng không có khả năng lao động; bố, mẹ đã hết tuổi lao động hoặc không có khả năng lao động; những người khác không nơi nương tựa mà người nộp thuế phải trực tiếp nuôi dưỡng.
Nguyên tắc giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc:
Nguyên tắc giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc được pháp luật quy định như sau:
- Trường hợp người nộp thuế chưa tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc trong năm tính thuế thì được tính giảm trừ cho người phụ thuộc kể từ tháng phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng khi người nộp thuế thực hiện quyết toán thuế và có đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc.
- Trường hợp người nộp thuế thuộc diện ủy quyền quyết toán chưa tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc trong năm tính thuế thì cũng được tính giảm trừ cho người phụ thuộc kể từ tháng phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng khi người nộp thuế thực hiện quyết toán ủy quyền và có đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc thông qua tổ chức trả thu nhập.
- Người lao động làm việc tại đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh, được trả thu nhập từ tiền lương, tiền công từ trụ sở chính khác tỉnh thì có thể đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc tại cơ quan thuế quản lý trụ sở chính hoặc đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh. Trường hợp người lao động đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc tại đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh thì đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh có trách nhiệm chuyển hồ sơ chứng minh người phụ thuộc của người lao động về trụ sở chính. Trụ sở chính có trách nhiệm rà soát, lưu giữ hồ sơ chứng minh người phụ thuộc theo quy định và xuất trình khi cơ quan thuế thanh tra, kiểm tra thuế.
- Trường hợp cá nhân thay đổi nơi làm việc thì vẫn phải thực hiện việc đăng ký và nộp hồ sơ chứng minh người phụ thuộc theo quy định của pháp luật
Mẫu đơn xin giảm trừ gia cảnh Thuế TNCN
Mẫu đơn xin giảm trừ gia cảnh Thuế thu nhập cá nhân bản chất là tờ khai đăng ký thuế với đầy đủ thông tin để chứng minh người đề nghị đủ điều kiện áp dụng giảm trừ gia cảnh. Mẫu đơn này được pháp luật là quy định là mẫu 20-ĐK-TCT được ban hành kèm theo Thông tư 105/2020/TT-BTC. Bạn đọc có thể tải về theo mẫu dưới đây:
Có thể bạn quan tâm:
- Ai không phải đóng thuế thu nhập cá nhân?
- Tại sao phải đóng thuế thu nhập cá nhân?
- Có được giảm trừ gia cảnh cho chị em ruột bị khuyết tật?
Thông tin liên hệ:
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Mẫu đơn xin giảm trừ gia cảnh Thuế TNCN”. Nếu quý khách có nhu cầu tư vấn về lĩnh vực hình sự, kinh doanh thương mại, thành lập công ty, xác nhận tình trạng độc thân, trích lục hồ sơ đất; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Mức giảm trừ: Theo tiết b.1 điểm b khoản 1 Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC; mức giảm trừ gia cảnh đối với người nộp thuế là 09 triệu đồng/tháng, 108 triệu đồng/năm.
– Các khoản đóng bảo hiểm bao gồm: Bảo hiểm xã hội; bảo hiểm y tế; bảo hiểm thất nghiệp; bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với một số ngành nghề phải tham gia bảo hiểm bắt buộc.
– Mức giảm trừ bảo hiểm bắt buộc: Bảo hiểm xã hội 8%; bảo hiểm y tế 1,5%; bảo hiểm thất nghiệp 1%.
– Mức đóng vào quỹ hưu trí tự nguyện, mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện được trừ ra khỏi thu nhập chịu thuế theo thực tế phát sinh nhưng tối đa không quá 01 triệu đồng/tháng đối với người lao động tham gia các sản phẩm hưu trí tự nguyện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính bao gồm cả số tiền do người sử dụng lao động đóng cho người lao động và cả số tiền do người lao động tự đóng (nếu có), kể cả trường hợp tham gia nhiều quỹ.
Hiện nay, pháp luật không giới hạn về độ tuổi của người nộp thuế TNCN. Do vậy người dưới 18 tuổi vẫn phải nộp thuế bình thường nếu đáp ứng đủ các điều kiện do pháp luật quy định.